Việt Nam thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Chu Văn
Mục sư Franklin Graham bày tỏ niềm vui khi được cảm nhận về sự tự do tôn giáo tại Việt Nam, cảm ơn Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện cho ông được trở lại Việt Nam để thực hiện bổn phận.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tiếp Mục sư Franklin Graham, Chủ tịch Hiệp hội truyền giáo Billy Graham. (Nguồn: TTXVN)
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tiếp Mục sư Franklin Graham, Chủ tịch Hiệp hội truyền giáo Billy Graham. (Nguồn: TTXVN)

Chiều 1/3, tiếp Mục sư Franklin Graham, Chủ tịch Hiệp hội truyền giáo Billy Graham, Chủ tịch Tổ chức Cứu trợ, truyền giáo cơ đốc quốc tế Samaritan’ Purse, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái khẳng định, Đảng, Nhà nước Việt Nam thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, bảo đảm bình đẳng giữa các tôn giáo, phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp và nguồn lực của tôn giáo cho quá trình phát triển đất nước.

Hoan nghênh và chào mừng Mục sư Franklin Graham đến Việt Nam lần thứ 2 sau hơn 5 năm (lần thứ nhất Mục sư đến Việt Nam vào ngày 7/12/2017), Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chia sẻ về công tác phòng, chống dịch Covid-19 của Việt Nam và nêu rõ, thành công của Việt Nam trong công tác này có phần rất lớn của cộng đồng các tôn giáo, trong đó có đạo Tin Lành.

Sau đại dịch, cùng với sự phục hồi kinh tế, các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo được diễn ra bình thường và có phần sôi động hơn để bù đắp thời gian giãn cách. “Lễ hội truyền giảng Xuân yêu thương” Mục sư Franklin tham dự lần này là một trong những hoạt động tôn giáo lớn của Việt Nam diễn ra như vậy.

Thông tin về tình hình tôn giáo và chính sách tôn giáo của Việt Nam, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho biết, Việt Nam là đất nước có truyền thống văn hóa lâu đời, là quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo. Hầu hết người dân Việt Nam (trên 95% dân số) có tín ngưỡng, tôn giáo.

Nhà nước Việt Nam đã công nhận và cấp đăng ký hoạt động cho 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo, với khoảng 26,5 triệu người có đạo, chiếm 27% dân số cả nước. Các tôn giáo có đông người theo đạo là: Phật giáo, Công giáo, Phật giáo Hòa Hảo, Tin Lành, Cao Đài.

Hiện Việt Nam có trên 1,2 triệu người theo đạo Tin lành, hơn 100 tổ chức, sinh hoạt tôn giáo ổn định tại gần 6 nghìn điểm nhóm, có mặt tại tất cả các tỉnh, thành phố, trong đó, khu vực phía Nam nói chung, Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng là địa bàn tập trung của hơn 90% tổ chức và 70% người theo đạo Tin Lành tại Việt Nam hiện nay.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nêu rõ: Hiến pháp 2013 của Nhà nước Việt Nam khẳng định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là quyền cơ bản của con người. Đặc biệt, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 đã tạo khuôn khổ pháp lý vững chắc bảo đảm tốt hơn quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân.

Ở Việt Nam, không có xung đột tôn giáo. Các tôn giáo chung sống hòa hợp, người dân có đạo tham gia tích cực vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Phó Thủ tướng mong muốn, với vai trò là Chủ tịch Hiệp hội Truyền giáo Billy Graham, Mục sư sẽ góp phần thúc đẩy những đóng góp tích cực của người theo đạo Tin lành đối với hoạt động của đạo và đời ở Việt Nam.

Nhân dịp Mục sư Franklin Graham tới thăm Việt Nam, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái khuyến nghị, Mục sư và các thành viên trong đoàn dành thời gian để trải nghiệm thực tế đời sống tín ngưỡng, tôn giáo phong phú của Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh.

Giới thiệu mùa Xuân là mùa của lễ hội, của các hoạt động sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo sôi động, Phó Thủ tướng mong muốn Mục sư sẽ trải nghiệm thực tế phong phú của đời sống tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam, thấy được thành quả của chính sách tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng, Nhà nước Việt Nam, sẽ khác xa so với những nội dung mà Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đề cập trong báo cáo thường niên về tình hình tôn giáo ở Việt Nam.

