Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng phát biểu khai mạc Tọa đàm 'Hợp tác để ứng phó với thách thức y tế'. (Ảnh: Tuấn Anh) |
Tham sự Tọa đàm có Đại sứ Pháp tại Việt Nam Nicolas Wamery; Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới Kidong Park; bà Nguyễn Thị Kim Tiến, nguyên Bộ trưởng Y tế, Trưởng ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung Ương, Chủ tịch Hội Hữu nghị và Hợp tác Việt-Pháp; lãnh đạo một số bộ, ngành, địa phương có hợp tác chặt chẽ với Pháp, đặc biệt trong lĩnh vực y tế, cùng nhiều chuyên gia đến từ các tổ chức quốc tế, bệnh viện, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực y tế.
Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Tô Anh Dũng đánh giá, Tọa đàm hôm nay có ý nghĩa hết sức quan trọng, nhất là trong bối cảnh Covid-19 vẫn đang đe dọa cuộc sống và sinh mạng của hàng triệu người dân then thế giới.
Tọa đàm là dịp để các đại biểu trao đổi, chia sẻ về các chính sách và các biện pháp y tế cộng đồng, về hợp tác quốc tế trên bình diện song phương và đa phương để đối phó với đại dịch và ngăn chặn các mối đe dọa sức khỏe trong thời gian tới.
Thứ trưởng chia sẻ, với sự bùng phát của dịch bệnh Covid-19 trên phạm vi toàn cầu, dịch bệnh không có biên giới, không một quốc gia, vùng lãnh thổ nào có thể đơn lẻ kiểm soát và chiến thắng dịch bệnh.
Thứ trưởng Tô Anh Dũng nhấn mạnh, cùng với nỗ lực trong nước để đẩy lùi dịch bệnh, là một quốc gia thành viên có trách nhiệm với các vấn đề quốc tế, Việt Nam chủ trương cần chung tay hợp tác với các quốc gia và cộng đồng quốc tế trong cuộc chiến này. Theo đó, Việt Nam ủng hộ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong vai trò điều phối các nỗ lực toàn cầu phòng chống dịch bệnh.
Toàn cảnh Tọa đàm. (Ảnh: Tuấn Anh) |
Trong vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020, Việt Nam đã thúc đẩy nỗ lực hợp tác chung của khu vực phòng chống đại dịch Covid-19. Trong khuôn khổ Liên hợp quốc, ngày 27/12/2020, lần đầu tiên, cộng đồng quốc tế tổ chức “Ngày thế giới sẵn sàng phòng chống dịch bệnh” theo Nghị quyết được Liên hợp quốc thông qua, theo đề xuất của Việt Nam và được nhiều nước hưởng ứng tham gia đồng sáng kiến.
Nhân dịp này, Thứ trưởng vui mừng nhận thấy hai nước Việt Nam và Pháp có một bề dầy hợp tác truyền thống trong lĩnh vực y tế. Hợp tác y tế thực sự là điểm sáng trong quan hệ hai nước. Việt Nam đánh giá cao hợp tác đào tạo, trao đổi bác sĩ tại các bệnh viện Pháp và Việt Nam. Hiện có khoảng 3.000 bác sỹ đầu ngành của Việt Nam, những chiến sĩ trên tuyến đầu chống dịch Covid-19 hiện nay ở Việt Nam, là những người đã từng đi tu nghiệp tại Pháp.
Cũng tại Tọa đàm, các đại biểu đã cùng thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm về nỗ lực, thành tựu, chính sách hợp tác về song phương và đa phương của Việt Nam trong phòng chống đại dịch Covid-19, vai trò và sự tham gia của Tổ chức Y tế Thế giới, Quỹ Toàn cầu trong phòng chống dịch bệnh.
Các đại biểu cũng nhất trí cho rằng, trong bối cảnh cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 trên toàn cầu đang rất quyết liệt với nhiều thách thức khó lường, câu chuyên vaccine đang mở ra những hy vọng mới nhưng đòi hỏi vẫn cần có sự phối hợp nỗ lực trên phạm vi toàn cầu. Cuộc Tọa đàm này mở một số ý tưởng, sáng kiến thiết thực trong hợp tác ứng phó với các thách thức y tế toàn cầu, trước mắt là với đại dịch Covid-19.
Các đại biểu dự Tọa đàm chụp ảnh lưu niệm. (Ảnh: Tuấn Anh) |
| Cập nhật Covid-19 ngày 12/1: Hơn 91 triệu ca toàn cầu; 3/4 số bệnh nhân Vũ Hán vẫn có triệu chứng sau 6 tháng xuất viện; Thêm một nguyên thủ mắc bệnh TGVN. Theo trang thống kê Worldometers, đến nay, toàn cầu ghi nhận 91.318.240 ca nhiễm Covid-19, trong đó có 1.952.932 trường hợp tử vong và ... |
| Đoàn chuyên gia WHO sắp đến Trung Quốc để điều tra nguồn gốc virus SARS-CoV-2 TGVN. Ngày 11/1, Ủy ban Y tế Quốc gia (NHC) Trung Quốc thông báo, từ ngày 14/1, nhóm 10 nhà khoa học của Tổ chức ... |
| UNFPA hỗ trợ người dân Việt Nam chăm sóc sức khỏe sinh sản trong bối cảnh dịch Covid-19 TGVN. Ngày 7/1, Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tại Việt Nam cung cấp 64 máy theo dõi tim thai cùng trang phục bảo ... |