Việt Nam-Trung Quốc chia sẻ kinh nghiệm cải cách doanh nghiệp nhà nước

Chu Văn
Đại biểu hai nước cùng trao đổi, thảo luận để phát huy hơn nữa vai trò và giá trị của doanh nghiệp nhà nước đối với nền kinh tế mỗi nước nói riêng, hợp tác kinh tế hai nước nói chung...
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Việt Nam-Trung Quốc chia sẻ kinh nghiệm cải cách doanh nghiệp nhà nước
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đến dự Toạ đàm. (Nguồn: TTXVN)

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Trung Quốc, chiều 9/4, tại thủ đô Bắc Kinh, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã dự Tọa đàm về “Cải cách doanh nghiệp nhà nước và quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Việt Nam-Trung Quốc”.

Cùng tham dự tọa đàm có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang; Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (CMSC) Nguyễn Hoàng Anh; Tổng thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường; lãnh đạo các bộ, ngành hữu quan, địa phương của Việt Nam; ông Trương Ngọc Trác, Chủ nhiệm Ủy ban Giám sát và quản lý tài sản nhà nước, Quốc vụ viện Trung Quốc (SASAC); và 250 đại biểu đại diện cho hơn 100 doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc.

Phát biểu khai mạc, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang hoan nghênh và đánh giá cao nỗ lực của các bên liên quan đã phối hợp tổ chức tọa đàm; đồng thời nhấn mạnh hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư nói chung và hợp tác giữa cộng đồng doanh nghiệp hai nước, trong đó có các doanh nghiệp Nhà nước đóng vai trò hết sức quan trọng và đang có nhiều bước tiến tích cực, mang lại lợi ích thiết thực và lâu dài cho cả hai bên.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cho biết, quan điểm phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam có nhiều nét tương đồng với quan điểm phát triển của Trung Quốc, trong đó chú trọng phát triển bền vững, lấy con người làm trung tâm, dựa vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; phát huy tối đa giá trị con người.

Phó Thủ tướng mong muốn các đại biểu hai bên đi sâu trao đổi, đóng góp nhiều ý kiến thiết thực, cùng chia sẻ kinh nghiệm, thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực hai bên có thế mạnh và nhu cầu theo một số định hướng, bao gồm tăng cường hợp tác đầu tư trong các lĩnh vực nông nghiệp, kết cấu hạ tầng, chuyển đổi năng lượng, kinh tế số, phát triển xanh; chia sẻ những bài học thực tiễn về quản trị và cải cách doanh nghiệp, giám sát và quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; thúc đẩy hợp tác đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nhân lực quản lý cấp cao của các doanh nghiệp nhà nước; nghiên cứu xây dựng cơ chế hợp tác giữa các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước; cùng xây dựng kết nối "Hai hành lang, Một vành đai" và "Vành đai và Con đường".

Việt Nam-Trung Quốc chia sẻ kinh nghiệm cải cách doanh nghiệp nhà nước
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu khai mạc. (Nguồn: TTXVN)

Phát biểu tại cuộc Tọa đàm, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước Nguyễn Hoàng Anh cho biết, doanh nghiệp nhà nước luôn giữ vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng, được khẳng định cả về lý luận và thực tiễn.

Tại Việt Nam, tỷ trọng đóng góp của doanh nghiệp nhà nước vào GDP đạt xấp xỉ 30%, thu hút khoảng 0,7 triệu lao động (chiếm khoảng 7,3% lao động của toàn bộ khu vực doanh nghiệp), thể hiện vai trò chủ đạo trên một số ngành, lĩnh vực và tạo nguồn thu đáng kể cho ngân sách nhà nước.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, thời gian qua các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam vẫn bộc lộ một số hạn chế về hiệu quả hoạt động, năng lực cạnh tranh chưa tương xứng với nguồn lực nắm giữ; chưa thể hiện rõ vai trò nổi bật trong việc dẫn dắt, tạo động lực, thúc đẩy các thành phần kinh tế khác phát triển.

Ông Nguyễn Hoàng Anh đề nghị các đại biểu, lãnh đạo doanh nghiệp tập trung trao đổi, thảo luận về những bài học kinh nghiệm; đưa ra những kiến nghị, đề xuất, gợi mở về chính sách để tháo gỡ được những khó khăn, vướng mắc, tìm ra những nhân tố phát triển mới, để đảm bảo cải cách doanh nghiệp nhà nước và quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp của Việt Nam và Trung Quốc đi vào thực chất.

Ông Trương Ngọc Trác, Chủ nhiệm Ủy ban Giám sát và quản lý tài sản nhà nước, Quốc vụ viện Trung Quốc, nhấn mạnh cuộc Tọa đàm được tổ chức vào thời điểm rất có ý nghĩa, tình hình thế giới có những thay đổi, doanh nghiệp nhà nước có sứ mệnh quan trọng, không thể thay thế nhất là khi vừa qua thế giới phải ứng phó với đại dịch Covid-19.

