Nhỏ Bình thường Lớn

Việt Nam phản đối Trung Quốc tập trận ở quần đảo Hoàng Sa

Việt Nam kiên quyết phản đối, yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và không tái diễn hành động tương tự.
(08.03) Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng phản đối tập trận của Trung Quốc gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. (Ảnh: Minh Quân)
Người phát ngôn Phạm Thu Hằng phản đối tập trận của Trung Quốc gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. (Ảnh: Minh Quân)

Ngày 3/8 tại họp báo thường kỳ, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Trung Quốc đưa một phần quần đảo Hoàng Sa vào khu vực tập trân quân sự ở Biển Đông từ ngày 29/7-2/8, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nêu rõ:

Trung Quốc đưa một phần của quần đảo Hoàng Sa vào khu vực tập trân quân sự ở Biển Đông từ ngày 29/7-2/8 đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này, đi ngược lại tinh thần Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), gây phức tạp tình hình, không có lợi cho quá trình đàm phán hiện nay giữa Trung Quốc và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) về Bộ Quy tắc Ứng xử giữ các bên ở Biển Đông (COC) và việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông.

Việt Nam kiên quyết phản đối, yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và không tái diễn hành động tương tự.

Trước đó, theo thông báo của Cục An toàn hàng hải Trung Quốc, quân đội nước này đã tiến hành cuộc tập trận quân sự lớn ở Biển Đông, diễn ra từ ngày 29/7-2/8. Khu vực tập trận trải rộng từ đảo Hải Nam đến một phần Biển Đông, bao gồm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và bãi Macclesfield, bãi ngầm cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 75 hải lý. Trong thời gian tập trận, Trung Quốc ngăn cấm tàu bè đi vào phạm vi cuộc diễn tập.

Theo tờ Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc), một đoạn video đi kèm với thông cáo báo chí cho thấy có ít nhất 6 tàu chiến bổ sung, bao gồm 1 tàu khu trục Type 055, 2 tàu khu trục Type 052D, 2 khinh hạm Type 054A và 1 tàu hỗ trợ đã hộ tống tàu sân bay Sơn Đông trong nhóm tác chiến tàu sân bay để tiến hành hoạt động trên.

Mỹ cam kết bảo vệ quyền tự do hàng hải ở Biển Đông, sẵn sàng hợp tác giải quyết thách thức chung

Mỹ cam kết bảo vệ quyền tự do hàng hải ở Biển Đông, sẵn sàng hợp tác giải quyết thách thức chung

Ngày 14/7, phát biểu với các phóng viên sau các hội nghị ở Jakarta, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết, định Mỹ tiếp tục ...

Ấn Độ nhấn mạnh tầm quan trọng của UNCLOS 1982

Ấn Độ nhấn mạnh tầm quan trọng của UNCLOS 1982

Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar phát biểu nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tôn trọng Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển ...

Chủ tịch Ủy ban châu Âu thúc đẩy giải quyết tranh chấp ở Biển Đông một cách hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế

Chủ tịch Ủy ban châu Âu thúc đẩy giải quyết tranh chấp ở Biển Đông một cách hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế

Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula Von Der Leyen khẳng định, Phán quyết của Tòa trọng tài năm 2016 bác bỏ các yêu ...

Bộ trưởng Enrique Manalo trao đổi về tiềm năng hợp tác biển Việt Nam-Philippines trong thời kỳ biến động

Bộ trưởng Enrique Manalo trao đổi về tiềm năng hợp tác biển Việt Nam-Philippines trong thời kỳ biến động

Chiều 1/8, Bộ trưởng Enrique Manalo dành thời gian trả lời nhiều câu hỏi của các đại biểu về chủ đề ‘Quan hệ đối tác ...

Liên hợp quốc đề cao những đóng góp của Tòa trọng tài thường trực trong vấn đề hoà bình giải quyết tranh chấp

Liên hợp quốc đề cao những đóng góp của Tòa trọng tài thường trực trong vấn đề hoà bình giải quyết tranh chấp

Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) khuyến khích các nước tận dụng đầy đủ các cơ chế của Tòa trọng tài thường trực quốc ...