Việt Nam tin tưởng vào việc tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ tới

Chu An
Trên cương vị thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (HĐNQ LHQ) nhiệm kỳ 2023-2025, Việt Nam tiếp tục có nhiều sáng kiến phù hợp với ưu tiên của Việt Nam và quan tâm chung của thế giới, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Phiên họp cấp cao Khóa họp lần thứ 55 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (HĐNQ LHQ) tại Geneva
Toàn cảnh Phiên họp cấp cao Khóa họp lần thứ 55 HĐNQ LHQ tại Geneva.

Và tại khóa họp lần thứ 55 của HĐNQ LHQ, diễn ra trong vòng 6 tuần từ ngày 26/2-5/4/2024 và là khóa họp dài nhất của HĐNQ từ trước đến nay, Việt Nam cũng đã chủ động, tích cực xây dựng và phát biểu cả với tư cách quốc gia và thay mặt 4 nhóm nước về các chủ đề khác nhau, đóng góp vào hoạt động chung của khóa họp.

Chia sẻ với TG&VN, Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh LHQ, WTO và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva cho biết, khóa họp đã xem xét hơn 80 báo cáo, thảo luận, thương lượng nhiều lĩnh vực khác nhau liên quan đến quyền con người, từ biến đổi khí hậu, quyền lương thực, bình đẳng giới, đến những vấn đề như tác động của các cuộc xung đột tại Trung Đông, Ukraine và nhiều nơi khác trên thế giới đến thụ hưởng quyền con người.

Kết thúc khóa họp, HĐNQ đã thông qua 32 nghị quyết và 2 quyết định, bao gồm cả những vấn đề mới như chống phân biệt đối xử và bạo lực với người liên giới tính; thông qua Báo cáo quốc gia theo cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) của 14 nước; đồng thời bổ nhiệm nhân sự cho 14 Thủ tục đặc biệt của HĐNQ trên nhiều lĩnh vực khác nhau.

Sự tham gia đông đảo của Lãnh đạo các nước, các tổ chức quốc tế, cũng như các chủ thể khác xuyên suốt Khóa họp và trao đổi, thảo luận về các vấn đề thời sự, đang thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế, thể hiện sự quan tâm cao của cộng đồng quốc tế đối với các hoạt động của HĐNQ, đồng thời cũng phản ánh vai trò quan trọng hàng đầu của cơ quan này trong thảo luận, quyết định các vấn đề liên quan đến quyền con người hiện nay.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn phát biểu tại Phiên họp cấp cao Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, ngày 26/2 tại Geneva, Thụy Sỹ. (Ảnh: Nhất Phong)
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn phát biểu tại Phiên họp cấp cao Khóa họp 55 HĐNQ LHQ, ngày 26/2 tại Geneva, Thụy Sỹ. (Ảnh: Nhất Phong)

Đại sứ Mai Phan Dũng nhấn mạnh: “Trong vai trò thành viên của HĐNQ nhiệm kỳ 2023-2025, Đoàn Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dẫn đầu đã tham gia tích cực vào quá trình thảo luận, ra quyết định của Khóa họp nêu trên.

Phát biểu của Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn tại Phiên họp cấp cao của Khóa họp 55 đã chia sẻ về những nỗ lực, kết quả Việt Nam đạt được trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, góp phần bảo đảm an sinh xã hội và việc thụ hưởng đầy đủ quyền con người của người dân.

Bộ trưởng chia sẻ quan điểm, cách tiếp cận của Việt Nam về các vấn đề thuộc quan tâm chung của cộng đồng quốc tế hiện nay; nhấn mạnh yêu cầu duy trì và tôn trọng hòa bình, ổn định, luật pháp quốc tế, thúc đẩy tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau, khoan dung, bao trùm, thống nhất và trân trọng sự khác biệt, đối thoại, hợp tác; đồng thời đặt người dân vào trung tâm mọi chính sách và bảo đảm phát triển bao trùm và bền vững.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cũng tái khẳng định các ưu tiên của Việt Nam khi tham gia HĐNQ LHQ, trong đó có bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương, bình đẳng giới, chuyển đổi số và quyền con người; thông báo Việt Nam đã thực hiện hoàn toàn gần 90% số khuyến nghị theo cơ chế UPR năm 2019 và chuẩn bị cho báo cáo UPR chu kỳ IV vào tháng 5/2024; cho biết sẽ đề xuất nghị quyết hằng năm về bảo đảm quyền con người trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại Khóa họp 56 vào tháng 6/2024 sắp tới.

Đồng thời, để tiếp nối những đóng góp tích cực, cam kết mạnh mẽ và sự sẵn sàng đóng góp của Việt Nam, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn tuyên bố và kêu gọi các nước ủng hộ Việt Nam tái ứng cử làm thành viên HĐNQ LHQ nhiệm kỳ 2026-2028”.

