Việt Nam tham gia thủ tục Ý kiến tư vấn của Tòa án Công lý quốc tế về biến đổi khí hậu

Bảo Chi
Chiều 22/3, thay mặt Chính phủ Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Lan đã nộp bản đệ trình tham gia thủ tục Ý kiến tư vấn của Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) về biến đổi khí hậu.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Việt Nam tham gia thủ tục Ý kiến tư vấn của Tòa án công lý quốc tế về biến đổi khí hậu
Tòa án Công lý quốc tế. (Nguồn: RFE)

Trong bản đệ trình của mình, Việt Nam đề nghị ICJ khẳng định nghĩa vụ của các quốc gia trong chống biến đổi khí hậu trên cơ sở các điều ước quốc tế có liên quan như Công ước khung của Liên hợp quốc, Hiệp định Paris và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS), cũng như nguyên tắc trách nhiệm chung nhưng khác biệt (CBDR), đóng góp vào công việc chung của Liên hợp quốc.

Bản đệ trình khẳng định các quốc gia có nghĩa vụ ngăn ngừa các tổn hại xảy ra với hệ thống khí hậu toàn cầu và hợp tác thiện chí trong ứng phó với biến đổi khí hậu. Vì vậy, việc nhiều nước phát triển không tuân thủ nghĩa vụ này sẽ dẫn đến các hệ quả pháp lý theo luật pháp quốc tế.

Trên cơ sở đó, Việt Nam khẳng định hệ thống luật pháp quốc tế về chống biến đổi khí hậu, đã có quy định về cơ chế bồi thường cho tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra cho các nước đang phát triển.

Bản đệ trình của Việt Nam cũng khẳng định việc bồi thường với các tổn thất do biến đổi khí hậu phải trên cơ sở các nguyên tắc trách nhiệm chung nhưng khác biệt (CBDR), trong đó, với mức độ xả thải trong quá khứ, các nước phát triển phải đóng vai trò dẫn dắt trong ứng phó các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu; từ đó cần tích cực thúc đẩy chuyển giao công nghệ xanh, hỗ trợ tài chính xanh cho các nước đang phát triển.

Hội thảo Các vấn đề pháp lý, kỹ thuật về Ý kiến tư vấn của Tòa án Công lý quốc tế về biến đổi khí hậu
Các đại biểu tham dự Hội thảo Các vấn đề pháp lý, kỹ thuật về Ý kiến tư vấn của Tòa án công lý quốc tế về biến đổi khí hậu do Bộ Ngoại giao phối hợp cùng Chính phủ Cộng hòa Vanuatu tổ chức. (Ảnh: Bảo Chi)

Tại Hội thảo khu vực dành cho các nước châu Á tham gia thủ tục tại ICJ (ngày 16-17/3 tại Hạ Long), Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ nhấn mạnh, do đặc điểm địa lý đặc thù, với bờ biển dài, Việt Nam đặc biệt dễ bị tổn thương trước tác động của biến đổi khí hậu.

Bởi vậy, Việt Nam rất coi trọng sự hợp tác với các quốc gia, tổ chức quốc tế trong nỗ lực chung nhằm ứng phó các thách thức về môi trường và biến đổi khí hậu.

“Việc tham gia thủ tục ý kiến tư vấn của ICJ là cơ hội to lớn cho các nước đang phát triển tham gia nỗ lực toàn cầu ứng phó biến đổi khí hậu, thúc đẩy quyền của các nước dễ bị tổn thương và định hình sự phát triển của luật môi trường quốc tế”, Thứ trưởng Thường trực Nguyễn Minh Vũ cho biết.

Theo Ban thư ký ICJ, đã có hơn 80 quốc gia đã nộp bản đệ trình để chính thức tham gia thủ tục ý kiến tư vấn của ICJ tới thời điểm hiện tại. Con số này đã đưa Thủ tục ý kiến tư vấn về biến đổi khí hậu trở thành vụ việc có quy mô lớn nhất mà ICJ từng xử lý, đồng thời cho thấy vai trò quan trọng mà ý kiến của ICJ mang lại trong vấn đề biến đổi khí hậu.

Việt Nam tham gia thủ tục Ý kiến tư vấn của Tòa án công lý quốc tế về biến đổi khí hậu
Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua bằng đồng thuận Nghị quyết yêu cầu ICJ đưa ra ý kiến tư vấn đối với vấn đề biến đổi khí hậu. Nghị quyết được đệ trình theo sáng kiến của Vanuatu và Nhóm nòng cốt gồm 18 nước, trong đó có Việt Nam.

