Việt Nam sẵn sàng đảm nhiệm Chủ tịch ASEAN 2020

Hà Phương
TGVN. Trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 35 và các Hội nghị liên quan từ ngày 2-4/11 tại thủ đô Bangkok sẽ là Lễ chuyển giao vai trò Chủ tịch ASEAN từ Thái Lan sang Việt Nam. Trong Năm ASEAN 2020, Việt Nam ưu tiên hàng đầu vào việc đóng góp cùng ASEAN thực hiện thành công các mục tiêu của Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
viet nam san sang dam nhiem chu tich asean 2020 ASEAN chuẩn bị cho Hội nghị Cấp cao lần thứ 35 và các Cấp cao liên quan
viet nam san sang dam nhiem chu tich asean 2020 Hướng tới Năm Chủ tịch ASEAN 2020 thành công
viet nam san sang dam nhiem chu tich asean 2020
Các nhà lãnh đạo ASEAN tại Lễ khai mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 34, ngày 26/6 tại Bangkok, Thái Lan. (Nguồn: AP)

Trong khuôn khổ Cấp cao ASEAN 35 sẽ diễn ra Cấp cao ASEAN+3, Cấp cao Đông Á (EAS), Cấp cao ASEAN+1 với các đối tác (Trung Quốc, Ấn Độ, LHQ, Nhật Bản, Mỹ); Cấp cao các nước tham gia RCEP lần thứ ba.

Ngoài ra, Lãnh đạo ASEAN sẽ có bữa ăn trưa làm việc với một số khách mời của Chủ tịch (LHQ, Anh, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Thế giới…) trao đổi về phát triển bền vững.

Dự kiến, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh và Đầu tư ASEAN (ABIS) 2019 và tiếp xúc bên lề với một số Lãnh đạo ASEAN và đối tác, các doanh nghiệp.

Nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Thái Lan Prayuth Chan-ocha, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân sẽ dẫn đầu đoàn Đại biểu Cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 35 và các Hội nghị liên quan từ ngày 2-4/11 tại Bangkok, Thái Lan. Sau Lễ bế mạc Hội nghị sẽ diễn ra Lễ chuyển giao vai trò Chủ tịch ASEAN từ Thái Lan sang Việt Nam.

Tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 35 và các cấp cao liên quan có lãnh đạo của 10 nước Đông Nam Á, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Australia, New Zealand, Ấn Độ và Liên hợp quốc (LHQ).

Theo Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Thái Lan Busadee Santipitaks, các nhà lãnh đạo sẽ thảo luận về các vấn đề: hợp tác, xây dựng ổn định theo hướng bền vững, quản lý biên giới, an ninh mạng, tội phạm xuyên quốc gia, thảm họa, phát triển bền vững, thúc đẩy kinh tế, Cách mạng Công nghiệp 4.0, sử dụng công nghệ và đổi mới - sáng tạo kỹ thuật số, thúc đẩy giáo dục và chăm sóc đối với tất cả các nhóm dân cư...

Với chủ đề “Thúc đẩy quan hệ đối tác vì sự bền vững”, năm 2019, ASEAN đã đẩy mạnh nỗ lực bảo đảm hoà bình, an ninh bền vững, ứng phó hữu hiệu các thách thức phi truyền thống.

Về kinh tế, ASEAN ưu tiên thúc đẩy phát triển bền vững, nâng cao khả năng tận dụng thành quả Các mạng Công nghiệp 4.0, xây dựng “ASEAN số”, kết nối vì một “ASEAN thông suốt”.

Đồng thời, ASEAN đã đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức, giao lưu nhân dân, tăng cường phúc lợi xã hội và củng cố khả năng sẵn sàng ứng phó với thiên tai…

Với bên ngoài, ASEAN sẵn sàng đẩy mạnh hợp tác toàn diện với các đối tác, phát huy vai trò trung tâm, xây dựng cấu trúc khu vực mở, minh bạch, bao trùm và dựa trên luật lệ, dung nạp và kết nối các chiến lược, sáng kiến hợp tác đang được triển khai trong khu vực.

