Việt Nam - nền kinh tế duy nhất trong ASEAN chiến thắng đại dịch Covid-19

Thành Đinh
TGVN. Theo tờ Nikkei Asian Review, Việt Nam đang trở thành câu chuyện thành công về kinh tế duy nhất tại khu vực Đông Nam Á trong kỷ nguyên của đại dịch Covid-19. Trong khi nhiều nền kinh tế khác phải chật vật để phục hồi thì Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng dương ổn định.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Tờ Nikkei Asian Review dẫn chứng, GDP quý III/2020 của Việt Nam đã tăng 2,6% so với cùng kỳ năm ngoái, đánh dấu quý thứ 2 liên tiếp trong năm tăng trưởng giữa bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng dự báo, năm 2020, GDP danh nghĩa của Việt Nam sẽ vươn lên đứng thứ 4 trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), vượt qua Singapore, Malaysia và gần bằng Philippines.

Việt Nam - nền kinh tế duy nhất trong ASEAN chiến thắng đại dịch Covid-19
Xuất khẩu tăng trưởng là một trong những động lực góp phần vào tăng trưởng dương của Việt Nam. (Nguồn: Reuters)

Các động lực tăng trưởng

Theo tờ báo, trái ngược với các nền kinh tế ASEAN khác, mức tăng trưởng dương của Việt Nam đến từ thành công trong việc kiểm soát virus SARS-CoV-2 gây đại dịch Covid-19. Xuất khẩu tăng giúp thúc đẩy tăng trưởng, trong bối cảnh nhiều công ty lớn bắt đầu chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc.

Bộ Công Thương cho biết, tháng 10, xuất khẩu của Việt Nam đã tăng 9,9% so với cùng kỳ năm ngoái lên 26.7 tỷ USD, dự kiến mức tăng cả năm là 3-4%.

Tin liên quan
'Giương cao lá cờ ASEAN trong năm đại dịch: Vai trò Chủ tịch của Việt Nam năm 2020'

Cuối tháng 10 vừa qua, một tàu container cỡ lớn do Hãng Maersk vận hành đã cập cảng Cái Mép – chuyến tàu đầu tiên cập cảng lớn nhất khu vực phía Nam. Nếu như trước đây, các tàu này thường chọn các cảng lớn trong khu vực, đơn cử như Singpaore, thì giờ đây xuất khẩu gia tăng đã thúc đẩy nhu cầu vận tải biển của Việt Nam, thu hút thêm nhiều tàu lớn từ nước ngoài.

Điều này cho phép hàng hóa Việt Nam được vận chuyển trực tiếp đến người mua, giúp giảm chi phí vận chuyển, rút ngắn thời gian và đưa Việt Nam trở thành một nhà xuất khẩu cạnh tranh hơn trên thị trường quốc tế.

Tờ Nikkei Asian Review nhận định, xung đột thương mại Mỹ-Trung Quốc cũng mang lại những lợi ích đáng kể cho thương mại Việt Nam khi các nhà sản xuất chuyển nhà máy ra khỏi Trung Quốc để tránh đòn thuế từ Mỹ.

Đến cả các tập đoàn đa quốc gia và các doanh nghiệp Trung Quốc cũng chuyển hoạt động sản xuất sang Việt Nam nhằm tận dụng nguồn lao động tay nghề cao, chi phí thấp.

Tập đoàn Samsung Electronics từng chọn Việt Nam là “cứ điểm” sản xuất điện thoại thông minh trong hơn 10 năm qua cũng đang có ý định chuyển tiếp hoạt động sản xuất máy tính cá nhân sang đây sau khi đóng cửa 1 nhà máy tại Trung Quốc.

Cho đến nay, Việt Nam mới báo cáo khoảng 1.300 trường hợp nhiễm Covid-19, giúp giảm thiểu những tác động lên nền kinh tế ở mức tối thiểu. Sau 3 tuần giãn cách xã hội vào tháng 4, hoạt động sản xuất kinh doanh đã trở lại bình thường, nhanh hơn nhiều quốc gia khác trong khu vực. Tỷ lệ thất nghiệp hạn chế trong khi chi tiêu tiêu dùng, vốn chiếm 70% GDP, vẫn duy trì mức ổn định.

Đại dịch thúc đẩy thay đổi trật tự kinh tế khu vực

Trong bối cảnh đó, các quốc gia ASEAN còn lại vẫn chưa thoát khỏi khủng hoảng do những tác động mạnh mẽ từ đại dịch. IMF dự báo tăng trưởng GDP trong năm 2020 của Việt Nam là 1,6%, trong khi đó Singapore và Malaysia giảm 6%, Thái Lan giảm 7,1%. Riêng trong quý III/2020, nền kinh tế Malaysia ghi nhận mức sụt giảm 2,7%, kéo lĩnh vực dịch vụ - vốn chiếm 60% GDP - lao dốc 4%.

Những ngành liên quan đến du lịch đều bị ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng. Theo báo cáo của Hiệp hội Khách sạn Malaysia, tỷ lệ lấp đầy của các khách sạn tại quốc gia này đã giảm xuống còn 20% trong tuần cuối cùng của tháng 10 khi nhà chức trách công bố số trường hợp nhiễm Covid-19 tăng đột biến.

Tin liên quan
Chuyên gia Australia: Đức tính kiên cường của nền kinh tế và con người Việt Nam trong đại dịch Covid-19 Chuyên gia Australia: Đức tính kiên cường của nền kinh tế và con người Việt Nam trong đại dịch Covid-19

Hiệp hội này cảnh báo, nếu không có thêm sự hỗ trợ của Chính phủ, các doanh nghiệp du lịch “sẽ buộc phải đưa ra các quyết định khó khăn cũng như thực hiện các hành động quyết liệt để tồn tại”, trong đó có việc phải cắt giảm việc làm.