Đại sứ Mai Phan Dũng phát biểu tại phiên họp. (Nguồn: TTXVN)
Đại sứ Mai Phan Dũng phát biểu thay mặt Nhóm nòng cốt Nghị quyết về quyền con người và biến đổi khí hậu, bao gồm Việt Nam, Bangladesh, Philippines, trong Phiên đối thoại về báo cáo của Cao ủy Nhân quyền LHQ về chủ đề các biện pháp giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu đối với việc thụ hưởng quyền lương thực. (Nguồn: TTXVN)

Bên cạnh đó, Đại sứ Mai Phan Dũng cũng thông báo, tại Khóa họp vừa kết thúc, bên cạnh các phát biểu với tư cách quốc gia, Việt Nam cũng đã chủ động, tích cực xây dựng và phát biểu thay mặt 4 nhóm nước về các chủ đề khác nhau, đóng góp vào hoạt động chung của Khóa họp.

Cụ thể, Việt Nam đã phát biểu thay mặt cho ASEAN và Timor-Leste phát biểu tại Phiên đối thoại với Báo cáo viên đặc biệt về quyền lương thực; thay mặt cho Nhóm nòng cốt của Nghị quyết về biến đổi khí hậu và quyền con người (gồm Bangladesh, Philippines và Việt Nam) tại Phiên đối thoại về Báo cáo của Cao ủy Nhân quyền LHQ về chủ đề các biện pháp giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu đối với việc thụ hưởng quyền lương thực; thay mặt cho nhóm 22 nước liên khu vực phát biểu tại phiên thảo luận chung ngày 27/3/2024 về chủ đề bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu của người dân trong xung đột vũ trang; và phát biểu thay mặt nhóm 63 nước liên khu vực tại phiên thảo luận chung ngày 3/4/2024 về chủ đề đẩy nhanh tiến trình thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững để thúc đẩy bình đẳng giới.

Đây là những vấn đề Việt Nam ưu tiên, tích cực thúc đẩy, đồng thời cũng thuộc quan tâm, ưu tiên cao của cộng đồng quốc tế hiện nay. Việc đông đảo các nước ủng hộ, tham gia đồng bảo trợ các phát biểu chung này cho thấy sự đánh gia cao vai trò, tiếng nói của Việt Nam, cũng như khả năng kết nối, thúc đẩy trao đổi, đối thoại của Việt Nam trên các vấn đề liên quan đến quyền con người tại HĐNQ.

Trong đó, phát biểu chung về chủ đề đẩy nhanh tiến trình thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững để thúc đẩy bình đẳng giới, với sự tham gia đồng bảo trợ của 63 nước đến từ các khu vực địa lý, trình độ phát triển khác nhau, là một trong những phát biểu chung có sự ủng hộ rộng rãi nhất tại Khóa họp thường kỳ của HĐNQ LHQ.

Đại sứ Mai Phan Dũng khẳng định: “Cùng với vai trò, vị thế của đất nước, sự tham gia tích cực, chủ động và có trách nhiệm của ta trong tư cách thành viên Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2023-2025 hiện nay, sự đánh giá cao của cộng đồng quốc tế đối với sự tham gia của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương quốc tế, gần đây nhất là việc ECOSOC đã tín nhiệm bầu Việt Nam vào Hội đồng chấp hành Cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) nhiệm kỳ 2025-2027, chúng ta có cơ sở để tin tưởng vào sự ủng hộ của các nước đối với việc Việt Nam tái ứng cử vào HĐNQ nhiệm kỳ 2026-2028 sắp tới”.

(theo Phái đoàn Việt Nam tại Geneva)

Thứ trưởng Ngoại giao bác bỏ các báo cáo sai lệch về quyền con người ở Việt Nam

Thứ trưởng Ngoại giao bác bỏ các báo cáo sai lệch về quyền con người ở Việt Nam

Theo Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, các báo cáo của các cơ quan Liên hợp quốc và các bên liên quan về Việt ...

Việt Nam trúng cử Hội đồng chấp hành UN Women nhiệm kỳ 2025-2027

Việt Nam trúng cử Hội đồng chấp hành UN Women nhiệm kỳ 2025-2027

Việc tất cả thành viên ECOSOC đồng thuận bầu Việt Nam vào Hội đồng chấp hành UN Women thể hiện sự ghi nhận và đánh ...

Thúc đẩy xã hội toàn diện, công bằng, phát triển bền vững

Thúc đẩy xã hội toàn diện, công bằng, phát triển bền vững

Mới đây, tham gia Khóa họp lần thứ 62 Ủy ban Phát triển xã hội (CsocD) tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York ...

