Việt Nam nỗ lực thực hiện quyền con người

Hải Bình
Việt Nam luôn nỗ lực thực hiện quyền con người, vì mục tiêu nâng cao đời sống, quyền thụ hưởng của người dân, không ai bị bỏ lại phía sau.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Nỗ lực thực hiện quyền con người ở Việt Nam
Việt Nam đã có những nỗ lực không ngừng nghỉ cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người. (Ảnh minh họa)

Con người - trung tâm trong mọi quyết sách

Tại Việt Nam, quyền con người đã được khẳng định không thể tách rời quyền của dân tộc. Quan điểm con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp phát triển, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã được thể hiện xuyên suốt trong các cương lĩnh, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Văn kiện Đại hội XIII của Đảng tiếp tục khẳng định: “Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ cuộc sống, nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu”.

Các thành tựu về đảm bảo quyền con người của Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Một trong những sự ghi nhận đó là việc Việt Nam được bầu chọn làm thành viên Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025. Đây là sự công nhận vị thế của Việt Nam, đồng thời thể hiện sự tín nhiệm quốc tế trước các đóng góp có trách nhiệm của nước ta.

Trong đó, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người là chính sách nhất quán của Việt Nam với mục tiêu nâng cao đời sống, quyền thụ hưởng của người dân, không để ai bị bỏ lại phía sau. Trong một thập kỷ qua, thành tựu giảm nghèo ở Việt Nam đã rất ấn tượng. Thể hiện rõ nét vấn đề này là chỉ số phát triển con người của Việt Nam liên tục tăng của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc.

30 năm qua, chỉ số phát triển con người liên tục được cải thiện, tăng 40% so với năm đầu tiên tham gia khảo sát. Chỉ số phát triển con người năm 2021 của Việt Nam đạt 0,7, đưa nước ta vào nhóm phát triển con người ở mức cao và xếp thứ 115/191 quốc gia. Đồng thời, tỷ lệ nghèo giảm liên lục và đáng kể nhờ vào việc tăng việc làm năng suất cao, cải thiện các dịch vụ xã hội, bảo trợ xã hội.

Nhiều thành quả đáng tự hào

Sau hơn 30 năm tham gia công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em, Việt Nam đẩy mạnh đầu tư nguồn lực, sự quan tâm và tham gia của toàn xã hội để bảo đảm trẻ em có cuộc sống an toàn, hạnh phúc và phát triển. Tại phiên họp thứ 91, Ủy ban Quyền trẻ em của Liên hợp quốc CRC đã hoan nghênh thành tựu của Việt Nam trong quá trình xây dựng luật pháp, chính sách bảo vệ quyền trẻ em.

Bên cạnh đó, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đang ngày càng được bảo đảm tốt hơn, đặc biệt từ sau khi Luật tín ngưỡng tôn giáo có hiệu lực từ 1/1/2018. Chỉ tính trong gần 20 năm qua (2003-2022), số lượng chức sắc, chức việc, cơ sở thờ tự của các tôn giáo gia tăng.

Việt Nam đã và đang tiếp tục xây dựng một nhà nước của dân, do dân và vì dân, với những chính sách nhất quán, bảo đảm các quyền con người được lồng ghép vào mọi chiến lược và chương trình phát triển của đất nước. Những thành tựu này đã được cộng đồng quốc tế công nhận và đánh giá cao.

Nỗ lực thực hiện quyền con người ở Việt Nam
Việt Nam nỗ lực thực hiện quyền con người, để không ai bị bỏ lại phía sau. (Nguồn: Công an nhân dân)

Đặc biệt, Việt Nam là một trong số ít các nước hoàn thành sớm các mục tiêu thiên niên kỷ; tích cực, chủ động đưa ra những cam kết mạnh mẽ trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc.

Nhìn lại, trong đại dịch Covid-19 vừa qua, tại Việt Nam, mọi người dân đều được tiếp cận với dịch vụ y tế, được tiêm vaccine Covid-19 miễn phí và được điều trị miễn phí. Đây là một nỗ lực rất đáng ghi nhận của Việt Nam. Theo đánh giá của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) về Phát triển con người toàn cầu, Việt Nam đã tăng hai bậc trong bảng xếp hạng toàn cầu, từ 117/189 quốc gia (năm 2019) lên 115/191 quốc gia năm 2021.

