Việt Nam trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc: Đối tác vì một nền hoà bình bền vững

Việt Nam có kinh nghiệm của nhiệm kỳ thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) năm 2008-2009 và có kinh nghiệm trong các hoạt động quốc tế. Việt Nam cũng có đội ngũ cán bộ đã được rèn luyện ở các Bộ, ngành, địa phương. Do vậy, chắc chắn khi ứng cử làm thành viên không thường trực HĐBA nhiệm kỳ 2020-2021, Việt Nam có năng lực tốt hơn so với nhiệm kỳ trước.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
viet nam trong hoi dong bao an lien hop quoc doi tac vi mot nen hoa binh ben vung Tọa đàm định hướng xây dựng đường lối chính sách đối ngoại Đại hội XIII
viet nam trong hoi dong bao an lien hop quoc doi tac vi mot nen hoa binh ben vung Việt Nam trong Hội đồng Bảo an: đối tác vì nền hoà bình bền vững

Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung đã nhấn mạnh như vậy khi chia sẻ với TG&VN bên lề Hội thảo quốc tế “Việt Nam trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc: Đối tác vì một nền hoà bình bền vững” được tổ chức vừa qua tại Hà Nội.

Đã một thập kỷ qua đi, xin Thứ trưởng đánh giá những kinh nghiệm, bài học mà Việt Nam có được khi tham gia HĐBA nhiệm kỳ 2008-2009?

Xuất phát từ mong muốn trở thành thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, cũng như nhu cầu hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam, Việt Nam lần đầu tiên tham gia đảm nhận vai trò Ủy viên không thường trực HĐBA nhiệm kỳ 2008-2009. Việt Nam đã có nhiều đóng góp thực chất, tích cực, để lại những dấu ấn. Việt Nam cũng đưa ra sáng kiến về việc tham vấn với các thành viên LHQ để xây dựng Báo cáo hàng năm của HĐBA thực chất, toàn diện hơn. Sáng kiến này được các nước đánh giá cao và tiếp tục áp dụng thực hiện trong những năm sau đó.

viet nam trong hoi dong bao an lien hop quoc doi tac vi mot nen hoa binh ben vung
Thứ trưởng Lê Hoài Trung trả lời báo chí bên lề Hội thảo. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Việt Nam tham gia vào HĐBA đúng vào dịp Tết năm 2008. Việt Nam phải bỏ phiếu ngay về vấn đề liên quan tới cấm vận Iran. Đây là vấn đề rất phức tạp liên quan tới các nước lớn, các đối tác có quan hệ truyền thống với Việt Nam. Ngoài những vấn đề chính trị, Việt Nam cũng cần nắm được các vấn đề kỹ thuật, do vậy, chúng tôi đã trao đổi với các cơ quan chức năng, trong đó có cơ quan năng lượng nguyên tử quốc gia để đánh giá về tiềm năng hạt nhân thực sự của Iran. Khi đó, Việt Nam quyết định vấn đề dựa trên phương châm tham gia HĐBA với tinh thần trách nhiệm trước cộng đồng quốc tế và phù hợp với luật pháp quốc tế. Sự kiện này đã giúp chúng tôi đúc rút ra được những kinh nghiệm quý báu sau này.

Có thể thấy, Việt Nam ban đầu tham gia HĐBA cũng tồn tại những lo ngại nhưng qua quá trình tham gia, các quốc gia hiểu Việt Nam hơn rất nhiều. Hiểu Việt Nam là quốc gia có trách nhiệm, có quan điểm thực sự đồng với đại đa số quốc gia trên những vấn đề nhạy cảm. Bên cạnh đó, Việt Nam có được năng lực vươn lên, đóng góp, tham gia vào các hoạt động chung. Với số lượng lớn cuộc họp tại HĐBA, Việt Nam không vắng mặt bất cứ một cuộc nào. Ngành đối ngoại của Việt Nam qua đó trưởng thành hơn rất nhiều, tạo dựng một cơ chế hoạch định chính sách liên ngành vừa đảm bảo được thời gian vừa có được ý kiến ở cấp thẩm quyền cao nhất. Việt Nam đã hết sức nỗ lực và được quốc tế đánh giá cao.

Ý nghĩa việc Việt Nam tiếp tục ứng cử làm thành viên không thường trực HĐBA nhiệm kỳ 2020-2021 là gì, thưa Thứ trưởng?