Những con số khẳng định nỗ lực rất lớn trong bảo đảm quyền con người của Việt Nam

Những con số khẳng định nỗ lực rất lớn trong bảo đảm quyền con người của Việt Nam

44 luật được thông qua trong đó có nhiều văn bản luật quan trọng liên quan đến quyền con người, GDP đầu người tăng 25%, ...

Không thể xuyên tạc sự thật

Không thể xuyên tạc sự thật

Lợi dụng thông tin Việt Nam tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (HĐNQ LHQ) nhiệm kỳ 2026-2028, các tổ chức, cá ...

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Xem nhiều

Đọc thêm

Dự báo thời tiết ngày 27/7: Hà Nội ngày nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào; khu vực Nam Bộ có nơi mưa to

Dự báo thời tiết ngày 27/7: Hà Nội ngày nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào; khu vực Nam Bộ có nơi mưa to

Dự báo thời tiết ngày 27/7, phía Đông Bắc Bộ và Thủ đô Hà Nội ngày nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài ...
Giá heo hơi hôm nay 27/7: Đi ngang trên diện rộng; Trung Quốc nhập khẩu mạnh thịt heo từ Nga

Giá heo hơi hôm nay 27/7: Đi ngang trên diện rộng; Trung Quốc nhập khẩu mạnh thịt heo từ Nga

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay đi ngang trên diện rộng. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 62.000 - 66.000 đồng/kg.
Kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7): Nhiều hoạt động của tuổi trẻ cả nước tri ân các Anh hùng Liệt sĩ

Kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7): Nhiều hoạt động của tuổi trẻ cả nước tri ân các Anh hùng Liệt sĩ

Nhiều hoạt động tại các tỉnh nhằm tri ân các Anh hùng liệt sĩ nhân Kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7).
Chứng nhận Halal - hiệu quả, minh bạch và toàn diện hơn với công nghệ hiện đại

Chứng nhận Halal - hiệu quả, minh bạch và toàn diện hơn với công nghệ hiện đại

Thị trường Halal toàn cầu được ước tính trị giá hàng nghìn tỷ USD, nêu bật tầm quan trọng của quy trình chứng nhận Halal đáng tin cậy và hiệu ...
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/7 và sáng 28/7: Lịch thi đấu giao hữu - Arsenal vs MU; vòng bảng bóng đá nam Olympic Paris 2024

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/7 và sáng 28/7: Lịch thi đấu giao hữu - Arsenal vs MU; vòng bảng bóng đá nam Olympic Paris 2024

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/7 và sáng 28/7: Lịch thi đấu giao hữu - Arsenal vs MU; môn bóng đá nam Olympic Paris 2024 - Nhật Bản ...
Điểm chuẩn đại học 2024 sẽ biến động thế nào?

Điểm chuẩn đại học 2024 sẽ biến động thế nào?

Các chuyên gia tuyển sinh dự báo, điểm chuẩn đại học năm nay có thể tăng cao ở nhiều ngành, trường.
Các sở, ban, ngành tỉnh Bình Dương chung tay, phối hợp trong bảo vệ và bảo đảm quyền con người

Các sở, ban, ngành tỉnh Bình Dương chung tay, phối hợp trong bảo vệ và bảo đảm quyền con người

Văn phòng thường trực về nhân quyền phối hợp BCĐ Nhân quyền Bình Dương tổ chức Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm, tập huấn công tác năm 2024.
Ứng phó hiệu quả với các mối đe dọa trên không gian mạng đối với phụ nữ và trẻ em gái

Ứng phó hiệu quả với các mối đe dọa trên không gian mạng đối với phụ nữ và trẻ em gái

Ngày 22/7 đã diễn ra Hội thảo 'Phụ nữ, Hòa bình và An ninh mạng' nhằm giúp phụ nữ và trẻ em gái ứng phó với các thách thức trên không gian mạng.
Bình Định phát huy vai trò của các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường

Bình Định phát huy vai trò của các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường

Chương trình phối hợp “Phát huy vai trò của các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu” đã tạo hiệu ứng tích cực trong công tác ...
Tăng cường hợp tác đa phương cần đặt người dân ở vị trí trung tâm

Tăng cường hợp tác đa phương cần đặt người dân ở vị trí trung tâm

Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng trong thực hiện các cam kết trong các lĩnh vực hòa bình, an ninh, phát triển bền vững và thúc đẩy nhân quyền.
'Thắp sáng tương lai' cho những nạn nhân chất độc da cam/dioxin

'Thắp sáng tương lai' cho những nạn nhân chất độc da cam/dioxin

Hưởng ứng Ngày vì nạn nhân chất độc da cam, chương trình nhắn tin 'Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam' nhận được sự ủng hộ tích cực của cộng đồng.
Việt Nam khẳng định cam kết và quyết tâm trong hợp tác phòng, chống mua bán người