Theo bà Caitlin Wiesen, nguyên Đại diện thường trú Chương trình phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam: ''Việt Nam xứng đáng được biểu dương. Tôi muốn nhấn mạnh vai trò của Việt Nam trong Hội đồng Nhân quyền của Liên hợp quốc. Chúng tôi thực sự cảm nhận được cam kết của Chính phủ Việt Nam đặt con người vào trung tâm của sự phát triển. Điều quan trọng mà Chính phủ Việt Nam đã thực hiện đối với sự phát triển kinh tế - xã hội là để không ai bị bỏ lại phía sau''.

Sự chủ động, tích cực của Việt Nam trong những cam kết nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc đã giúp chỉ số phát triển con người (HDI) ở Việt Nam tăng 45,8% vào năm 2020, đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia có tốc độ tăng trưởng HDI cao nhất thế giới. Trong Báo cáo đánh dấu tròn một thập kỷ Liên hợp quốc thực hiện sáng kiến thúc đẩy hạnh phúc quốc gia, chỉ số hạnh phúc của Việt Nam đã tăng từ 12 bậc, từ vị trí 77 vào năm 2022 lên vị trí 65 năm 2023 trên thế giới.

Bên cạnh đó, Việt Nam tích cực thúc đẩy các sáng kiến, giải pháp trong các lĩnh vực như quyền được sống trong hòa bình, quyền được phát triển, quyền của các nhóm dễ bị tổn thương, bình đẳng giới, quyền tiếp cận y tế, giáo dục, việc làm, ứng phó với biến đổi khí hậu, dịch bệnh… Hiện nay, Việt Nam đã tham gia hầu hết các Công ước quốc tế cơ bản về quyền con người, trong đó có Công ước về Xoá bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc.

Thế giới đang thay đổi nhanh chóng với những thách thức, rào cản ngày càng lớn. Vì thế, cũng đặt gánh nặng lên từng thành viên Hội đồng Nhân quyền ở nhiệm kỳ tới trong hài hòa lợi ích giữa các quốc gia, trên hết là đảm bảo được quyền và lợi ích của mọi người dân. Những thành tựu về bảo đảm, bảo vệ quyền con người của Việt Nam là những giá trị không thể phủ nhận; tiếp tục là động lực, cùng nhân loại chung tay bảo vệ, bảo đảm và thúc đẩy quyền con người một cách bền vững.

Để người dân được thụ hưởng ngày càng nhiều từ chính sách an sinh xã hội

Để người dân được thụ hưởng ngày càng nhiều từ chính sách an sinh xã hội

Chính sách an sinh xã hội phải ngày càng phát triển, mở rộng để người dân được thụ hưởng ngày càng nhiều hơn từ sự ...

Trí tuệ nhân tạo và thách thức đối với bảo đảm quyền con người ở Đông Nam Á

Trí tuệ nhân tạo và thách thức đối với bảo đảm quyền con người ở Đông Nam Á

Trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang thay đổi thế giới của chúng ta, từ cách làm việc đến tận hưởng cuộc sống, từ ...

Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người

Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người

Tôn trọng, bảo vệ quyền con người là một nội dung xuyên suốt trong tư tưởng Hồ Chí Minh.

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Xem nhiều

Đọc thêm

Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm, hai bên đã nâng cấp quan hệ Việt Nam-Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Hai Chủ tịch Quốc hội đã trao đổi thực chất, hiệu quả về các biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước, hai Quốc hội trong thời ...
Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn nhân dịp Việt Nam trúng cử thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031.
Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Tòa nhà hành chính Quốc hội Campuchia là công trình được Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trao tặng Đảng, Nhà nước và nhân dân Campuchia.
Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024 tại thị trường trong nước quay đầu giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo.
Thụy Điển góp sức tuyên truyền an toàn đến trường cho trẻ em Việt Nam

Thụy Điển góp sức tuyên truyền an toàn đến trường cho trẻ em Việt Nam

Đại sứ quán Thụy Điển tại Hà Nội đã trao tặng hơn 1.000 mũ bảo hiểm cho học sinh tiểu học và THCS tại Trường Tiểu học Nam Trung Yên, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Ngày Trẻ em thế giới: Đảm bảo một hành tinh đáng sống cho mọi trẻ em

