TIN LIÊN QUAN | |
Các dấu hiệu bệnh sốt xuất huyết cần đến viện ngay lập tức | |
Hà Nội huy động tổng lực phun hóa chất diệt muỗi diện rộng |
Tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch, Bộ Y tế với Sở Y tế Hà Nội do Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chủ trì chiều muộn ngày 17/8, ông Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, đánh giá ban đầu cho thấy, mật độ muỗi có giảm sau khi phun. Hơn 1.300 ổ dịch đã được khống chế, 80% các ổ dịch chỉ có 1-2 bệnh nhân, không có lan rộng từ một ổ dịch.
Toàn cảnh phiên họp. |
Tuy nhiên, với tình hình mưa nắng thất thường như hiện nay thì vẫn chưa thể dự báo trước được điều gì. Đội xung kích một số nơi làm chưa tốt, vẫn có nơi sử dụng người già nên không thể nhanh nhẹn, xông xáo và tinh mắt được. Hà Nội cố gắng hết sức vào 2 việc chính là diệt bọ gậy, phun hóa chất.
“Hy vọng đánh mạnh vào trong 2 tuần để giảm số ca mắc. Dịch còn chắc chắn tiếp tục đến cuối năm thì mới có thể khống chế hoàn toàn”, ông Hạnh bày tỏ.
Theo ông Hạnh, Hà Nội tiến hành phân lại vùng dịch tễ căn cứ trên số ca mắc, tỷ lệ mắc trên 100.000 dân, mật độ muỗi, bọ gậy, phân lập virus… với 3 mức. Trong đó 12 quận đang ở mức cao- báo động đỏ, tập trung đến 90% bệnh nhân của toàn thành phố; 5 nơi ở mức da cam và số còn lại ở mức vàng.
Ông Trần Vũ Phong, Trưởng khoa Côn trùng và Động vật y học, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, qua giám sát của đoàn công tác của Viện tại quận Hoàng Mai, Hà Nội tìm vị trí bình thường khó phát hiện.
“Muỗi ngày càng khôn ngoan, giống như ở Singapore, muỗi tìm những nơi con người không tìm được và không ngờ tới để sinh đẻ trứng”, ông Phong nhấn mạnh.
Đại diện Sở Y tế Hà Nội báo cáo tại buổi họp. (Ảnh: VH) |
Một số dụng cụ chứa nước muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết dangue thường chọn để đẻ trứng tại Hà Nội bao gồm: Bể chứa nước (xây ngầm dưới mặt đất, bể xây nổi hoặc xây trên sân thượng có mái che, bể treo trên cao ngoài trời, sân thượng, téc inox, bể cá, bể nhà đang xây…); giếng; chum, vại; chậu, xô, thùng chứa nước ở nhà tắm, sân thượng; cây cảnh, non bộ; lọ lắm hoa, phế thải, lốp xe; chậu đốt vàng mã; thùng xốp; chậu hứng nước điều hoà; bẹ lá, bát kê chạn chống kiến…
Ngành y tế khuyến cáo, với những dụng cụ chứa nước không sử dụng người dân cần lật úp tránh bọ gậy đẻ trứng; các dụng cụ vẫn sử dụng thì nên thả hoá chất hoặc thả cá diệt bọ gậy. Đồng thời thay nước, tháo nước thường xuyên để tận diệt bọ gậy một cách hiệu quả nhất.
Thống kê của Bộ Y tế cho thấy, từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 90.626 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 24 trường hợp tử vong. Trong đó số trường hợp nhập viện là 76.846 trường hợp. So với cùng kỳ năm 2016 (54.003/17) số mắc tăng 67,8%, số tử vong tăng 7 trường hợp.
Phó Thủ tướng thị sát 'điểm nóng' sốt xuất huyết ở Hà Nội Chiều 28/7, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã thị sát công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết (SXH) tại quận Đống Đa, một ... |
Tăng cường phòng chống sốt xuất huyết Trước tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết (SXH) đang diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia, Việt Nam nằm trong khu vực lưu ... |
Sri Lanka: Dịch sốt xuất huyết chưa từng có làm 300 người chết Một nửa số ca mắc xảy ra ở miền Tây, trong đó có thành phố lớn nhất là Colombo. |