Ngay sau khi kết thúc nhiệm kỳ 2008-2009, Việt Nam tiếp tục ứng cử làm thành viên không thường trực HĐBA nhiệm kỳ 2020-2021. Lần này, chúng tôi cũng xác định việc Việt Nam ứng cử vào HĐBA tiếp tục khẳng định chủ trương của Việt Nam là trở thành thành viên tích cực, đối tác tin cậy và có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; đồng thời là cơ hội để Việt Nam có thể đóng góp xây dựng tại cơ chế có tầm quan trọng chiến lược đối với hòa bình, an ninh quốc tế này, góp phần đảm bảo hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

Chúng ta đều nhận thấy rằng thế giới đang thay đổi, trong đó có sự thay đổi của các thể chế đa phương, các quốc gia dù lớn hay nhỏ cũng cần có trách nhiệm đóng góp tích cực nhất cho hòa bình, an ninh, hợp tác, phát triển và vì lợi ích chung của tất cả các dân tộc, các quốc gia trên thế giới. Lần này, Việt Nam tham gia HĐBA cũng ý thức là tham gia với tư cách một thành viên của Cộng đồng ASEAN để ASEAN thể hiện tốt hơn nữa vai trò của tổ chức khu vực. Tôi tin rằng hiện nay, với kinh nghiệm của nhiệm kỳ 2008-2009, kinh nghiệm trong các hoạt động quốc tế, có cả những sự kiện do Việt Nam tổ chức mà gần đây nhất là cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên và với đội ngũ cán bộ đã được rèn luyện ở các Bộ, ngành, địa phương, chắc chắn Việt Nam có năng lực tốt hơn so với nhiệm kỳ trước.

Thứ trưởng có thể chia sẻ cụ thể hơn về chủ đề “Đối tác vì một nền hòa bình bền vững” của Việt Nam tại HĐBA?

Hòa bình luôn là quan tâm lớn nhất của cộng đồng quốc tế, cũng là nhiệm vụ hàng đầu của LHQ. HĐBA lại được giao chức năng, trách nhiệm hàng đầu trong gìn giữ hòa bình, an ninh quốc tế. Vào thời điểm hiện nay, ý nghĩa của hòa bình, bền vững lại càng quan trọng, không chỉ hòa bình mà cần hòa bình bền vững ở nhiều khu vực.

Việt Nam có nhiều điều kiện đóng góp để cùng với cộng đồng quốc tế gìn giữ giá trị này. Trước hết, Việt Nam là quốc gia có khát vọng hòa bình và là dân tộc đã trải qua nhiều thử thách với những cuộc chiến tranh, vì vậy, cũng có mong muốn ngăn ngừa chiến tranh và xung đột. Bên cạnh đó, quan điểm của Việt Nam trên những vấn đề quốc tế lớn liên quan tới hòa bình là phù hợp với luật pháp quốc tế, cộng đồng quốc tế. Đường lối đối ngoại của chúng ta cũng có mục tiêu rất rõ là đường lối đối ngoại hòa bình, độc lập, tự chủ, mong muốn đóng vai trò tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.

Với tất cả những lý do đó, “Đối tác vì một nền hòa bình bền vững” là chủ đề mà Việt Nam đưa ra cho quá trình ứng cử và đảm nhiệm trọng trách Ủy viên không thường trực HĐBA lần này.

Trước mắt, đâu là khó khăn lớn nhất của Việt Nam, thưa Thứ trưởng?

Có thể nói, khó khăn lớn nhất đối với Việt Nam là tình hình quốc tế đang thay đổi rất nhiều. Mặc dù hòa bình, hợp tác, phát triển vẫn là xu thế chính nhưng tình hình ở nhiều khu vực còn rất phức tạp. Hơn nữa, trong chương trình nghị sự HĐBA cũng có những thay đổi, vì vậy, chúng ta cũng cần nắm bắt lại, nâng cao năng lực, đội ngũ cán bộ của mình.

Trong tình hình mới, với vị thế mới, Việt Nam đứng trước kỳ vọng phải phát huy tốt hơn vai trò Ủy viên không thường trực HĐBA trong nhiệm kỳ 2020-2021, đóng góp nhiều hơn, thiết thực hơn vào công việc của HĐBA, giải quyết những thách thức chung, đáp ứng những quan tâm chung của cộng đồng quốc tế. Đây vừa là vinh dự, vừa là trách nhiệm nặng nề cho Việt Nam trong 2 năm sắp tới.

Thời gian qua, Việt Nam tham gia rất tích cực vào các hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ, Thứ trưởng đánh giá như thế nào về những nỗ lực này?

Hoạt động gìn giữ hòa bình được thực hiện liên quan tới hoạt động cưỡng chế của HĐBA nhằm duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Hoạt động gìn giữ hòa bình cũng là phương tiện quan trọng cho cộng đồng quốc tế để góp vào vấn đề ngăn ngừa xung đột, giúp giải quyết xung đột, đảm bảo ổn định sau khi xung đột đã được giải quyết.