Việt Nam khẳng định cam kết và quyết tâm trong hợp tác phòng, chống mua bán người

Việt Nam đề nghị các nước cùng triển khai hành động chung, dựa trên cam kết chung, nhận thức chung, mục tiêu chung để tạo môi trường di cư an toàn.
Ở Việt Nam không có cái gọi là tù nhân tôn giáo, tù nhân chính trị

Ở Việt Nam không có cái gọi là tù nhân tôn giáo, tù nhân chính trị

Đó là khẳng định của Thiếu tướng Nguyễn Văn Kỷ về các đối tượng lợi dụng tự do dân chủ vi phạm pháp luật Việt Nam.
Cục trưởng Cục Lãnh sự: Nâng cao tính chủ động, sẵn sàng trong công tác bảo hộ công dân

Cục trưởng Cục Lãnh sự: Nâng cao tính chủ động, sẵn sàng trong công tác bảo hộ công dân

Theo Cục trưởng Cục Lãnh sự Doãn Hoàng Minh, định hướng công tác bảo hộ công dân thời gian tới sẽ là nâng cao tính chủ động, sẵn sàng ứng phó.
Trưởng đại diện UNFPA: Dữ liệu toàn diện là chìa khóa để tiếp cận những người bị bỏ lại sau cùng

Trưởng đại diện UNFPA: Dữ liệu toàn diện là chìa khóa để tiếp cận những người bị bỏ lại sau cùng

Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam Matt Jackson chia sẻ với báo chí về vai trò của dữ liệu toàn diện trong nỗ lực tiếp cận các nhóm yếu thế.
Bảo đảm quyền phụ nữ trên không gian mạng

Bảo đảm quyền phụ nữ trên không gian mạng

Bảo đảm quyền của phụ nữ trên không gian mạng là một quá trình mà các chủ thể, đối tượng và nội dung bảo đảm có quan hệ tác động và chi phối lẫn nhau.
UNFPA quan tâm đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam

UNFPA quan tâm đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam

Ông Matt Jackson ấn tượng mạnh về lễ ra quân điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội 53 dân tộc thiểu số diễn ra sáng 1/7.
Tăng cường phối hợp bảo vệ quyền và lợi ích của lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài

Tăng cường phối hợp bảo vệ quyền và lợi ích của lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài

Bộ LĐTBXH triển khai nhiều biện pháp nhằm bảo đảm di cư an toàn và bảo vệ quyền, lợi ích đối với người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài.
Hàng trăm nghìn trẻ em ở Gaza mất quyền được học tập

Hàng trăm nghìn trẻ em ở Gaza mất quyền được học tập

Hơn 625.000 trẻ em Palestine đã không được học hành trong hơn 8 tháng qua, kể từ khi Israel mở chiến dịch tấn công Hamas ở Dải Gaza.
Royal Ascot 2024: Những chiếc mũ có một không hai tại lễ đua ngựa thường niên của Hoàng gia Anh

Royal Ascot 2024: Những chiếc mũ có một không hai tại lễ đua ngựa thường niên của Hoàng gia Anh

Royal Ascot - Lễ hội đua ngựa hàng năm do hoàng gia Anh tổ chức trở nên rực rỡ và đặc sắc hơn nhờ những chiếc mũ siêu độc.
Xung đột, những nỗi đau và cái giá đắt

Xung đột, những nỗi đau và cái giá đắt

Các cuộc xung đột trên thế giới trong năm 2023 khiến số trẻ em thiệt mạng tăng gấp 3 lần và số phụ nữ thiệt mạng tăng gấp 2 lần so với năm trước đó.
10 điều cần biết về con đường di cư nguy hiểm nhất thế giới

10 điều cần biết về con đường di cư nguy hiểm nhất thế giới

Tuyến đường Trung Địa Trung Hải từ lâu đã được biết đến là tuyến đường di cư nguy hiểm nhất thế giới. Dưới đây là 10 điều cần biết về con đường này.
Lý do Australia cử nữ Bộ trưởng Bộ thanh thiếu niên dự hội nghị thượng đỉnh đặc biệt về Gaza

Lý do Australia cử nữ Bộ trưởng Bộ thanh thiếu niên dự hội nghị thượng đỉnh đặc biệt về Gaza

Chính phủ Australia xác nhận sẽ tham dự một hội nghị quốc tế về cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Dải Gaza.
Phụ nữ chiếm hơn 40% đại biểu Quốc hội Nam Phi

Phụ nữ chiếm hơn 40% đại biểu Quốc hội Nam Phi

Ủy ban bầu cử độc lập (IEC) của Nam Phi cho biết hôm 6/6, hơn 43% đại diện mới được bầu vào Quốc hội nước này là phụ nữ.
Phiên bản di động