Ông Trương Ngọc Trác nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát huy vai trò cơ quan giám sát, quản lý vốn nhà nước hướng tới ngày càng chuyên nghiệp; cùng phương thức vận hành, kinh doanh trên thị trường, thúc đẩy sự hội nhập của doanh nghiệp nhà nước.

Việt Nam-Trung Quốc chia sẻ kinh nghiệm cải cách doanh nghiệp nhà nước
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ với các đại biểu tham dự Toạ đàm. (Nguồn: TTXVN)

Toạ đàm là không gian để hai bên tiếp tục trao đổi, thảo luận đưa ra giải pháp ứng phó với những thách thức đang đặt ra. Doanh nghiệp nhà nước là lực lượng quan trọng trong quá trình hiện đại hoá đất nước. Theo đó cần xây dựng doanh nghiệp đầu tàu, cởi mở, “giàu sức sống”, là trụ đỡ kinh tế quốc dân, góp phần ổn định xã hội, có khả năng đối phó với khủng hoảng.

Tại cuộc Tọa đàm, đại biểu hai nước đã trao đổi về kết quả, bài học về quản lý vốn và tài sản nhà nước tại Trung Quốc; bài học kinh nghiệm và những vấn đề đặt ra đối với việc cải cách doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam và các nội dung lớn khác được quan tâm; cùng trao đổi, thảo luận để phát huy hơn nữa vai trò và giá trị của doanh nghiệp nhà nước đối với nền kinh tế mỗi nước nói riêng, hợp tác kinh tế hai nước nói chung…

(theo TTXVN)

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội kiến Tổng Bí Thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội kiến Tổng Bí Thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, phát triển quan hệ với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu ...

Hiệu ứng lan tỏa, động lực mạnh mẽ cho 'giai đoạn tốt nhất' của quan hệ Việt Nam-Trung Quốc

Hiệu ứng lan tỏa, động lực mạnh mẽ cho 'giai đoạn tốt nhất' của quan hệ Việt Nam-Trung Quốc

Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ là chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của một lãnh đạo cấp cao Việt Nam ...

Chủ tịch Quốc hội tiếp lãnh đạo một số tập đoàn hàng đầu của Trung Quốc

Chủ tịch Quốc hội tiếp lãnh đạo một số tập đoàn hàng đầu của Trung Quốc

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, sáng 8/4, tại thủ đô Bắc Kinh, Chủ tịch Quốc hội ...

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội kiến Chủ tịch Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc Vương Hộ Ninh

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội kiến Chủ tịch Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc Vương Hộ Ninh

Chủ tịch Quốc hội đề nghị hai bên tiếp tục duy trì trao đổi, tiếp xúc cấp cao thường xuyên; thúc đẩy hợp tác thương ...

Phát huy tốt hơn nữa vai trò của Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc

Phát huy tốt hơn nữa vai trò của Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang hội kiến Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban công tác Đối ngoại Trung ương, ...

Đọc thêm

Phó Đại sứ Australia tại Mỹ nhận định về khả năng AUKUS mở rộng đối tác

Phó Đại sứ Australia tại Mỹ nhận định về khả năng AUKUS mở rộng đối tác

AUKUS được thành lập năm 2021 để đối trọng với sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc. Đã có một số do dự về việc Nhật Bản tham gia.
Luật Đất đai, Luật Nhà ở chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1/8/2024, sớm 5 tháng so với quy định trước

Luật Đất đai, Luật Nhà ở chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1/8/2024, sớm 5 tháng so với quy định trước

Việc Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sớm đi vào cuộc sống không chỉ là mong muốn mà còn là yêu cầu đặt ...
Vì sao Nhật Bản chưa thể tách rời kinh tế với Trung Quốc?

Vì sao Nhật Bản chưa thể tách rời kinh tế với Trung Quốc?

Dù nền kinh tế Nhật Bản và Trung Quốc dường như đang phân tách nhưng trên thực tế đôi bên chỉ đang trải qua một giai đoạn thay đổi về ...
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, Kỳ họp thứ 7 là kỳ họp có khối lượng nội dung về công tác lập pháp nhiều nhất kể từ đầu nhiệm kỳ ...
Quảng bá ẩm thực Việt tại Hội chợ thực phẩm IFOOD EXPO 2024, Malaysia

Quảng bá ẩm thực Việt tại Hội chợ thực phẩm IFOOD EXPO 2024, Malaysia

Từ ngày 28-30/6, Hội hữu nghị Malaysia-Việt Nam tham dự triển lãm Hội chợ thực phẩm IFOOD EXPO 2024 tại Malaysia.
Giá heo hơi hôm nay 29/6: Biến động nhẹ, Lạng Sơn tổ chức tiêm vaccine phòng bệnh dịch tả heo châu Phi