Việt Nam tham gia vào các hoạt động này chính là thể hiện trách nhiệm của mình là quốc gia thành viên LHQ, thể hiện thiện chí của một dân tộc mong muốn hòa bình, đóng góp vào hòa bình trên thế giới, đáp ứng mong mỏi của các quốc gia. Trong quá trình kháng chiến, từ năm 1945-1975, các dân tộc châu Á, châu Phi, Mỹ Latinh đã ủng hộ Việt Nam. Sau khi Việt Nam thống nhất đất nước, đi vào hòa bình, phát triển, nhất là vị thế quốc tế ngày càng tăng thì các quốc gia cũng thực sự mong muốn Việt Nam hỗ trợ, đóng góp vào hòa bình.

Ông Peter Girke, Đại diện Quỹ KAS thường trú tại Việt Nam: "Hy vọng, khi được trúng cử vào vị trí thành viên không thường trực của HĐBA nhiệm kỳ 2020-2021, Việt Nam sẽ hoàn thành tốt trách nhiệm của mình để xây dựng, bảo đảm an ninh, hòa bình trong khu vực cũng như trên thế giới".

Ông Ian Martin, nguyên Giám đốc điều hành của Tổ chức báo cáo HĐBA: "Việt Nam đã thể hiện rất tốt trong vai trò thành viên không thường trực HĐBA LHQ nhiệm kỳ 2008-2009. Việt Nam cũng có rất nhiều kinh nghiệm quốc tế, do vậy, tôi chắc chắn rằng Việt Nam cũng sẽ đóng góp tốt khi trở thành thành viên không thường trực HĐBA nhiệm kỳ 2020-2021".

Ông Omar Halim, nguyên Đại diện đặc biệt của Tổng Thư ký LHQ: "Tôi rất vui mừng khi nhận thấy rằng 10 thành viên không thường trực HĐBA LHQ ngày càng đóng vai trò tích cực trong việc đưa ra những quyết định của HĐBA. HĐBA cũng đang phản ánh rõ hơn những thay đổi trong tình hình thế giới. Hy vọng, Việt Nam làm tốt nhất với tư cách là quốc gia chủ động, tích cực trong cộng đồng quốc tế và thành viên trong ASEAN khi trở thành thành viên không thường trực HĐBA nhiệm kỳ 2020-2021".

viet nam trong hoi dong bao an lien hop quoc doi tac vi mot nen hoa binh ben vung

Thứ trưởng Lê Hoài Trung tiếp Phó Tỉnh trưởng thường trực tỉnh Vân Nam

Trưa 1/4, tại Nhà khách Chính phủ, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Lê Hoài Trung đã tiếp ông Tông Quốc Anh, Phó Tỉnh trưởng ...

viet nam trong hoi dong bao an lien hop quoc doi tac vi mot nen hoa binh ben vung

Đưa hoạt động Ngoại giao Văn hóa ngày càng đi vào trọng tâm, hiệu quả

Chiều 28/3, tại Trụ sở Bộ, Thứ trưởng Ngoại giao, Chủ tịch Uỷ ban UNESCO Việt Nam Lê Hoài Trung đã chủ trì cuộc họp ...

viet nam trong hoi dong bao an lien hop quoc doi tac vi mot nen hoa binh ben vung

Kỷ niệm 58 năm ngày truyền thống công tác Đảng ngoài nước

Sáng 28/3, tại Hà Nội, Đảng uỷ Ngoài nước đã tổ chức kỷ niệm 58 năm Ngày truyền thống công tác đảng ngoài nước (31/3/1961-31/3/2019).

Hà Phương (thực hiện)

Bài viết cùng chủ đề

Việt Nam - thành viên Liên hợp quốc

Đọc thêm

Tin thế giới 10/1: Seoul kêu gọi tránh đổ máu khi bắt Tổng thống, phương Tây 'bơm' tiếp 2 tỷ USD cho Kiev, Venezuela đóng cửa biên giới với Colombia

Tin thế giới 10/1: Seoul kêu gọi tránh đổ máu khi bắt Tổng thống, phương Tây 'bơm' tiếp 2 tỷ USD cho Kiev, Venezuela đóng cửa biên giới với Colombia

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin thế giới nổi bật trong ngày.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Chủ tịch Quốc hội Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Chủ tịch Quốc hội Lào

Thủ tướng nhấn mạnh Việt Nam-Lào thường xuyên trao đổi cấp cao nhưng mỗi lần gặp là một lần đặc biệt đều vì mục tiêu làm sâu sắc hơn quan ...
Hoa hậu Kiều Duy trải nghiệm, thực hiện bộ ảnh kỷ niệm trên siêu du thuyền

Hoa hậu Kiều Duy trải nghiệm, thực hiện bộ ảnh kỷ niệm trên siêu du thuyền

Hoa hậu quốc gia Việt Nam Kiều Duy choáng ngợp khi tham quan siêu du thuyền gần một tỷ USD mới cập cảng quốc tế Cái Mép, Bà Rịa - ...
Đôi bạn tìm thấy kho báu đồng xu thời Trung cổ khi dò tìm kim loại

