Nhỏ Bình thường Lớn

Việt Nam tham dự kỳ họp lần thứ 217 Hội đồng chấp hành UNESCO

Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ đã tham dự, phát biểu tại phiên khai mạc và có các cuộc gặp gỡ, trao đổi với lãnh đạo UNESCO, Trưởng đoàn các nước thành viên.
Toàn cảnh phiên khai mạc Kỳ họp lần thứ 217 Hội đồng chấp hành UNESCO. (Nguồn UNESCO)
Toàn cảnh phiên khai mạc Kỳ họp lần thứ 217 Hội đồng chấp hành UNESCO. (Nguồn UNESCO)

Ngày 9-10/10, tại Paris, Pháp, phiên khai mạc toàn thể của Kỳ họp lần thứ 217 Hội đồng chấp hành của UNESCO đã diễn ra với sự tham dự của 58 quốc gia thành viên và hơn 100 nước quan sát viên.

Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ đã tham dự, phát biểu tại phiên khai mạc và có các cuộc gặp gỡ, trao đổi với Lãnh đạo UNESCO, Trưởng đoàn các nước thành viên.

Tham gia đoàn Việt Nam tại kỳ họp có bà Lê Thị Hồng Vân, Đại sứ Việt Nam bên cạnh UNESCO; ông Đào Quyền Trưởng, Ủy viên thư ký Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam, cùng cán bộ đại diện Ban thư ký Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam và Phái đoàn Việt Nam bên cạnh UNESCO.

Kỳ họp lần thứ 217 diễn ra khi thế giới phải đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn do tác động của tình hình chính trị thế giới biến động phức tạp, biến đổi khí hậu nghiêm trọng cũng như các mối quan tâm toàn cầu mới như vấn đề trí tuệ nhân tạo...

Trong bối cảnh đó, các nước đều đánh giá vai trò quan trọng hơn bao giờ hết của UNESCO trong việc duy trì hòa bình, giải quyết các thách thức toàn cầu thông qua thúc đẩy hợp tác đa phương trên các lĩnh vực chuyên môn về giáo dục, khoa học, văn hoá, thông tin và truyền thông.

Tổng giám đốc UNESCO đã trình bày báo cáo giai đoạn 2022-2023 và được nhiều quốc gia thành viên đánh giá cao trước những kết quả quan trọng mà UNESCO đã đạt được.

Trong đó nổi bật là sứ mệnh thúc đẩy hợp tác và hòa bình thế giới; tăng cường ưu tiên thúc đẩy giáo dục, bình đẳng giới, phát triển khoa học công nghệ và đạo đức trong khoa học nói chung và trí tuệ nhân tạo nói riêng; các hoạt động hỗ trợ bảo vệ môi trường thiên nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học thông qua các chương trình như khoa học đại dương, các di sản văn hóa và thiên nhiên, các di sản văn hoá phi vật thể, khu dự trữ sinh quyển, công viên địa chất toàn cầu hướng đến phát triển bền vững.

Trợ lý Bộ trưởng Nguyễn Minh Vũ phát biểu tại phiên khai mạc. (Nguồn UNESCO)
Trợ lý Bộ trưởng Nguyễn Minh Vũ phát biểu tại phiên khai mạc. (Nguồn UNESCO)

Phát biểu tại phiên khai mạc, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ nhấn mạnh sự quan trọng của hợp tác đa phương trong bối cảnh thế giới đang diễn ra nhiều thay đổi khó dự báo, đồng thời kêu gọi các quốc gia tiếp tục thúc đẩy hợp tác quốc tế, tăng cường đối thoại, củng cố lòng tin, tình đoàn kết nhằm tìm ra giải pháp chung trong giải quyết các thách thức của thời đại.

Trước những kết quả đáng ghi nhận mà UNESCO đã đạt được trong giai đoạn 2022-2023, Trưởng đoàn Việt Nam đánh giá cao nỗ lực của Tổng giám đốc, Ban Thư ký UNESCO trong việc xây dựng, triển khai các chương trình, hoạt động như Khuyến nghị về đạo đức trong trí tuệ nhân tạo, Hội nghị thế giới về chính sách phát triển bền vững MONDIALCULT, Thập kỷ Liên hợp quốc về khoa học đại dương… góp phần hỗ trợ các quốc gia thành viên thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững đến 2030 của Liên hợp quốc; đồng thời hoan nghênh các hành động và chương trình hỗ trợ nhân đạo khẩn cấp của UNESCO trong các lĩnh vực thuộc thẩm quyền cho các quốc gia bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng hoặc xung đột như Afghanistan, Haiti, Ukraine…

Trợ lý Bộ trưởng Nguyễn Minh Vũ  trao đổi với Tổng giám đốc UNESCO Audrey Azoulay trước phiên khai mạc Kỳ họp. (Nguồn: Đoàn công tác)
Trợ lý Bộ trưởng Nguyễn Minh Vũ trao đổi với Tổng giám đốc UNESCO Audrey Azoulay trước phiên khai mạc Kỳ họp. (Nguồn: Đoàn công tác)

Trợ lý Bộ trưởng Nguyễn Minh Vũ khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục tham gia tích cực, có trách nhiệm và thực hiện các cam kết quốc tế của mình để đóng góp thực chất, hiệu quả hơn nữa vào công việc chung của UNESCO, cam kết sẽ tiếp tục phối hợp triển khai thành công Bản ghi nhớ hợp tác giữa Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2021-2025.

