Việt Nam tham dự Hội nghị cấp cao về Hợp tác phát triển hiệu quả tại Geneva

Chu An
Hội nghị được tổ chức ở thời điểm nửa chặng đường của Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững, trong khi thế giới đang phải đối mặt với đa khủng hoảng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tổng thống Thuỵ Sỹ Ignazio Cassis và các lãnh đạo thế giới tại phiên khai mạc Hội nghị. (Nguồn: Ban tổ chức Hội nghị)
Tổng thống Thuỵ Sỹ Ignazio Cassis (giữa) và các lãnh đạo thế giới tại phiên khai mạc Hội nghị cấp cao về Hợp tác phát triển hiệu quả. (Nguồn: Ban tổ chức Hội nghị)

Từ ngày 12-14/12 tại Geneva đã diễn ra Hội nghị cấp cao về Hợp tác phát triển hiệu quả (GPEDC), đồng tổ chức bởi Đối tác toàn cầu về GPEDC và nước chủ nhà Thụy Sỹ, nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững mạnh mẽ hơn trên thực tế.

Hội nghị được tổ chức theo hình thức kết hợp trực tiếp và trực tuyến, với sự tham dự của 3 nguyên thủ quốc gia gồm Tổng thống Thụy Sỹ Ignazio Cassis, Tổng thống Moldova Maia Sandu và Tổng thống Rwanda Paul Kamage, cùng nhiều lãnh đạo các tổ chức quốc tế.

Sự kiện cũng có sự góp mặt của các nhà lãnh đạo toàn cầu, những người hoạch định chính sách và chương trình hợp tác phát triển, các nhà lãnh đạo xã hội dân sự, lãnh đạo của khu vực tư nhân và các chủ thể quan trọng khác bao gồm ngân hàng đa phương, nhà lập pháp và giới học giả.

Đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị có Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc (LHQ), Tổ chức Thương mại thế giới và các Tổ chức quốc tế khác tại Geneva.

Hội nghị này được GPEDC tổ chức ở thời điểm nửa chặng đường của Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững, trong khi thế giới đang phải đối mặt với đa khủng hoảng. Xung đột và căng thẳng địa chính trị gia tăng, gián đoạn chuỗi cung ứng, khủng hoảng lương thực, sự thu hẹp không gian tài chính, suy giảm niềm tin của công chúng và tình trạng khẩn cấp khí hậu đã kết hợp lại tạo ra một “siêu bão”, gây hậu quả tai hại cho hàng triệu người trên toàn thế giới.

Chỉ số Phát triển con người của UNDP đã lần đầu tiên giảm hai năm liên tiếp kể từ khi Chỉ số này được giới thiệu năm 1990. Do đó, Chương trình nghị sự 2030 chịu sức ép nhân đôi: Một mặt, cần có sự tiến bộ hướng tới các Mục tiêu SDGs vốn đã bị chậm lại do nhiều cuộc khủng hoảng đang diễn ra; mặt khác, cần phải cải thiện khả năng phục hồi của các quốc gia bị đe dọa nhiều nhất bởi biến đổi khí hậu.

Trong bối cảnh đó, Hội nghị cho rằng, hợp tác phát triển phải có khả năng hỗ trợ các quốc gia tiến tới quá trình chuyển đổi sang một tương lai bền vững và thịnh vượng, đặc biệt là về năng lượng xanh và khả năng tiếp cận, tạo ra các hệ thống lương thực có khả năng phục hồi và tận dụng các tiến bộ kỹ thuật số vì lợi ích của tất cả mọi người.

Đồng thời, hợp tác hiệu quả cần hướng đến kết quả, bao gồm tất cả các dạng đối tác, minh bạch và có trách nhiệm giải trình, xây dựng lòng tin cần thiết cho quan hệ đối tác hiệu quả và cải thiện kết quả ở các quốc gia liên quan.

Các nhà lãnh đạo toàn cầu và các bên liên quan cũng nhấn mạnh nhu cầu cần cải tổ cấu trúc tài chính đa phương, giải quyết các nhu cầu cấp thiết của các quốc gia trong việc thực hiện SDGs.

Phó Tổng thư ký LHQ Amina J Mohammed phụ trách thúc đẩy SDGs cho rằng, các tổ chức phát triển đa phương phải phát huy cho thực hiện Chương trình nghị sự 2030 và các SDGs có tính đến thực tế địa phương.