Trước đó, ngày 4/3/2023 tại New York, Hoa Kỳ, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Nghị quyết 77/276 bằng đồng thuận với hơn 130 quốc gia đồng bảo trợ, theo đó đề nghị ICJ cho ý kiến pháp lý về trách nhiệm của các quốc gia trong nỗ lực chống biến đổi khí hậu. Việt Nam nằm trong Nhóm nòng cốt gồm 18 quốc gia chủ trì thúc đẩy Nghị quyết này tại Đại hội đồng LHQ.

Ý tưởng hỏi ý kiến ICJ được Vanuatu thúc đẩy từ năm 2022 khi nhiều nước đảo nhỏ có nguy cơ bị mất sinh kế, thậm chí lãnh thổ… do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu gây ra chủ yếu bởi phát thải khí nhà kính. Các nước nòng cốt cho rằng luật pháp quốc tế đã quy định nghĩa vụ như ngăn ngừa ô nhiễm, giảm phát thải và hỗ trợ các nước khác giảm phát thải… song nhiều nước đã không thực hiện nghĩa vụ này.

Các nước này hy vọng ICJ một lần nữa khẳng định và làm rõ nội hàm của các nghĩa vụ, chỉ ra vi phạm và trách nhiệm pháp lý của các nước liên quan. Ý kiến tư vấn của ICJ về vấn đề này được kỳ vọng sẽ thay đổi nhận thức và hành vi của cộng đồng quốc tế về biến đổi khí hậu trong mối quan hệ giữa các quốc gia cũng như giữa quốc gia với các tập đoàn công nghiệp.

Dự kiến, ICJ sẽ chính thức đưa ra ý kiến của mình vào năm 2025 sau khi lấy ý kiến bằng văn bản và tổ chức phiên tranh tụng trực tiếp đối với yêu cầu của Đại hội đồng LHQ.

Phát biểu về sáng kiến này, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, khẳng định: “Việc tích cực thúc đẩy và tham gia thủ tục ý kiến tư vấn tại ICJ thể hiện rõ vai trò của Việt Nam với tư cách thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, thu hút sự ủng hộ của các nước đang phát triển. Tiến trình tại ICJ cũng cho thấy sự coi trọng của cộng đồng quốc tế đối với vai trò, đóng góp của Việt Nam trong vấn đề biến đổi khí hậu, bao gồm các cam kết mạnh mẽ thời gian qua tại các diễn đàn quốc tế”.

Về ICJ

Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) là cơ quan tư pháp chính của Liên hợp quốc, được thành lập vào tháng 6/1945 theo Hiến chương Liên hợp quốc và bắt đầu hoạt động từ tháng 4/1946.

ICJ có hai vai trò chính gồm: (i) giải quyết các tranh chấp pháp lý theo yêu cầu của các quốc gia; và (ii) đưa ra ý kiến tư vấn về các câu hỏi pháp lý theo đề nghị của các cơ quan Liên hợp quốc.

Thủ tục ý kiến tư vấn

Thủ tục cung cấp ý kiến tư vấn là một trong hai chức năng chính của ICJ. Trên cơ sở đề nghị của các cơ quan Liên hợp quốc, ICJ sẽ cung cấp ý kiến tư vấn của tòa về các câu hỏi pháp lý mà các cơ quan Liên hợp quốc nêu. Ý kiến tư vấn của ICJ không có giá trị ràng buộc trực tiếp theo luật pháp quốc tế mà chỉ có tính khuyến nghị với các quốc gia và tổ chức quốc tế có liên quan.

Tuy vậy, ý kiến tư vấn của ICJ vẫn đóng vai trò quan trọng trong giải thích luật pháp quốc tế và có thể là cơ sở để các quốc gia, tổ chức quốc tế xây dựng chính sách, pháp luật.

Đến nay, ICJ đã 28 lần đưa ra ý kiến tư vấn khi nhận được yêu cầu của các cơ quan Liên hợp quốc, trong đó đây là lần thứ ba Việt Nam tham gia thủ tục xin ý kiến tư vấn của ICJ. Trước đó, trong năm 2023, Việt Nam cũng đã tham gia đầy đủ vòng góp ý bằng văn bản và tranh tụng trực tiếp trong thủ tục xin ý kiến tư vấn của Tòa Luật Biển quốc tế (ITLOS).

Ý kiến tư vấn của Toà án Công lý quốc tế sẽ củng cố những nỗ lực chung trong ứng phó với biến đổi khí hậu

Ý kiến tư vấn của Toà án Công lý quốc tế sẽ củng cố những nỗ lực chung trong ứng phó với biến đổi khí hậu

Đại diện Việt Nam nhấn mạnh ý kiến tư vấn của Tòa án Công lý quốc tế sẽ góp phần củng cố những nỗ lực ...