Ngày Trẻ em thế giới: Đảm bảo một hành tinh đáng sống cho mọi trẻ em

Lễ kỷ niệm Ngày Trẻ em thế giới tại Việt Nam được tổ chức với chủ đề Tiếng nói của trẻ em về hành động vì khí hậu.
Tuyên Quang xóa bỏ hoàn toàn tà đạo, đạo lạ trên địa bàn, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo

Tuyên Quang xóa bỏ hoàn toàn tà đạo, đạo lạ trên địa bàn, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo

Ngày 19/11, VPTT Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Ban chỉ đạo Nhân quyền tỉnh Tuyên Quang tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền năm 2024.
Tiến bộ về bình đẳng giới của Việt Nam qua 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh

Tiến bộ về bình đẳng giới của Việt Nam qua 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh

Từ 19-21/11, đoàn Việt Nam dự Hội nghị Bộ trưởng khu vực châu Á-Thái Bình Dương đánh giá 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh.
Tăng cường thực thi hiệu quả Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR)

Tăng cường thực thi hiệu quả Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR)

Sau 5 năm triển khai, Việt Nam đã nỗ lực lớn trong việc thực thi các nghĩa vụ theo Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR).
Hành động khẩn cấp thu hẹp khoảng cách trong dịch vụ chăm sóc y tế

Hành động khẩn cấp thu hẹp khoảng cách trong dịch vụ chăm sóc y tế

Hôm nay, toàn thế giới cùng nhau kỷ niệm Ngày thế giới Vì trẻ sinh non nhằm nâng cao nhận thức về trẻ sinh non và những thách thức mà các em đối mặt.
Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số

Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số

Để nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo ở vùng dân tộc thiểu số, trong thời gian tới, các cấp, các ngành cần tập trung vào các giải pháp...
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Sự tĩnh lặng sau bão Yagi cũng nguy hiểm không kém gì cơn bão

Sự tĩnh lặng sau bão Yagi cũng nguy hiểm không kém gì cơn bão

Bão Yagi có thể đã qua, nhưng nỗi đau nó để lại vẫn gào thét như những cơn gió mang bão đến.
Thông điệp về hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam

Thông điệp về hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam

Giám đốc khu vực châu Á-Thái Bình Dương UNFPA Pio Smith nhấn mạnh thông điệp hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam.
Ngày quốc tế Người cao tuổi: Tia sáng hy vọng - Già đi với phẩm giá

Ngày quốc tế Người cao tuổi: Tia sáng hy vọng - Già đi với phẩm giá

Nhân Ngày quốc tế Người cao tuổi, suy ngẫm tìm cách trao quyền cho người cao tuổi, để họ được già đi với phẩm giá và sống một cuộc đời viên mãn.
Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

75 năm trước, lịch sử ngoại giao Mỹ đã ghi danh nữ Đại sứ đầu tiên…
Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Trung tâm Đông-Tây (Mỹ) vinh danh Tổng thống quần đảo Marshall Hilda Heine với Giải thưởng Phụ nữ có tầm ảnh hưởng (Women of Impact Award) năm 2024.
Khủng hoảng nước khiến thế giới có thể mất 8% GDP và hơn 50% sản lượng lương thực

Khủng hoảng nước khiến thế giới có thể mất 8% GDP và hơn 50% sản lượng lương thực

Ngày 17/10, Báo cáo của Ủy ban kinh tế nước toàn cầu (GCEW) nhấn mạnh những cảnh báo nghiêm trọng về cuộc khủng hoảng nước hiện nay.
Không ngừng nỗ lực toàn cầu về thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ

Không ngừng nỗ lực toàn cầu về thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ

Nghị quyết mới của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc hướng tới việc khôi phục tinh thần của tuyên bố vì sự tiến bộ của phụ nữ.
Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mexico có hành động này vì bình đẳng giới

Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mexico có hành động này vì bình đẳng giới

Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum trình lên Quốc hội dự thảo cải cách về bảo vệ phụ nữ nhằm đảm bảo mọi quyền bình đẳng của nữ giới.
Quyền của trẻ em là trọng tâm của các quá trình xây dựng hòa bình

Quyền của trẻ em là trọng tâm của các quá trình xây dựng hòa bình

Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi và tái hòa nhập trẻ em bị ảnh hưởng bởi xung đột vũ trang.
Phiên bản di động