Giá heo hơi hôm nay 29/6: Biến động nhẹ, Lạng Sơn tổ chức tiêm vaccine phòng bệnh dịch tả heo châu Phi

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay biến động nhẹ. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 63.000 - 69.000 đồng/kg.
Chuyến thăm ‘phòng ngừa’

Chuyến thăm ‘phòng ngừa’

Chuyến thăm Nga của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nằm trong tính toán chiến lược khi mà các cuộc xung đột ở Ukraine, Israel-Hamas leo thang...
‘NATO nhỏ’ ở Bắc Âu

‘NATO nhỏ’ ở Bắc Âu

Không chỉ chia sẻ trách nhiệm trong NATO, ba nước Bắc Âu này còn đang muốn khẳng định vai trò như một 'NATO nhỏ' trong khu vực.
Hội nghị thượng đỉnh G7, định vị, gia tăng ảnh hưởng trong lo âu, bất an

Hội nghị thượng đỉnh G7, định vị, gia tăng ảnh hưởng trong lo âu, bất an

Các nhà lãnh đạo G7 nhóm họp tại Fasano, Italy trong bối cảnh muôn trùng thách thức, khẳng định nỗ lực duy trì vị thế của câu lạc bộ 'nhà giàu'.
Hội nghị hòa bình Ukraine: Vẫn chỉ là hy vọng

Hội nghị hòa bình Ukraine: Vẫn chỉ là hy vọng

Xung đột ở Ukraine cần phải sớm được kết thúc. Nhưng hiện tại, điều đó vẫn chỉ là hy vọng, bởi sáng kiến hòa bình vốn đã ít ỏi lại vướng nhiều hạn chế.
Hòa bình và những gương mặt chiến tranh

Hòa bình và những gương mặt chiến tranh

Hòa bình vẫn là xu thế, khát vọng của nhân loại nhưng nhiều gương mặt chiến tranh khiến cho một số khu vực vẫn nóng...
Bầu cử Nghị viện châu Âu: Mối lo sát sườn

Bầu cử Nghị viện châu Âu: Mối lo sát sườn

Cử tri châu Âu nhìn chung đang rời xa cách tiếp cận mang tính ý thức hệ, mà thực dụng hơn trong các cuộc bầu cử.
Con đường đưa Ukraine và Moldova gia nhập EU: Chông gai nhưng nhiều cơ hội

Con đường đưa Ukraine và Moldova gia nhập EU: Chông gai nhưng nhiều cơ hội

Ukraine và Moldova đang đàm phán gia nhập Liên minh châu Âu (EU). Đây là bước đầu tiên trong chặng đường dài để trở thành thành viên của khối này.
Báo chí Trung Quốc đưa đậm nét chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính

Báo chí Trung Quốc đưa đậm nét chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính

Lãnh đạo Trung Quốc khẳng định luôn đặt việc phát triển quan hệ song phương Trung-Việt là ưu tiên trong chính sách ngoại giao.
Tình hình bán đảo Triều Tiên: Những nước cờ mới, 'thêm dầu vào lửa'

Tình hình bán đảo Triều Tiên: Những nước cờ mới, 'thêm dầu vào lửa'

Tình hình bán đảo Triều Tiên lại 'nóng' trở lại khi cả Bình Nhưỡng, Seoul và cả Washington có những cách tiếp cận mới nhằm răn đe lẫn nhau.
Nhiệm kỳ 2 của nữ Chủ tịch EC: Động lực và tương lai của Liên minh châu Âu

Nhiệm kỳ 2 của nữ Chủ tịch EC: Động lực và tương lai của Liên minh châu Âu

Ngày 25/6, bà Ursula von der Leyen được tái chỉ định làm Chủ tịch EC với kỳ vọng tiếp tục góp phần xây dựng danh tiếng và ảnh hưởng của EU.
Bầu cử Mỹ 2024: Tổng thống Biden tìm cách giành 'át chủ bài' của ông Trump

Bầu cử Mỹ 2024: Tổng thống Biden tìm cách giành 'át chủ bài' của ông Trump

Những chính sách mới của Tổng thống Mỹ Joe Biden liên quan đến vấn đề nhập cư dường như đang tác động không nhỏ đến cục diện bầu cử Mỹ năm 2024.
Bộ trưởng Quốc phòng Israel mang theo 'mớ bòng bong' tới Mỹ, gỡ chỗ này lại rối chỗ kia

Bộ trưởng Quốc phòng Israel mang theo 'mớ bòng bong' tới Mỹ, gỡ chỗ này lại rối chỗ kia

Không chỉ câu chuyện xung đột ở dải Gaza, căng thẳng leo thang giữa Israel-Hezbollah cũng khiến Mỹ phải đau đầu tìm giải pháp.
Phiên bản di động