Phó Thủ tướng bày tỏ tin tưởng, từ trải nghiệm thực tế, Mục sư Franklin và Đoàn công tác sẽ có tiếng nói góp phần đưa hình ảnh Việt Nam tươi đẹp, mến khách, đa dạng, phong phú và tự do về tín ngưỡng, tôn giáo đến với Chính phủ, người dân Hoa Kỳ và bạn bè quốc tế, giúp Bộ Ngoại giao Hoa kỳ hiểu và sớm đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước cần theo dõi đặc biệt về tôn giáo.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cảm ơn “Tổ chức cứu trợ, truyền giáo cơ đốc quốc tế Samaritan’s Purse đã hỗ trợ xây dựng những dự án nước sạch, vệ sinh nông thôn, giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ở Việt Nam; bày tỏ hy vọng Chủ tịch Franklin sẽ có nhiều hoạt động thiết thực hơn nữa trong thời gian tới.

Bày tỏ vinh dự được gặp Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Mục sư Franklin Graham chia sẻ, thế giới đã vượt qua đại dịch Covid-19. Đời sống kinh tế của thế giới đã trở lại. Và dù không phải là một nhà kinh tế, song ông tin tưởng, nền kinh tế Việt Nam sẽ trở lại mạnh mẽ hơn trước.

Mục sư Franklin Graham bày tỏ niềm vui khi được cảm nhận về sự tự do tôn giáo tại Việt Nam, cảm ơn Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện cho ông được trở lại Việt Nam để thực hiện bổn phận.

“Khi tôi trở lại Hoa Kỳ, tôi sẽ làm Đại sứ cho quý vị. Tôi rất vui khi được chia sẻ với chính giới và người dân Hoa Kỳ về tự do tôn giáo mà tôi được trải nghiệm tại Việt Nam”, Mục sư Franklin Graham bày tỏ.

Trên cương vị thành viên Hội đồng Nhân quyền, Việt Nam sẽ tiếp tục bảo đảm và thúc đẩy quyền con người

Trên cương vị thành viên Hội đồng Nhân quyền, Việt Nam sẽ tiếp tục bảo đảm và thúc đẩy quyền con người

Ngày 19/10, tại trụ sở Liên hợp quốc (LHQ), Ủy ban về các vấn đề xã hội, nhân đạo và văn hóa, Khóa 77 Đại ...

Việt Nam đạt nhiều thành tựu trong đảm bảo và thúc đẩy quyền con người

Việt Nam đạt nhiều thành tựu trong đảm bảo và thúc đẩy quyền con người

Ngày 8/12, Hội thảo cập nhật tình hình thực hiện khuyến nghị về quyền con người trong lĩnh vực lao động-xã hội theo cơ chế ...

Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào danh sách cần theo dõi tự do tôn giáo là 'thiếu khách quan'

Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào danh sách cần theo dõi tự do tôn giáo là 'thiếu khách quan'

Việc Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào danh sách cần theo dõi đặc biệt về tự do tôn giáo là dựa trên những đánh giá ...

Việt Nam kêu gọi Hội đồng Bảo an và các thành viên đi đầu trong thúc đẩy và tăng cường thượng tôn pháp luật

Việt Nam kêu gọi Hội đồng Bảo an và các thành viên đi đầu trong thúc đẩy và tăng cường thượng tôn pháp luật

Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ khẳng định luật pháp quốc tế là nền tảng của trật tự quốc tế hiện đại và hoà ...

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang: Tôn trọng và hiểu biết, đối thoại và hợp tác, bảo đảm và thúc đẩy tất cả các quyền con người cho tất cả mọi người

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang: Tôn trọng và hiểu biết, đối thoại và hợp tác, bảo đảm và thúc đẩy tất cả các quyền con người cho tất cả mọi người

Sáng ngày 27/2, tại Geneva, Thụy Sỹ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam dự khai ...