Trợ lý Bộ trưởng Nguyễn Minh Vũ gặp, làm việc Phó Tổng giám đốc UNESCO Xing Qu. (Nguồn Đoàn công tác)
Trợ lý Bộ trưởng Nguyễn Minh Vũ gặp, làm việc Phó Tổng giám đốc UNESCO Xing Qu. (Nguồn Đoàn công tác)

Nhân dịp này, Trợ lý Bộ trưởng Nguyễn Minh Vũ đã có các cuộc tiếp xúc, làm việc với Tổng giám đốc UNESCO Audrey Azoulay, Phó Tổng giám đốc UNESCO Xing Qu, Chủ tịch Hội đồng chấp hành Tamara Rastovac Siamashvi, lãnh đạo các phòng ban của Tổ chức và Trưởng đoàn của một số quốc gia để thúc đẩy các hợp tác song phương và đa phương.

Trợ lý Bộ trưởng Nguyễn Minh Vũ gặp, làm việc với Trợ lý Tổng giám đốc về Văn hóa Ernesto Renato Ottone Ramirez và Giám đốc Trung tâm Di sản thế giới Lazare Assomo. (Nguồn Đoàn công tác)
Trợ lý Bộ trưởng Nguyễn Minh Vũ gặp, làm việc với Trợ lý Tổng giám đốc về Văn hóa Ernesto Renato Ottone Ramirez và Giám đốc Trung tâm Di sản thế giới Lazare Assomo. (Nguồn Đoàn công tác)

Trong các cuộc làm việc, tiếp xúc, lãnh đạo UNESCO và Trưởng đoàn của các quốc gia đều đánh giá cao quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam với UNESCO và các quốc gia thành viên, cũng như vai trò và những đóng góp thực chất, hiệu quả của Việt Nam tại các cơ chế then chốt của Tổ chức như Hội đồng chấp hành, Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể và Công ước 2005 về Bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hoá, cũng như các công việc chung của Tổ chức.

Lãnh đạo UNESCO và Trưởng đoàn các nước chúc mừng Việt Nam có di sản thiên nhiên liên tỉnh đầu tiên Hạ Long-Cát Bà.

Trợ lý Bộ trưởng Nguyễn Minh Vũ gặp, làm việc với Trợ lý Tổng giám đốc phụ trách Đối ngoại và ưu tiên châu Phi Anthony Kwaku Ohemeng-Boamah. (Nguồn Đoàn công tác)
Trợ lý Bộ trưởng Nguyễn Minh Vũ gặp, làm việc với Trợ lý Tổng giám đốc phụ trách Đối ngoại và ưu tiên châu Phi Anthony Kwaku Ohemeng-Boamah. (Nguồn Đoàn công tác)

Lãnh đạo và Ban thư ký UNESCO khẳng định sẽ tiếp tục hỗ trợ tư vấn và ủng hộ các hồ sơ di sản mới của Việt Nam như Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc, Khu khảo cổ học Óc Eo-Ba Thê, Con Moong, các hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể như Lễ hội vía Bà Chúa xứ núi Sam, Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ...; hỗ trợ trong bảo tồn và phát huy giá trị các di sản thế giới đã được UNESCO ghi danh, trong đó có Dự án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long-Hà Nội; đồng thời mong Việt Nam sẽ ứng cử thành công trở thành thành viên của Ủy ban Di sản thế giới nhiệm kỳ 2023-2027.

Tiếp tục tăng cường tuyên truyền, giới thiệu, tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh với cộng đồng quốc tế

Tiếp tục tăng cường tuyên truyền, giới thiệu, tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh với cộng đồng quốc tế

Chiều 5/10, Bộ Ngoại giao đã chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị sơ kết ...

Lan toả di sản Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cộng đồng quốc tế

Lan toả di sản Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cộng đồng quốc tế

Trong bối cảnh hiện nay, lý tưởng cao đẹp, giá trị nhân văn sâu sắc và khát vọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về ...

Dấu mốc mới trong hành trình ngoại giao di sản

Dấu mốc mới trong hành trình ngoại giao di sản

”Việc quần thể Vịnh Hạ Long-Quần đảo Cát Bà được ghi danh là minh chứng sống động, khẳng định một đóng góp cụ thể nữa ...

Lũ lụt làm hư hại nhiều di tích cổ ở Libya

Lũ lụt làm hư hại nhiều di tích cổ ở Libya

Các chuyên gia của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã đến Libya để đánh giá tình trạng ...

Hai chủ nhân giải L’Oréal-UNESCO vì sự phát triển phụ nữ trong khoa học được vinh danh giải Nobel 2023

Hai chủ nhân giải L’Oréal-UNESCO vì sự phát triển phụ nữ trong khoa học được vinh danh giải Nobel 2023

Giáo sư Katalin Karikó và Giáo sư Anne L'Huillier, 2 nhà khoa học nữ nhận giải Nobel năm nay trong lĩnh vực Y sinh và ...