Đôi bạn tìm thấy kho báu đồng xu thời Trung cổ khi dò tìm kim loại

Hai người đàn ông tìm thấy 'kho báu' với khoảng 400 đồng xu thời Trung cổ trên một cánh đồng.
Australia đồng hành cùng Việt Nam xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em, đem ánh dương cho cộng đồng

Australia đồng hành cùng Việt Nam xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em, đem ánh dương cho cộng đồng

Australia tái khẳng định cam kết hợp tác với Việt Nam xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em, thúc đẩy bình đẳng giới, đem ánh dương cho ...
Từ năm 2025, kỳ thi lớp 10 có gì mới?

Từ năm 2025, kỳ thi lớp 10 có gì mới?

Kỳ thi vào lớp 10 sẽ gồm Toán, Văn và môn thứ ba do địa phương lựa chọn nhưng phải thay đổi sau mỗi 3 năm và được công bố ...
Chưa ghi nhận công dân Việt Nam là nạn nhân trận động đất ở Trung Quốc

Chưa ghi nhận công dân Việt Nam là nạn nhân trận động đất ở Trung Quốc

Chiều ngày 9/1, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng thông tin một số hoạt động bảo hộ công dân tại Hàn Quốc và Trung Quốc.
Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản nỗ lực hỗ trợ công dân bị thương trong vụ cháy nổ nhà máy sơn tại Osaka

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản nỗ lực hỗ trợ công dân bị thương trong vụ cháy nổ nhà máy sơn tại Osaka

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản khẩn trương tìm hiểu tình hình và hỗ trợ 2 công dân Việt Nam bị thương trong vụ nổ nhà máy sơn tại Osaka.
Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản nhanh chóng hỗ trợ công dân bị nợ lương

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản nhanh chóng hỗ trợ công dân bị nợ lương

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản xuống địa phương hỗ trợ, đồng hành giải quyết vụ việc một công ty Nhật Bản nợ lương người lao động Việt Nam.
Singapore đã bắt giữ và xét xử kẻ sát hại công dân người Việt

Singapore đã bắt giữ và xét xử kẻ sát hại công dân người Việt

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cập nhật một số thông tin liên quan đến vụ việc công dân người Việt bị sát hại tại Singapore.
Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bảo hộ công dân tại Syria trong trường hợp khẩn cấp

Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bảo hộ công dân tại Syria trong trường hợp khẩn cấp

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria sáng 8/12 cảnh báo công dân Việt Nam không nên đến Syria vào thời điểm này.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Đại sứ Khamphao Ernthavanh: Thành công của Việt Nam là niềm vui và niềm tin của nhân dân Lào

Đại sứ Khamphao Ernthavanh: Thành công của Việt Nam là niềm vui và niềm tin của nhân dân Lào

Chuyến thăm lần này của Thủ tướng Phạm Minh Chính chắc chắn sẽ tiếp tục làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ đặc biệt Lào-Việt Nam.
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Lào: Khởi động quyết tâm tạo đột phá mới, siết chặt tay cùng 'vươn mình'

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Lào: Khởi động quyết tâm tạo đột phá mới, siết chặt tay cùng 'vươn mình'

Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ cùng Thủ tướng Lào đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Lào
‘Bản hòa âm’ giữa ngoại giao khoa học và thành phố

‘Bản hòa âm’ giữa ngoại giao khoa học và thành phố

Ngày nay, việc kết hợp ngoại giao thành phố và ngoại giao khoa học được xem là giải pháp chiến lược nhằm ứng phó các thách thức toàn cầu...
Những lần ngoại giao ẩm thực gây rắc rối 'dở khóc dở cười'

Những lần ngoại giao ẩm thực gây rắc rối 'dở khóc dở cười'

Một số bữa tiệc đã khiến nước chủ nhà hoặc khách mời rơi vào tình thế khó xử...
Nghĩa tình sắt son đặc biệt Việt Nam - Cuba

Nghĩa tình sắt son đặc biệt Việt Nam - Cuba

Trong lịch sử thế giới đương đại, hiếm có mối quan hệ nào đặc biệt như quan hệ giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam – Cuba.
Lực lượng bảo vệ biên giới Việt Nam-Campuchia đã làm tốt sứ mệnh

Lực lượng bảo vệ biên giới Việt Nam-Campuchia đã làm tốt sứ mệnh

Sự hợp tác chặt chẽ giữa các tỉnh giáp biên giới của Campuchia và Việt Nam đã tạo nên một đường biên giới hòa bình, cùng phát triển.
Phiên bản di động