(theo TTXVN)

Xem nhiều

Đọc thêm

Khoảng 286,3 triệu USD được ký kết thông qua Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam

Khoảng 286,3 triệu USD được ký kết thông qua Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã diễn ra thành công rất tốt đẹp, đảm bảo an ninh, an toàn tuyệt đối về mọi mặt.
Ấn tượng về Quân đội nhân dân Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế

Ấn tượng về Quân đội nhân dân Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế

Với nhà báo Gaston Fiorda, Quân đội nhân dân Việt Nam 'chính là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam, cũng như biểu tượng của sự hy sinh anh ...
Việt Nam lọt top 40 quốc gia đẹp nhất thế giới, nổi bật với đồ ăn ngon

Việt Nam lọt top 40 quốc gia đẹp nhất thế giới, nổi bật với đồ ăn ngon

Danh sách mới công bố của tạp chí Mỹ US News & World Report cho thấy, Việt Nam là một trong 40 quốc gia đẹp nhất thế giới năm 2024.
Lệnh cấm chồng chất, EU vẫn tăng cường mua dầu Nga ở mức tối đa, nước nào nhập nhiều hàng nhất?

Lệnh cấm chồng chất, EU vẫn tăng cường mua dầu Nga ở mức tối đa, nước nào nhập nhiều hàng nhất?

EU đã mua dầu Nga với tổng trị giá 687,5 triệu EUR trong tháng 10/2024. Đây là mức tối đa kể từ tháng 2 năm nay.
Hàn Quốc thẩm vấn Bộ trưởng Thống nhất và Giám đốc Cơ quan tình báo liên quan đến thiết quân luật

Hàn Quốc thẩm vấn Bộ trưởng Thống nhất và Giám đốc Cơ quan tình báo liên quan đến thiết quân luật

Giới chức Hàn Quốc thông báo Bộ trưởng Thống nhất Kim Yung Ho và Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia (NIS) Cho Tae Yong đã bị các nhà ...
Trên hành trình tham gia mạng lưới Thành phố Học tập toàn cầu (Kỳ 2): Những câu chuyện vòng quanh thế giới

Trên hành trình tham gia mạng lưới Thành phố Học tập toàn cầu (Kỳ 2): Những câu chuyện vòng quanh thế giới

Những câu chuyện truyền cảm hứng của các thành phố đoạt giải thưởng ở Hội nghị quốc tế Thành phố Học tập toàn cầu có thể trở thành bài học ...
Thông tin đối ngoại về quyền con người cần có những cách làm mới để 'ai hiểu rồi thì yêu ta'

Thông tin đối ngoại về quyền con người cần có những cách làm mới để 'ai hiểu rồi thì yêu ta'

Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền phối hợp Báo Thế giới và Việt Nam tổ chức Hội thảo 'Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới'.
Thông tin đối ngoại và bảo vệ quyền con người: Kết hợp hài hòa giữa ‘xây’ và ‘chống’

Thông tin đối ngoại và bảo vệ quyền con người: Kết hợp hài hòa giữa ‘xây’ và ‘chống’

Công tác thông tin đối ngoại về đảm bảo nhân quyền ở Việt Nam trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
Giá trị thời đại của Tuyên ngôn phổ quát về quyền con người năm 1948

Giá trị thời đại của Tuyên ngôn phổ quát về quyền con người năm 1948

Việt Nam xây dựng được hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội, trong đó chú trọng xây dựng pháp luật về quyền con người tương đối toàn diện.
Chuyên gia LHQ: Hoan nghênh sự sẵn sàng của Việt Nam trong hợp tác quốc tế về nhân quyền

Chuyên gia LHQ: Hoan nghênh sự sẵn sàng của Việt Nam trong hợp tác quốc tế về nhân quyền

Vai trò của Việt Nam với tư cách thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ (2023–2025) là minh chứng cho cam kết của Việt Nam trong hợp tác quốc tế.
Đặt con người là trung tâm trong chiến lược phát triển

Đặt con người là trung tâm trong chiến lược phát triển

Suốt quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, con người luôn được đặt ở trung tâm của mọi chiến lược, chính sách.
Bảo đảm quyền con người để đất nước phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Bảo đảm quyền con người để đất nước phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Trong kỷ nguyên mới, quyền con người là trung tâm, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển đất nước.
Trưởng Phái đoàn IOM ấn tượng trước nỗ lực triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Việt Nam