Trong ngắn hạn, các bên tham gia phát triển phải làm việc cùng nhau để tạo thêm không gian tài chính cần thiết cho các quốc gia đầu tư vào quá trình phục hồi - bao gồm cả việc tận dụng tốt hơn các khoản vay từ các ngân hàng phát triển đa phương và ngân hàng phát triển ở mỗi nước, khôi phục và cải thiện Sáng kiến Đình chỉ dịch vụ nợ (DSSI), phân bổ lại tất cả các Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) chưa sử dụng.

Về lâu dài, những nỗ lực này phải nhằm chuẩn bị cho thế giới đối phó với những cú sốc trong tương lai và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển đổi, bao gồm bằng cách điều chỉnh tất cả các hình thức tài trợ phù hợp với SDGs và sử dụng các công cụ đổi mới như Khung hợp tác quốc gia (CCF) và Tài trợ tích hợp khuôn khổ quốc gia (INFF) để đảm bảo chúng phù hợp với các ưu tiên cụ thể của quốc gia.

Hội nghị kết thúc với một tuyên bố nhấn mạnh tầm quan trọng của vai trò và trách nhiện của các lãnh đạo quốc gia trong nỗ lực thúc đẩy Chương trình nghị sự 2030.

Tuyên bố cũng tái khẳng định sự cần thiết phải xây dựng năng lực ở cấp quốc gia, tiếp tục đối thoại tích cực và toàn diện giữa tất cả các bên liên quan về các ưu tiên và chiến lược phát triển, đồng thời tăng cường sự tin cậy lẫn nhau và trách nhiệm giải trình giữa các chủ thể phát triển thông qua dữ liệu tốt hơn và dễ tiếp cận hơn.

Về phía đại diện các nước ASEAN, ngoài các hoạt động chính thức, Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai cùng đại biểu các nước ASEAN tham dự Hội nghị đã tổ chức cuộc gặp trao đổi bên lề Hội nghị, với sự tham gia của các chuyên gia đại diện một số tổ chức quốc tế, gồm: Văn phòng điều phối LHQ về viện trợ nhân đạo (OCHA), Chương trình của LHQ về HIV/AIDS (UNAIDS) và Hội nghị LHQ về Thương mại và phát triển (UNCTAD).

Các cuộc gặp nhằm trao đổi thúc đẩy hợp tác giữa các tổ chức quốc tế và các nước ASEAN cũng như giữa các nước ASEAN về các vấn đề phát triển như ứng phó với thiên tai, bệnh dịch, nhân đạo, thu hút đầu tư ODA/FDI và hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Đối tác toàn cầu về hợp tác phát triển hiệu quả được thành lập tại Diễn đàn cấp cao về hiệu quả viện trợ lần thứ 4 tổ chức tại Busan, Hàn Quốc năm 2011. Hoạt động của GPEDC được hỗ trợ bởi Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) và Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP).

Mục tiêu của GPEDC nhằm tối ưu hóa hiệu quả của tất cả các hình thức hợp tác phát triển vì lợi ích chung của con người, trái đất, thịnh vượng và hòa bình.

GPEDC được đồng chủ trì bởi đại diện cấp Bộ trưởng/Đại sứ. Các quốc gia Bangladesh, Đức, Indonesia, Malawi, Mexico, Hà Lan, Nigeria, Uganda và Vương quốc Anh đều đã phục vụ với tư cách là đồng Chủ trì.

Hiện các đồng Chủ trì của GPEDC gồm: Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Congo, Bộ trưởng Bộ Tài chính Bangladesh, Đại sứ-Trợ lý Tổng giám đốc Cơ quan hợp tác và phát triển Thụy Sỹ (Nguyên Phó Tổng thư ký LHQ về điều phối phát triển), Giám đốc điều hành Mạng lưới viện trợ châu Phi.

Kể từ năm 2019, Thụy Sỹ đã đại diện cho các nước tài trợ với tư cách là Đồng Chủ tịch của GPEDC. Với vai trò này, và với tư cách là nước chủ nhà Hội nghị cấp cao nêu trên, Thụy Sỹ chịu trách nhiệm soạn thảo tài liệu kết quả của Hội nghị.

