Việt Nam và hành trình gần 30 năm đồng hành cùng ASEAN

Tôn Thị Ngọc Hương
Đại sứ, Trưởng phái đoàn Đại diện thường trực Việt Nam tại ASEAN
Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN ngày 28/7/1995. Chặng đường gần 30 năm đồng hành cùng ASEAN, Việt Nam luôn nỗ lực đóng góp chủ động, tích cực, trách nhiệm vì một ASEAN vững mạnh, đoàn kết, có vai trò, vị thế ở khu vực và trên thế giới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Đại sứ Tôn Thị Ngọc Hương và Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn.
Đại sứ Tôn Thị Ngọc Hương và Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn. (Nguồn: Phái đoàn Đại diện thường trực Việt Nam tại ASEAN)

Những đóng góp nổi bật có thể kể đến của Việt Nam gồm 3 lần đảm trách vai trò Chủ tịch ASEAN (Uỷ ban Thường trực ASEAN giai đoạn 2000-2001), Chủ tịch ASEAN 2010 và 2020. Trong đó, năm 2001, Việt Nam đã thúc đẩy thông qua Tuyên bố Hà Nội về Thu hẹp khoảng cách phát triển, chính thức khởi động triển khai Sáng kiến Hội nhập ASEAN (IAI) hỗ trợ thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN.

Năm 2010, với mục tiêu đẩy mạnh hiện thực hoá Tầm nhìn của ASEAN thành hành động, nhiệm kỳ Chủ tịch của Việt Nam đã ghi dấu những quyết định quan trọng như thông qua Kế hoạch Tổng thể đầu tiên về Kết nối ASEAN (MPAC 2015); mở rộng cơ chế Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) để Nga và Mỹ tham gia cũng như hình thành khuôn khổ hợp tác quốc phòng giữa ASEAN với các Đối tác thông qua cơ chế ADMM+.

Năm 2020, trong bối cảnh chưa từng có tiền lệ, Việt Nam đã thúc đẩy Cộng đồng ASEAN gắn bó và ứng phó hữu hiệu, kịp thời trước các thách thức chưa từng có của Đại dịch Covid-19, giữ vững đoàn kết, duy trì đà liên kết của ASEAN, hỗ trợ ổn định cuộc sống cho người dân cũng như đẩy mạnh các nỗ lực phục hồi.

Bên cạnh việc hoàn thành tích cực vai trò Chủ tịch luân phiên của ASEAN, Việt Nam còn tham gia đóng góp quan trọng vào các quyết sách nhằm định hướng phát triển của ASEAN như thúc đẩy hoàn tất ý tưởng ASEAN-10, thông qua Chương trình Hành động Hà Nội 1998, Tầm nhìn ASEAN 2020 (1997), Tuyên bố Hoà hợp ASEAN (2003) về xây dựng Cộng đồng ASEAN, Hiến chương ASEAN (2007), Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 (2015), và trong giai đoạn hiện nay là xây dựng Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN đến 2045.

Lễ thượng cờ ASEAN tại trụ sở Bộ Ngoại giao nhân kỷ niệm  ngày thành lập ASEAN. (Ảnh: Nguyễn Hồng)
Lễ thượng cờ ASEAN tại trụ sở Bộ Ngoại giao . (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Trong quan hệ giữa ASEAN với các Đối tác, Việt Nam đã đảm trách vai trò điều phối viên, góp phần đẩy mạnh quan hệ hợp tác thực chất, hiệu quả giữa ASEAN với nhiều Đối tác quan trọng như Trung Quốc, Mỹ, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc và chuẩn bị tiếp nhận điều phối 2 đối tác là New Zealand và Anh từ sau tháng 7/2024 trong nhiệm kỳ 3 năm.

Việt Nam luôn nằm trong top đầu các quốc gia có tỷ lệ thực hiện các cam kết về liên kết kinh tế khu vực ASEAN, đồng thời, là nước tham gia khởi xướng ý tưởng hình thành Cộng đồng Văn hoá-xã hội ASEAN, dành quan tâm cao cho việc xây dựng một Cộng đồng ASEAN hoà hợp, gắn bó, có bản sắc, lấy người dân làm trung tâm. Cam kết của Việt Nam đối với ASEAN là nhất quán, xuyên suốt.