Trưởng Phái đoàn IOM ấn tượng trước nỗ lực triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Việt Nam

Theo Trưởng Phái đoàn IOM, Việt Nam nằm trong số ít các nước có Kế hoạch triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự.
Thông tin đối ngoại về quyền con người: Cần đổi mới thực sự từ tư tưởng, nhận thức đến cách làm

Thông tin đối ngoại về quyền con người: Cần đổi mới thực sự từ tư tưởng, nhận thức đến cách làm

Trong thời kỳ hội nhập quốc tế và kỷ nguyên kỹ thuật số, thông tin đối ngoại về quyền con người cần được đổi mới và sáng tạo như thế nào?
Đại biểu đoàn mục sư Tin lành quốc tế: Thế giới cần thấy được sự cởi mở, tự do ở Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực tôn giáo

Đại biểu đoàn mục sư Tin lành quốc tế: Thế giới cần thấy được sự cởi mở, tự do ở Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực tôn giáo

Theo ông Jossy Chacko, đoàn mục sư Tin lành quốc tế, Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể về chính sách để bảo đảm tự do tôn giáo cho người dân.
Quyền chuyển đổi giới tính trong pháp luật một số quốc gia - Một số gợi mở cho Việt Nam

Quyền chuyển đổi giới tính trong pháp luật một số quốc gia - Một số gợi mở cho Việt Nam

Trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển, hợp pháp hóa quyền chuyển đổi giới tính đã trở thành một vấn đề trọng tâm được đưa ra bàn luận sôi nổi...
Kết quả thúc đẩy và bảo vệ quyền con người ở Việt Nam sau hơn 35 năm đổi mới

Kết quả thúc đẩy và bảo vệ quyền con người ở Việt Nam sau hơn 35 năm đổi mới

Sau hơn 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong lĩnh vực thúc đẩy, bảo vệ quyền con người.
Lợi dụng vấn đề trái phiếu doanh nghiệp để chống phá, nhận diện để kịp thời đấu tranh

Lợi dụng vấn đề trái phiếu doanh nghiệp để chống phá, nhận diện để kịp thời đấu tranh

Bên cạnh những hiệu quả mang lại, việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp tiềm ẩn nhiều nguy cơ, thách thức trong quản lý.
Vạch trần thủ đoạn tội phạm, Anh đẩy mạnh chiến dịch bảo vệ người di cư

Vạch trần thủ đoạn tội phạm, Anh đẩy mạnh chiến dịch bảo vệ người di cư

Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông toàn cầu trên mạng xã hội với chủ đề 'Vạch trần thủ đoạn của những đối tượng đưa người di cư trái phép'.
Nga: Trẻ em nhập cư không biết tiếng Nga thì đừng đến trường!

Nga: Trẻ em nhập cư không biết tiếng Nga thì đừng đến trường!

Theo luật mới có hiệu lực từ ngày 1/4/2025, trẻ em nhập cư muốn nhập học các chương trình giáo dục phổ thông các cấp phải vượt qua kỳ thi năng lực tiếng Nga.
Quốc gia Đông Nam Á đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới

Quốc gia Đông Nam Á đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới

Ngày 4/12, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Thái Lan cho biết các văn phòng đăng ký kết hôn trên cả nước sẽ chính thức làm thủ tục đăng ký kết hôn đồng giới.
Cứ 10 phút lại có một phụ nữ bị giết hại - Thực trạng toàn cầu đau lòng

Cứ 10 phút lại có một phụ nữ bị giết hại - Thực trạng toàn cầu đau lòng

Mỗi ngày có 140 phụ nữ và trẻ em gái tử vong do bạn trai hoặc người thân trong gia đình gây ra, tức là cứ 10 phút có một phụ nữ hoặc trẻ em ...
Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

75 năm trước, lịch sử ngoại giao Mỹ đã ghi danh nữ Đại sứ đầu tiên…
Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Trung tâm Đông-Tây (Mỹ) vinh danh Tổng thống quần đảo Marshall Hilda Heine với Giải thưởng Phụ nữ có tầm ảnh hưởng (Women of Impact Award) năm 2024.
Phiên bản di động