Nhỏ Bình thường Lớn

Việt Nam nêu đề xuất quan trọng tại phiên họp thứ hai Ủy ban trù bị Hội nghị kiểm điểm Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân

Việt Nam đề cao vai trò then chốt của Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân trong nỗ lực giải trừ và chống phổ biến vũ khí hạt nhân.
Việt Nam nêu đề xuất quan trọng tại phiên họp thứ hai Ủy ban trù bị Hội nghị kiểm điểm Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân 2026
Tham tán Công sứ, Phó Trưởng Phái đoàn Cung Đức Hân phát biểu tại cuộc họp.

Từ ngày 22/7-2/8 tại Geneva, Thụy Sỹ diễn ra phiên họp lần thứ thứ 2 của Ủy ban trù bị Hội nghị kiểm điểm Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) năm 2026.

Phiên họp được tổ chức nhằm xem xét các nguyên tắc và cách thức nhằm thúc đẩy việc thực thi đầy đủ cũng như tính phổ quát của NPT và đưa ra các khuyến nghị cho Hội nghị kiểm điểm NPT dự kiến được tổ chức vào năm 2026 tại New York, Hoa Kỳ. Tham dự cuộc họp có các đoàn là đại diện các nước thành viên của NPT và các tổ chức quốc tế.

Đại diện Đoàn Việt Nam tham dự và phát biểu tại cuộc họp, Phó Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Geneva Cung Đức Hân khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam là ủng hộ chống phổ biến tiến tới giải trừ toàn diện và triệt để vũ khí hạt nhân (VKHN).

Việt Nam đề cao vai trò then chốt của NPT trong nỗ lực giải trừ và chống phổ biến VKHN, bảo đảm quyền sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình.

Nêu một số đề xuất đóng góp tại cuộc họp, Việt Nam kêu gọi các nước thành viên cần tiếp tục nỗ lực tăng cường việc thực thi và tính phổ quát của NPT; thực hiện một cách cân bằng, toàn diện cả ba trụ cột của NPT và cần có tiến triển thực chất trong trụ cột giải trừ.

Việt Nam nhấn mạnh các nỗ lực nhằm bảo đảm an ninh cho các nước không có VKHN, trong đó có việc thành lập các khu vực phi VKHN; kêu gọi các cường quốc hạt nhân gia nhập Nghị định thư Hiệp ước khu vực Đông Nam Á không có VKHN (SEANWFZ).

Bên cạnh đề xuất các biện pháp thúc đẩy thực thi hiệu quả NPT, Việt Nam khẳng định tầm quan trọng của điều ước quốc tế có liên quan về không phổ biến, giải trừ VKHN; kêu gọi các nước tham gia và phê chuẩn Hiệp ước Cấm vũ khí hạt nhân (TPNW) và cùng thúc đẩy Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBT) sớm có hiệu lực.

Phó Trưởng Phái đoàn Cung Đức Hân cũng thông tin về những đóng góp tích cực, có trách nhiệm của Việt Nam về chống phổ biến, giải trừ VKHN, bảo đảm an ninh và an toàn hạt nhân thời gian qua; khẳng định Việt Nam sẵn sàng phối hợp cùng các nước thành viên tiếp tục có đóng góp tích cực tại cuộc họp để chuẩn bị hướng tới Hội nghị Kiểm điểm NPT vào năm 2026.

NPT là Hiệp ước quốc tế về không phổ biến, giải trừ vũ khí hạt nhân, có hiệu lực vào năm 1970 và hiện có 191 nước thành viên. NPT tập trung vào 3 trụ cột chính gồm: (i) Giải trừ vũ khí hạt nhân; (ii) Chống phổ biến vũ khí hạt nhân; (iii) Quyền sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình. Việc thực hiện NPT được kiểm điểm 5 năm một lần; xen giữa là các phiên họp của Ủy ban trù bị.

Việt Nam tham gia NPT từ năm 1982, luôn thực hiện nghiêm túc các nghĩa vụ của mình và được các nước đánh giá cao.

Cựu quan chức Australia: Hành động giảm thiểu nguy cơ chiến tranh hạt nhân

Cựu quan chức Australia: Hành động giảm thiểu nguy cơ chiến tranh hạt nhân

“Chúng ta phải hành động để giảm nguy cơ xảy ra chiến tranh hạt nhân” là tiêu đề bài viết của cựu quan chức cấp ...

Nga cảnh báo điều chỉnh học thuyết hạt nhân, bán lượng urani cao kỷ lục đến Mỹ

Nga cảnh báo điều chỉnh học thuyết hạt nhân, bán lượng urani cao kỷ lục đến Mỹ

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov tuyên bố những thay đổi nhất định có thể xuất hiện trong học thuyết hạt nhân của nước ...

Tên lửa tầm trung quay trở lại?

Tên lửa tầm trung quay trở lại?

Bi kịch tên lửa tầm ngắn và tầm trung của Liên Xô đã trở thành một phần của thảm họa địa chính trị chính của ...

Muốn dựa vào sức mạnh răn đe của Mỹ, Hàn Quốc khẳng định không chọn sở hữu vũ khí hạt nhân

Muốn dựa vào sức mạnh răn đe của Mỹ, Hàn Quốc khẳng định không chọn sở hữu vũ khí hạt nhân

Hàn Quốc đang thận trọng trước những lời kêu gọi ngày càng tăng rằng, nước này nên lựa chọn sở hữu vũ khí hạt nhân ...

Mỹ sẽ bảo vệ Nhật Bản bằng nhiều biện pháp, không loại trừ khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân

Mỹ sẽ bảo vệ Nhật Bản bằng nhiều biện pháp, không loại trừ khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân

Tờ Yomiuri Shimbun số ra ngày 21/7 dẫn các nguồn tin thạo tin cho biết, Nhật Bản và Mỹ sẽ soạn thảo tài liệu chung ...

(theo Phái đoàn Việt Nam tại Geneva)