Cam kết của Thụy Sỹ đối với cách tiếp cận phối hợp trong hợp tác phát triển nhất quán với ưu tiên thúc đẩy một hệ thống đa phương hiệu quả và linh hoạt, đồng thời cũng phù hợp với mục tiêu của Thụy Sỹ về vai trò thành viên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc từ năm 2023.

Ngoài vai trò là nước chủ nhà và Đồng Chủ tịch của Đối tác toàn cầu, Thụy Sỹ còn chủ trì MOPAN, một mạng lưới các nước tài trợ hợp tác giám sát hoạt động của các tổ chức phát triển đa phương. Trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao về Hợp tác phát triển bền vững, để đánh dấu kỷ niệm 20 năm thành lập MOPAN, Tổng thống Thụy Sỹ Cassis đã chủ trì một phiên cấp cao bàn về những thách thức của hệ thống đa phương.

Kể từ năm 2023, Đồng Chủ tịch GPECD sẽ gồm đại diện của Thuỵ Điển (thay Thụy Sỹ) và đại diện của Indonesia (thay Bangladesh).

Quan chức cao cấp ASEAN họp trù bị cho Hội nghị cấp cao ASEAN 40, 41 và các hội nghị liên quan

Quan chức cao cấp ASEAN họp trù bị cho Hội nghị cấp cao ASEAN 40, 41 và các hội nghị liên quan

Ngày 9/11, Đại sứ Vũ Hồ, Trưởng SOM ASEAN của Việt Nam đã dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam dự cuộc họp các Quan ...

Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN nhóm họp hoàn tất công tác chuẩn bị cho các Hội nghị Cấp cao ASEAN

Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN nhóm họp hoàn tất công tác chuẩn bị cho các Hội nghị Cấp cao ASEAN

Ngày 10/11, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã nhóm họp tại Phnom Penh để rà soát công tác chuẩn bị cho Hội nghị Cấp ...

Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 77 đồng thuận thông qua Nghị quyết về hợp tác ASEAN-Liên hợp quốc

Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 77 đồng thuận thông qua Nghị quyết về hợp tác ASEAN-Liên hợp quốc

Ngày 21/11, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Đại sứ Việt Nam trong vai trò Phó Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) đã ...

Bộ Ngoại giao tổ chức Hội nghị trực tuyến tiếp sóng Hội nghị toàn quốc về phương hướng phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng

Bộ Ngoại giao tổ chức Hội nghị trực tuyến tiếp sóng Hội nghị toàn quốc về phương hướng phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng

Ngày 29/11, Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW, ngày 23/11/2022 của Bộ Chính trị khóa XIII về ...

Tiếp tục triển khai hiệu quả hợp tác quốc phòng Việt Nam-Mông Cổ

Tiếp tục triển khai hiệu quả hợp tác quốc phòng Việt Nam-Mông Cổ

Bộ trưởng Quốc phòng, Đại tướng Phan Văn Giang đã chủ trì lễ đón Bộ trưởng Quốc phòng Mông Cổ Saikhanbayar Gursed và Đoàn Công ...

(theo Phái đoàn Việt Nam tại Geneva)

Xem nhiều

Đọc thêm

Thủ tướng kỳ vọng Làng Nủ, Nậm Tông, Kho Vàng trở thành biểu tượng thôn kiểu mẫu

Thủ tướng kỳ vọng Làng Nủ, Nậm Tông, Kho Vàng trở thành biểu tượng thôn kiểu mẫu

Thủ tướng tin rằng 3 khu dân cư Làng Nủ, Nậm Tông, Kho Vàng sẽ phát triển toàn diện, trở thành hình mẫu của những thôn làng hạnh phúc và ...
Thủ tướng Hungary đã 'có chiêu' bảo vệ nguồn khí đốt Nga, vẹn nguyên huyết mạch kinh tế

Thủ tướng Hungary đã 'có chiêu' bảo vệ nguồn khí đốt Nga, vẹn nguyên huyết mạch kinh tế

Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã tung 'chiêu' bảo vệ nguồn khí đốt Nga, nhằm vẹn nguyên huyết mạch kinh tế cho đất nước.
Giá heo hơi hôm nay 22/12: Giá heo tăng trên cả 3 miền, nông dân Bình Phước chống dịch bệnh để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ cuối năm và dịp Tết

Giá heo hơi hôm nay 22/12: Giá heo tăng trên cả 3 miền, nông dân Bình Phước chống dịch bệnh để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ cuối năm và dịp Tết

Nhìn chung, thị trường heo hơi đang trên đà tăng nhanh và được dự báo sẽ đạt đỉnh mới trong tuần sau.
Kéo dài thời gian tham quan Triển lãm Quốc phòng quốc tế, người dân cần lưu ý gì?