Phát biểu tại Diễn đàn Tương lai ASEAN (26/4/2024), một sáng kiến của Việt Nam nhằm tạo ra khuôn khổ đối thoại mới về tương lai phát triển của ASEAN, có độ mở và sự tham gia rộng rãi của các tầng lớp người dân, bạn bè, đối tác của Asean, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã khẳng định:

“Việt Nam luôn coi ASEAN là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại, an ninh, kinh tế, quốc phòng, luôn nỗ lực hết mình vì Cộng đồng ASEAN đoàn kết, vững mạnh, có vai trò, vị thế ngày càng cao trong khu vực và trên thế giới.”

Chủ trương này đã được thể hiện kiên định gần 30 năm qua và Việt Nam sẽ tiếp tục nỗ lực hết mình vì mục tiêu này, đóng góp cho chặng đường phát triển mới của ASEAN.

Cùng ASEAN viết tiếp câu chuyện thành công trong tương lai

Cùng ASEAN viết tiếp câu chuyện thành công trong tương lai

Chia sẻ của Đại sứ Trần Đức Bình, Vụ trưởng Vụ ASEAN, Bộ Ngoại giao về nỗ lực và đóng góp hết mình của Việt ...

Việt Nam trong ASEAN: Một đối tác năng động, tích cực, trách nhiệm

Việt Nam trong ASEAN: Một đối tác năng động, tích cực, trách nhiệm

Gia nhập ASEAN vào ngày 28/7/1995 là cột mốc đầu tiên của Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế, tạo đà cho các ...

ASEAN trong mắt các bạn trẻ

ASEAN trong mắt các bạn trẻ

Trong bối cảnh Việt Nam và ASEAN ngày càng phát huy tiềm lực và vị thế trên trường quốc tế, thanh niên trở thành lực ...

Phó Tổng thư ký ASEAN Satvinder Singh: Việt Nam sẽ thể hiện được vai trò lãnh đạo trong chiến dịch hải quan chung giữa các thành viên ASEAN

Phó Tổng thư ký ASEAN Satvinder Singh: Việt Nam sẽ thể hiện được vai trò lãnh đạo trong chiến dịch hải quan chung giữa các thành viên ASEAN

Bên lề Hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan ASEAN lần thứ 33 (từ ngày 4-6/6) tại Phú Quốc, Kiên Giang, ông Satvinder Singh, Phó ...

Ngày làm việc đầu tiên của các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN

Ngày làm việc đầu tiên của các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN

Trong hoạt động đầu tiên của Hội nghị, các nước đã dành một phút mặc niệm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn ...

Bài viết cùng chủ đề

ASEAN
Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Chỉ trích thuế quan của Mỹ, Trung Quốc 'gõ cửa' Nhật Bản, kêu gọi hợp tác

Chỉ trích thuế quan của Mỹ, Trung Quốc 'gõ cửa' Nhật Bản, kêu gọi hợp tác

Trung Quốc cảnh báo, các mức thuế quan mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa áp đặt hoặc đã áp đặt có nguy cơ gây lạm phát.
Những khoảnh khắc hậu trường ấn tượng tại lễ trao giải BAFTA 2025

Những khoảnh khắc hậu trường ấn tượng tại lễ trao giải BAFTA 2025

Pamela Anderson, Selena Gomez và Ariana Grande, cùng hàng loạt siêu sao thế giới đã có mặt tại bữa tiệc mừng lễ trao giải Baftas 2025 tại London (Anh).
Santiago Gimenez đi vào lịch sử UEFA Champions League trong ngày buồn của AC Milan

Santiago Gimenez đi vào lịch sử UEFA Champions League trong ngày buồn của AC Milan

Santiago Gimenez trở thành cầu thủ đầu tiên ghi bàn cho và vào lưới cùng một đội trong một mùa giải Champions League.
HLV Arne Slot tiết lộ điều ấn tượng nhất về tiền đạo Marcus Rashford

HLV Arne Slot tiết lộ điều ấn tượng nhất về tiền đạo Marcus Rashford

HLV của Liverpool ca ngợi Marcus Rashford trước trận gặp Aston Villa vào rạng sáng mai (20/2).
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/2: Yen Nhật tụt dốc, vai trò trú ẩn an toàn đẩy USD đi lên

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/2: Yen Nhật tụt dốc, vai trò trú ẩn an toàn đẩy USD đi lên

