Tham dự Hội nghị có gần 1.000 đại diện đến từ 127 quốc gia và 200 cơ quan của LHQ, các tổ chức quốc tế liên chính phủ và phi chính phủ, các viện nghiên cứu, trường đại học hàng đầu trong lĩnh vực hạt nhân và luật hạt nhân. |
Từ ngày 25-29/4, Hội nghị quốc tế lần thứ nhất về Luật hạt nhân đã diễn tại trụ sở Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA) ở Viena, Áo, với sự tham dự của gần 1.000 đại diện đến từ 127 quốc gia và 200 cơ quan của Liên hợp quốc, các tổ chức quốc tế liên chính phủ và phi chính phủ, các viện nghiên cứu, trường đại học hàng đầu trong lĩnh vực hạt nhân và luật hạt nhân.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Tổng giám đốc IAEA Rafael Mariano Grossi khẳng định hạt nhân có thể mang lại lợi ích quan trọng cho con người thông qua cung cấp nguồn năng lượng sạch, ứng dụng vào các nỗ lực giảm phát thải carbon, ứng phó với biến đổi khí hậu, y tế và nông nghiệp.
Ông Grossi cho rằng, trong bối cảnh phát triển của công nghệ hạt nhân mới, thách thức về nguy cơ phổ biến vũ khí hạt nhân, mối đe dọa của chiến tranh, xung đột vũ trang đối với các cơ sở hạ tầng hạt nhân, IAEA và các nước cần bảo đảm thực hiện đầy đủ luật hạt nhân, đồng thời rà soát, đánh giá và hoàn thiện khuôn khổ luật hạt nhân để thích ứng với các thách thức mới, nhằm bảo đảm an ninh, an toàn và hiệu quả của các ứng dụng và công nghệ hạt nhân vì mục đích hoà bình.
Đoàn Việt Nam do Đại sứ Nguyễn Trung Kiên, Đại diện thường trực Việt Nam tại IAEA làm Trưởng đoàn tham gia thảo luận tại Hội nghị. |
Đoàn Việt Nam do Đại sứ Nguyễn Trung Kiên, Đại diện thường trực Việt Nam tại IAEA làm Trưởng đoàn đã tham gia thảo luận tại Hội nghị, trong đó đề cao chính sách nhất quán của Việt Nam về giải trừ, chống phổ biến vũ khí hạt nhân, bảo đảm an toàn, an ninh hạt nhân và quyền chính đáng của các quốc gia trong sử dụng và phát triển năng lượng và công nghệ hạt nhân vì mục đích hòa bình.
Trong quá trình tham luận, Việt Nam đánh giá cao ý nghĩa của Hội nghị Luật hạt nhân lần đầu tiên được IAEA tổ chức, đồng thời nhấn mạnh cần làm rõ triển vọng, xu hướng ứng dụng và các vấn đề pháp lý trong điều chỉnh việc ứng dụng các công nghệ hạt nhân mới, trong đó có công nghệ lò phản ứng hạt nhân mô-đun nhỏ (SMR), nhà máy điện hạt nhân nổi (FNPP).
Hơn 200 diễn giả đến từ cơ quan chính phủ, tổ chức liên chính phủ, cơ quan nghiên cứu, trường đại học, công ty luật… đã trình bày tham luận, trong đó phân tích và đánh giá các khía cạnh chính của luật hạt nhân quốc tế bao gồm lĩnh vực an toàn, an ninh, thanh sát và trách nhiệm bồi thường hạt nhân... cũng như trao đổi về sự tham gia của người dân, vai trò của phụ nữ và luật gia trẻ trong việc thúc đẩy ứng dụng hạt nhân trong tương lai.
Các diễn giả khẳng định luật hạt nhân quốc tế có mối liên hệ chặt chẽ với các ngành luật quốc tế khác như luật môi trường, luật biển... và nhất trí về sự cần thiết xây dựng mới cũng như cập nhật các khuôn khổ pháp lý quốc tế hiện hành, thông qua các cơ chế tại IAEA, nhằm thích ứng với tình hình mới. Các chuyên gia cũng chia sẻ kinh nghiệm quốc gia trong nội luật hoá và thực hiện cam kết quốc tế, xây dựng và thực hiện pháp luật hạt nhân trong nước.
Tiến sĩ Đào Gia Phúc, giảng viên Đại học Kinh tế-Luật TP. Hồ Chí Minh trình bày tham luận tại Hội nghị về chủ đề triển vọng của năng lượng hạt nhân trong ứng phó với biến đổi khí hậu và hàm ý chính sách cho các nước khu vực Đông Nam Á.
Bài trình bày của diễn giả Việt Nam được Hội nghị quan tâm, đánh giá cao.
Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) là tổ chức quốc tế liên chính phủ có chức năng thúc đẩy sử dụng hạt nhân vào mục đích hoà bình, đóng góp vào hoà bình, an ninh quốc tế và thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc. Tháng 9/2021, Việt Nam được các nước thành viên IAEA thống nhất bầu vào Hội đồng Thống đốc IAEA (BoG) nhiệm kỳ 2021-2023. |
| Lần đầu tiên trong lịch sử, IAEA sẽ 'hiệu triệu quốc tế' thảo luận về luật hạt nhân Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) sẽ tổ chức hội nghị quốc tế đầu tiên về luật hạt nhân để thảo luận ... |
| Việt Nam tham dự Diễn đàn Bộ trưởng về hợp tác trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương lần thứ nhất Ngày 22/2, được sự ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng đã ... |