Dữ liệu được Chính phủ Thái Lan công bố hôm 16/11cũng cho thấy GDP nước này sụt giảm 6,4%, đánh dấu quý thứ 3 giảm liên tiếp.

Hiện GDP bình quân đầu người của Việt Nam khoảng 3.500 USD, vẫn thấp hơn rất nhiều so với với 58.500 USD của Singapore và 10.200 USD của Malaysia. “Tuy nhiên, đại dịch đang thúc đẩy sự thay đổi trật tự kinh tế trong khu vực”, tờ báo bình luận.

Số ca nhiễm Covid-19 mới đang đạt mức cao tại Indonesia, nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á. Trong khi đó, Malaysia cũng đang phải chật vật với làn sóng thứ hai kể từ tháng trước. Khi dịch còn diễn biến phức tạp, nền kinh tế sẽ bị đình trệ do người tiêu dùng tránh ra ngoài, khiến khả năng phục hồi kinh tế ngày càng xa vời.

Tờ Nikkei Asian Review cho hay, mặc dù một số quốc gia ASEAN được dự đoán sẽ phục hồi mạnh mẽ trong những năm tới nhưng Việt Nam vẫn có thể là nền kinh tế duy nhất có mức tăng trưởng thực vào nửa đầu năm 2021, tùy thuộc vào diễn biến của dịch bệnh.

Dù vậy, theo tờ này, Việt Nam vẫn sẽ gặp một số yếu tố bất lợi. Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden nhiều khả năng sẽ tiếp tục duy trì quan điểm cứng rắn với Trung Quốc nhưng có thể loại bỏ các mức trừng phạt về thuế đối với nền kinh tế thứ 2 thế giới. Điều này sẽ làm chậm lại tiến trình di chuyển dây chuyền sản xuất sang Việt Nam.

Bloomberg: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng vượt dự báo bất chấp dịch Covid-19

Bloomberg: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng vượt dự báo bất chấp dịch Covid-19

TGVN. Báo Bloomberg của Mỹ ngày 29/6 có bài viết nhận định nền kinh tế Việt Nam đạt tăng trưởng ngoài dự báo, bất chấp ...

Chống dịch Covid-19: Việt Nam tiếp tục nhận ‘cơn mưa’ lời khen từ báo chí quốc tế

Chống dịch Covid-19: Việt Nam tiếp tục nhận ‘cơn mưa’ lời khen từ báo chí quốc tế

TGVN. Với việc không ghi nhận thêm ca nhiễm mới trong nhiều ngày, tuần qua, công tác phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp ...

Năm 2019, kinh tế Việt Nam tăng trưởng trên 7%, lạm phát dưới mức dự báo

Năm 2019, kinh tế Việt Nam tăng trưởng trên 7%, lạm phát dưới mức dự báo

TGVN. Sáng 25/12, tại cuộc họp của Ban chỉ đạo điều hành giá, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ thông tin, tăng trưởng kinh tế ...

(theo Nikkei Asian Review)

Bài viết cùng chủ đề

Dịch virus corona

Đọc thêm

XSHCM 27/4, trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 27/4/2024. XSHCM thứ 7

XSHCM 27/4, trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 27/4/2024. XSHCM thứ 7

XSHCM 27/4 - Trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay - XSHCM 27/4/2024. xổ số thành phố. kết quả xổ số Hồ Chí Minh ngày ...
Vietlott 27/4, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 7 ngày 27/4/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 27/4, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 7 ngày 27/4/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 27/4 - Vietlott Power 27/4. Trực tiếp kết quả xổ số Vietlott hôm nay thứ 7 ngày 27/4/2024. xo so Vietlott 655 hôm nay. xs Power hom nay.
XSHG 27/4, trực tiếp kết quả xổ số Hậu Giang hôm nay 27/4/2024. KQXSHG thứ 7

XSHG 27/4, trực tiếp kết quả xổ số Hậu Giang hôm nay 27/4/2024. KQXSHG thứ 7

XSHG 27/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Hậu Giang hôm nay - XSHG 27/4/2024. Ket qua xo so Hau Giang. kết quả xổ số Hậu Giang ngày 27 ...
XSLA 27/4, trực tiếp kết quả xổ số Long An hôm nay 27/4/2024 - KQXSLA thứ 7

XSLA 27/4, trực tiếp kết quả xổ số Long An hôm nay 27/4/2024 - KQXSLA thứ 7

XSLA 27/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Long An hôm nay - XSLA 27/4/2024. ket qua xo so Long An. KQXSLA thứ 7. kết quả xổ số Long ...
XSBP 27/4, Trực tiếp kết quả xổ số Bình Phước hôm nay 27/4/2024 - KQXSBP thứ 7

XSBP 27/4, Trực tiếp kết quả xổ số Bình Phước hôm nay 27/4/2024 - KQXSBP thứ 7

XSBP 27/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Bình Phước hôm nay - XSBP 27/4/2024. Ket qua xo so Binh Phuoc. KQXSBP thứ 7. xổ số Bình Phước ngày ...
Giá tiêu hôm nay 27/4/2024, tiếp tục giảm, doanh nghiệp xuất khẩu không mấy mặn mà bán khống, thị trường đã chịu nghe nhà vườn

Giá tiêu hôm nay 27/4/2024, tiếp tục giảm, doanh nghiệp xuất khẩu không mấy mặn mà bán khống, thị trường đã chịu nghe nhà vườn

Giá tiêu hôm nay 27/4/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 96.00 – 97.000 đồng/kg.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động