Liên hợp quốc sẽ tiếp tục ủng hộ nỗ lực của Việt Nam trong ứng phó với biến đổi khí hậu

Liên hợp quốc sẽ tiếp tục ủng hộ nỗ lực của Việt Nam trong ứng phó với biến đổi khí hậu

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam thời gian qua nhằm triển khai các cam kết ...

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định cam kết chống biến đổi khí hậu và chuyển đổi xanh mạnh mẽ của Việt Nam tại IPMF-3

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định cam kết chống biến đổi khí hậu và chuyển đổi xanh mạnh mẽ của Việt Nam tại IPMF-3

Sáng 2/2, tại Brussels (Bỉ) đã diễn ra Diễn đàn Bộ trưởng Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương lần thứ ba (IPMF-3) với sự ...

Việt Nam chủ trì phiên trù bị xin ý kiến Tòa án Công lý quốc tế về nghĩa vụ quốc gia trong vấn đề biến đổi khí hậu

Việt Nam chủ trì phiên trù bị xin ý kiến Tòa án Công lý quốc tế về nghĩa vụ quốc gia trong vấn đề biến đổi khí hậu

Sáng 8/3 (giờ địa phương), Phái đoàn thường trực hai nước Việt Nam và Vanuatu tại Liên hợp quốc (LHQ) đã phối hợp tổ chức ...

Hội thảo Các vấn đề pháp lý, kỹ thuật về Ý kiến tư vấn của Tòa án Công lý quốc tế về biến đổi khí hậu

Hội thảo Các vấn đề pháp lý, kỹ thuật về Ý kiến tư vấn của Tòa án Công lý quốc tế về biến đổi khí hậu

Từ 16-17/3, Bộ Ngoại giao phối hợp cùng Chính phủ Cộng hòa Vanuatu tổ chức Hội thảo Các vấn đề pháp lý, kỹ thuật về ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Chuyến công tác Mỹ Latinh của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Truyền động lực vì tương lai

Chuyến công tác Mỹ Latinh của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Truyền động lực vì tương lai

Chuyến công tác Mỹ Latinh của Thủ tướng khẳng định vị thế Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế, mở ra động lực hợp tác vì tương lai phát ...
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành tôn tạo Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành tôn tạo Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Dominica

Ngày 21/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân dự Lễ khánh thành công trình tôn tạo tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam-Dominica

Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam-Dominica

Nhân chuyến thăm chính thức Cộng hoà Dominica của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân, hai bên đã ra tuyên bố chung.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Nhiều tiềm năng, cơ hội hợp tác với tính khả thi rất cao giữa Việt Nam và Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Nhiều tiềm năng, cơ hội hợp tác với tính khả thi rất cao giữa Việt Nam và Dominica

Sáng 21/11 (theo giờ địa phương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam-Dominica.
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 22/11/2024: Kim Ngưu mâu thuẫn tình cảm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 22/11/2024: Kim Ngưu mâu thuẫn tình cảm

Tử vi hôm nay 22/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm, hai bên đã nâng cấp quan hệ Việt Nam-Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tại Venezuela

Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tại Venezuela

Đại sứ quán Việt Nam tại Venezuela đã tổ chức buổi tọa đàm 'Quân đội nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành'.
Tích lũy đủ 'chất và lượng', cùng nhau hướng tới tầng nấc mới trong quan hệ Việt Nam-Malaysia

Tích lũy đủ 'chất và lượng', cùng nhau hướng tới tầng nấc mới trong quan hệ Việt Nam-Malaysia

Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm có ý nghĩa quan trọng, là bước triển khai cụ thể đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng lần thứ XIII.
Trao đổi cấp cao trực tiếp có vai trò quan trọng dẫn dắt và định hướng quan hệ Việt Nam-Campuchia

Trao đổi cấp cao trực tiếp có vai trò quan trọng dẫn dắt và định hướng quan hệ Việt Nam-Campuchia

Chuyến thăm tới Campuchia của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn diễn ra trong bối cảnh hai nước có một số sự kiện rất quan trọng trong năm 2024.
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Malaysia: Sẻ chia khát vọng và tầm nhìn tới tương lai

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Malaysia: Sẻ chia khát vọng và tầm nhìn tới tương lai

Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm phản ánh cam kết của cả hai nước trong việc củng cố mối quan hệ song phương.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Hàng trăm nhà ngoại giao tham gia hành trình xe đạp hữu nghị vì Hà Nội xanh

Hàng trăm nhà ngoại giao tham gia hành trình xe đạp hữu nghị vì Hà Nội xanh

Hơn 300 nhà ngoại giao nước ngoài đã tham gia Hành trình đạp xe hữu nghị vì Hà Nội xanh.
Phiên bản di động