Đoàn kết – chìa khóa của thành công

Tinh thần đoàn kết, thống nhất và vai trò trung tâm luôn được lãnh đạo Việt Nam nhấn mạnh là ưu tiên then chốt, xuyên suốt, định hướng cho mọi hoạt động của ASEAN. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng nêu bật tinh thần này tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 34 (tháng 6/2019), đề nghị đẩy mạnh liên kết kinh tế, trao đổi thương mại và đầu tư nội khối, duy trì hệ thống thương mại đa phương công bằng, mở và dựa trên luật lệ.

viet nam san sang dam nhiem chu tich asean 2020

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cũng nhấn mạnh “chìa khóa thành công và sức mạnh của ASEAN chính là sự đoàn kết”. “Lịch sử hơn năm thập kỷ tồn tại chứng kiến không ít lần bó lúa vàng ASEAN phải gồng mình qua giông bão. Nhưng qua đó, ASEAN trưởng thành, tự cường và vững vàng hơn trước... Để trụ vững và thích ứng hiệu quả trước những biến động phức tạp của môi trường khu vực và quốc tế, ASEAN hơn lúc nào hết, cần vững vàng duy trì khối đoàn kết, thống nhất, nâng cao năng lực tự cường về kinh tế, khả năng ứng phó chủ động và nhanh nhạy trước các thách thức nảy sinh”, Phó Thủ tướng phát biểu nhân dịp kỷ niệm 52 năm thành lập ASEAN.

Với việc thông qua Tài liệu quan điểm chung của ASEAN về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (AOIP) tại Hội nghị Cấp cao 34, ASEAN đã thể hiện vai trò trung tâm và khả năng chủ động của mình trong những biến động đan xen ở khu vực. Phát triển thành phố thông minh, ứng phó rác thải biển, gắn kết Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 với Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs) của LHQ đến 2030, ứng phó với an ninh mạng, già hóa dân số… là các dấu ấn đáng ghi nhận của ASEAN thời gian qua.

Mới đây, tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 52 (tháng 8/2019), trước những diễn biến phức tạp của tình hình khu vực, các Bộ trưởng tiếp tục khẳng định lập trường nguyên tắc của ASEAN, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ luật pháp quốc tế và Công ước Luật biển 1982, bày tỏ quan ngại về vụ việc nghiêm trọng hiện nay.

Trước diễn biến căng thẳng thương mại giữa các nền kinh tế lớn và xu hướng bảo hộ gia tăng, ASEAN cam kết đẩy mạnh hơn nữa trao đổi thương mại và đầu tư nội khối, sớm hoàn tất đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP)...

Sự chuẩn bị kỹ lưỡng

Theo Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, ưu tiên hàng đầu của Việt Nam trong năm 2020 là đóng góp cùng ASEAN thực hiện thành công các mục tiêu của Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025. Đây cũng là dịp để Việt Nam thúc đẩy quan hệ song phương với các nước ASEAN và các đối tác, nâng cao hơn nữa vị thế quốc tế của đất nước.

Chủ đề và các ưu tiên của Năm Chủ tịch ASEAN 2020 bảo đảm nhất quán với các ưu tiên ASEAN trong giai đoạn hiện nay, đồng thời tiếp nối ưu tiên của các năm Chủ tịch trước, tập trung thúc đẩy gắn kết nội khối và khả năng thích ứng của ASEAN trước những biến động của thời cuộc.

Dưới sự chỉ đạo, điều hành của Ủy ban Quốc gia (UBQG) ASEAN 2020, công tác chuẩn bị mọi mặt cho nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2020 đang được tích cực triển khai.

Trên cơ sở Đề án tổng thể về việc Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN 2020, các Tiểu ban đã xây dựng và đang dần triển khai các đề án chi tiết về nội dung, lễ tân, vật chất - hậu cần, tuyên truyền - văn hóa, an ninh - y tế.

Về nội dung, xây dựng chủ đề và các ưu tiên của Năm Chủ tịch ASEAN 2020. Theo đó, các Bộ, cơ quan liên quan đưa ra các sáng kiến trong các lĩnh vực hợp tác, tiến hành tham vấn, vận động trong ASEAN và với đối tác để từng bước đưa các sáng kiến này vào năm 2020.

Về lễ tân, xây dựng kế hoạch về đón tiễn Nguyên thủ, kế hoạch pin, thẻ, đăng ký đại biểu, chế độ đài thọ và bố trí khách sạn, chuẩn bị xây dựng đội ngũ và tổ chức tập huấn liên lạc viên, tình nguyện viên...

Về vật chất - hậu cần, chuẩn bị cơ sở vật chất, xây dựng các phương án về đài thọ, phương tiện đi lại, kế hoạch vận động và tiếp nhận tài trợ...