Kéo dài thời gian tham quan Triển lãm Quốc phòng quốc tế, người dân cần lưu ý gì?

Ban Tổ chức vừa ký quyết định sẽ mở cửa Triểm lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam thêm 1 ngày – ngày 23/12 để bà con nhân dân vào ...
Lãnh đạo Ủy ban Biên giới quốc gia thăm và chúc mừng các đơn vị Bộ Quốc phòng

Lãnh đạo Ủy ban Biên giới quốc gia thăm và chúc mừng các đơn vị Bộ Quốc phòng

Trong các ngày 20-21/12, đoàn công tác Uỷ ban Biên giới quốc gia đến thăm, chúc mừng các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng.
Kinh tế thế giới 2024 ‘vượt ngàn chông gai’

Kinh tế thế giới 2024 ‘vượt ngàn chông gai’

Năm 2024, nền kinh tế thế giới chưa hoàn toàn hồi phục sau đại dịch Covid-19 và các xung đột liên tiếp xảy ra trên toàn cầu.
Singapore đã bắt giữ và xét xử kẻ sát hại công dân người Việt

Singapore đã bắt giữ và xét xử kẻ sát hại công dân người Việt

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cập nhật một số thông tin liên quan đến vụ việc công dân người Việt bị sát hại tại Singapore.
Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bảo hộ công dân tại Syria trong trường hợp khẩn cấp

Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bảo hộ công dân tại Syria trong trường hợp khẩn cấp

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria sáng 8/12 cảnh báo công dân Việt Nam không nên đến Syria vào thời điểm này.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Những trận đánh lịch sử trong ký ức Tướng Quân đội nhân dân Việt Nam (kỳ II): Ý chí trong thương đau nuôi lớn các anh hùng

Những trận đánh lịch sử trong ký ức Tướng Quân đội nhân dân Việt Nam (kỳ II): Ý chí trong thương đau nuôi lớn các anh hùng

Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu không bao giờ quên những đêm hành quân trong khói lửa mịt mùng.
Những trận đánh lịch sử trong ký ức Tướng Quân đội nhân dân Việt Nam (kỳ I): Từ các câu 'thần chú' khớp lệnh đến lời dặn cầm quân khắc cốt ghi tâm

Những trận đánh lịch sử trong ký ức Tướng Quân đội nhân dân Việt Nam (kỳ I): Từ các câu 'thần chú' khớp lệnh đến lời dặn cầm quân khắc cốt ghi tâm

Tướng của Quân đội nhân dân Việt Nam - Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu nhớ như in những trận đánh lịch sử đã từng tham gia.
Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024: Dấu ấn Việt Nam từ góc nhìn của Đại sứ nước ngoài

Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024: Dấu ấn Việt Nam từ góc nhìn của Đại sứ nước ngoài

Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024 gây ấn tượng mạnh với các nhà ngoại giao quốc tế đang làm việc tại Việt Nam.
Cao uỷ Thương mại Anh: Xây dựng liên kết mạnh mẽ hơn trong hợp tác quốc phòng Việt Nam-Anh

Cao uỷ Thương mại Anh: Xây dựng liên kết mạnh mẽ hơn trong hợp tác quốc phòng Việt Nam-Anh

Cao uỷ Thương mại Anh tại châu Á-Thái Bình Dương Martin Kent khẳng định về cam kết của Anh trong thúc đẩy hợp tác quốc phòng với Việt Nam.
Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ: Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 mở ra kỷ nguyên hợp tác mới

Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ: Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 mở ra kỷ nguyên hợp tác mới

Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ tại Việt Nam Korhan Kemik đã có cuộc phỏng vấn với Báo Thế giới và Việt Nam trước thềm Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024.
Doanh nhân Mỹ gốc Việt và sứ mệnh thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển công nghệ tại Việt Nam

Doanh nhân Mỹ gốc Việt và sứ mệnh thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển công nghệ tại Việt Nam

Việt Nam mong muốn cộng đồng doanh nhân Mỹ gốc Việt đồng hành để xây dựng một Việt Nam hiện đại và mang lại giá trị lâu dài cho tương lai.
Phiên bản di động