Về tuyên truyền văn hóa, tổ chức cuộc thi Sáng tác logo Năm Chủ tịch ASEAN 2020 và dự kiến công bố logo chính thức trong tháng 11/2019; xây dựng và cho ra mắt Website ASEAN 2020 vào tháng 11/2019; kế hoạch tổ chức các hoạt động văn hóa - nghệ thuật...

Ngoài ra, xây dựng các kế hoạch bảo đảm an ninh, y tế phục vụ Năm Chủ tịch ASEAN 2020.

Dự kiến, Lễ khởi động Năm Chủ tịch ASEAN 2020 được tổ chức đầu tháng 1/2020. Theo Hiến chương ASEAN, Năm Chủ tịch ASEAN của Việt Nam chính thức bắt đầu từ ngày 1/1/2020 đến hết 31/12/2020.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh: Lửa thử vàng, gian nan thử sức. Chừng nào ASEAN còn giữ được đoàn kết và thống nhất, còn gắn kết được bởi những giá trị và lợi ích chung vượt lên trên những khác biệt của sự đa dạng, Cộng đồng ASEAN sẽ còn vững bền và trường tồn.

Cựu Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa: Kể từ khi trở thành thành viên ASEAN, Việt Nam đóng vai trò tích cực, có trách nhiệm và tới nay đã là một thành viên chủ chốt. Hiện nay, ASEAN sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức về kinh tế, xã hội, đặc biệt là các vấn đề về an ninh, địa chính trị... Tuy nhiên, Việt Nam sẽ làm tốt vai trò lãnh đạo và ASEAN sẽ cùng nhau giải quyết được những thách thức này.

Tổng Thư ký ASEAN Lim Jock Hoi trong chuyến thăm Việt Nam tháng 8/2019: Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc và đang trở thành một trong những nền kinh tế chủ lực của khối. Việt Nam sẽ đảm đương tốt vị trí Chủ tịch ASEAN 2020, đồng thời sẽ có đóng góp tích cực giúp thúc đẩy Cộng đồng Kinh tế ASEAN.

viet nam san sang dam nhiem chu tich asean 2020 Khẩn trương chuẩn bị cho Năm Chủ tịch ASEAN 2020

TGVN. Chiều ngày 9/7, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia ASEAN 2020 ...

viet nam san sang dam nhiem chu tich asean 2020 Đầu tư thích đáng về nhân lực và nguồn lực cho năm Chủ tịch ASEAN 2020

Chiều ngày 22/3 tại Trụ sở Chính phủ, phát biểu kết luận Phiên họp lần hai Ủy ban Quốc gia về chuẩn bị và thực ...

viet nam san sang dam nhiem chu tich asean 2020 Trách nhiệm và cơ hội của Việt Nam khi đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN 2020

Bên lề Lễ ra mắt và Phiên họp thứ Nhất của Ủy ban Quốc gia ASEAN 2020 diễn ra ngày 24/12, tại Hà Nội, Thứ ...

Bài viết cùng chủ đề

ASEAN

Đọc thêm

Lịch cúp điện Lâm Đồng hôm nay ngày 29/3/2024

Lịch cúp điện Lâm Đồng hôm nay ngày 29/3/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Lâm Đồng theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 29/3/2024.
Nguyễn Thùy Linh thắng nhanh vòng đầu tiên giải Spainish Masters 2024

Nguyễn Thùy Linh thắng nhanh vòng đầu tiên giải Spainish Masters 2024

Tay vợt nữ số 1 Việt Nam Nguyễn Thùy Linh giành chiến thắng trước Tiffany Ho chỉ sau 25 phút tại vòng đầu tiên giải Spainish Masters 2024.
Israel phát hiện đèn dầu cổ quý hiếm 1.600 năm tuổi được các binh lính La Mã sử ​​dụng

Israel phát hiện đèn dầu cổ quý hiếm 1.600 năm tuổi được các binh lính La Mã sử ​​dụng

Israel tìm thấy một chiếc đèn dầu cổ quý hiếm được các binh lính La Mã sử dụng cách đây khoảng 1.600 năm tại sa mạc Negev, miền Nam nước ...
Pháp khẳng định thành ý với Brazil về tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân

Pháp khẳng định thành ý với Brazil về tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân

Pháp mong muốn chia sẻ kiến thức kỹ thuật với Brazil trong khi vẫn tôn trọng mọi cam kết không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Ukraine hạ 26 UAV một đêm, Nga tuyên bố đanh thép về F-16, thế mạnh của Ấn Độ giữa xung đột Moscow-Kiev

Ukraine hạ 26 UAV một đêm, Nga tuyên bố đanh thép về F-16, thế mạnh của Ấn Độ giữa xung đột Moscow-Kiev

Nga cho rằng, nếu phương Tây cung cấp cho Ukraine máy bay tiêm kích F-16, điều đó cũng sẽ không làm thay đổi tình hình trên chiến trường.
Hướng dẫn ASEAN về tăng cường quyền năng cho phụ nữ và trẻ em: Vì một Cộng đồng không còn bạo lực

Hướng dẫn ASEAN về tăng cường quyền năng cho phụ nữ và trẻ em: Vì một Cộng đồng không còn bạo lực

Các nước ASEAN đã có những kế hoạch, lộ trình cụ thể để hiện thực hóa Tuyên bố Hà Nội về Thúc đẩy công tác xã hội hướng tới Cộng ...
Công du New Zealand và Australia, Ngoại trưởng Trung Quốc tạo đà cải thiện quan hệ?

Công du New Zealand và Australia, Ngoại trưởng Trung Quốc tạo đà cải thiện quan hệ?

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đang thực hiện chuyến công du đến New Zealand và Australia để đẩy nhanh tốc độ cải thiện quan hệ giữa hai bên.
Bước chạy đà ấn tượng

Bước chạy đà ấn tượng

Với Thông điệp liên bang mạnh mẽ, đường như đương kim Tổng thống Joe Biden đã có bước chạy đà ấn tượng cho màn tái đấu giữa hai 'người quen cũ'.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Màn song đấu tái hiện

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Màn song đấu tái hiện

Từ nay đến khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra vào tháng 11 tới, nhiều bất ngờ sẽ còn xảy ra...
Chỗ dựa tinh thần của Tổng thống Palestine

Chỗ dựa tinh thần của Tổng thống Palestine

Việc Tổng thống Palestine lựa chọn đến thăm Thổ Nhĩ Kỳ trong thời điểm hiện nay có thể coi là quyết định khôn khéo.
Xung đột Nga-Ukaine, động thái mới và dự báo cục diện, kết cục

Xung đột Nga-Ukaine, động thái mới và dự báo cục diện, kết cục

Cuộc xung đột ở Ukraine bước sang năm thứ ba khó đoán định.
Nhóm Visegrad: Phép cộng không đơn giản

Nhóm Visegrad: Phép cộng không đơn giản

Kết quả Hội nghị thượng đỉnh nhóm Visegrad vừa diễn ra tại Czech, một lần nữa cho thấy các thành viên của nhóm lại không cùng nhìn về một hướng.
Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Việc Mỹ bỏ phiếu trắng với nghị quyết kêu gọi ngừng bắn ở Gaza của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc liệu có thể làm chuyển hướng quan hệ với Israel?
Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Kế hoạch theo Chương trình Không quân Chiến đấu Toàn cầu (GCAP) của Nhật Bản, Anh và Italy báo hiệu sự thay đổi then chốt trong chiến lược an ninh khu vực.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ tìm cách tối đa hóa hoạt động ngoại giao để đưa mối quan hệ của Ấn Độ với các đối tác Đông Nam Á lên một tầm cao mới.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Khi chính lực lượng IS đã nhận là chủ mưu cuộc khủng bố, Nga vẫn chưa thể vội vàng tin bởi nếu vội tin rất có thể Moscow đã dính bẫy.
Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

EU đồng lòng hỗ trợ Ukraine 'bằng mọi giá' vì hòa bình trong bối cảnh Nga đang dành nhiều lợi thế trong cuộc xung đột.
Mỹ sắp tổ chức thượng đỉnh ba bên, sẽ có thêm một thế 'kiềng ba chân' trong quan hệ quốc tế?

Mỹ sắp tổ chức thượng đỉnh ba bên, sẽ có thêm một thế 'kiềng ba chân' trong quan hệ quốc tế?

Hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Nhật Bản, Mỹ và Philippines sẽ lần đầu tiên được tổ chức tại Mỹ vào giữa tháng 4 này.
Phiên bản di động