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/2 ghi nhận đồng USD tăng giá so với các loại tiền tệ chính vào phiên giao dịch vừa qua.
Top 10 điểm đến tuyệt vời ở Cuba

Top 10 điểm đến tuyệt vời ở Cuba

Nhà xuất bản tư nhân chuyên về du lịch lớn nhất thế giới Lonely Planet đã giới thiệu 10 điểm đến không nên bỏ qua khi ghé thăm Cuba.
Thế giới rúng động: Thuyết âm mưu hay là sự rối ren binh pháp

Thế giới rúng động: Thuyết âm mưu hay là sự rối ren binh pháp

Thế giới rúng động với 3 sự kiện: cuộc điện đàm giữa 2 Tổng thống Donald Trump và Vladimir Putin, Hội nghị An ninh Munich và thỏa thuận đất hiếm.
Nước Mỹ dưới thời Donald Trump 2.0: ‘Cuộc cách mạng’ toàn diện và công cuộc tái cấu trúc quyền lực toàn cầu

Nước Mỹ dưới thời Donald Trump 2.0: ‘Cuộc cách mạng’ toàn diện và công cuộc tái cấu trúc quyền lực toàn cầu

Diễn biến mới là bước 'dạo đầu', báo hiệu sự thay đổi sâu sắc trong chiến lược toàn cầu của Mỹ, định hình lại quan hệ đồng minh và thiết lập trật tự thế giới ...
Thông điệp từ thỏa thuận đất hiếm ở Ukraine

Thông điệp từ thỏa thuận đất hiếm ở Ukraine

Tổng thống Mỹ Donald Trump không ngần ngại công khai ý tưởng về việc Kiev trao cho Washington quyền khai thác đất hiếm trị giá 500 tỷ USD đổi lấy viện trợ Mỹ.
Cực nào với châu Âu trong thế giới đang biến động?

Cực nào với châu Âu trong thế giới đang biến động?

Trong bối cảnh Mỹ rút khỏi các cam kết quốc tế, châu Âu chưa rõ mình sẽ gắn với cực nào để duy trì ảnh hưởng.
Quà đến từ đâu hay ai quyết định kết cục xung đột ở Ukraine

Quà đến từ đâu hay ai quyết định kết cục xung đột ở Ukraine

Lo lắng vì xung đột Nga-Ukraine kéo dài, nhiều người kỳ vọng Tổng thống Donald Trump sẽ thúc các bên đóng băng chiến sự, ngồi vào bàn đàm phán.
Câu hỏi khó về tự chủ quốc phòng của châu Âu

Câu hỏi khó về tự chủ quốc phòng của châu Âu

Rời Hội nghị tại Brussels, các quan chức EU, NATO và Anh vẫn chưa hết băn khoăn với câu hỏi làm thế nào để tự chủ về quốc phòng.
Năng lượng - Con 'át chủ bài' thầm lặng định hình cục diện thế giới

Năng lượng - Con 'át chủ bài' thầm lặng định hình cục diện thế giới

Dầu mỏ và khí đốt nắm trong tay quyền lực rộng lớn, đủ sức định hình cấu trúc địa chính trị toàn cầu.
Mỹ đang 'hụt hơi' trong cuộc đua vũ khí siêu thanh với Trung Quốc và Nga?

Mỹ đang 'hụt hơi' trong cuộc đua vũ khí siêu thanh với Trung Quốc và Nga?

Bị trì hoãn, thất bại về công nghệ và thiếu chiến lược rõ ràng, chương trình vũ khí siêu thanh của Mỹ đang kém phong độ so với Trung Quốc và Nga.
Bị EU đe dọa, số phận 'hạm đội bóng tối' của Nga sẽ ra sao?

Bị EU đe dọa, số phận 'hạm đội bóng tối' của Nga sẽ ra sao?

Số phận của những con tàu thuộc 'hạm đội bóng tối' của Nga đang bị đe dọa trước động thái mới của một số quốc gia thuộc EU.
Ấn Độ lên ngôi, Pakistan lép vế: Ván bài mới của Mỹ ở Nam Á?

Ấn Độ lên ngôi, Pakistan lép vế: Ván bài mới của Mỹ ở Nam Á?

Quan hệ giữa Mỹ và hai 'ông lớn' Nam Á chứng kiến nhiều thăng trầm, nay chính quyền Tổng thống Trump 2.0 hứa hẹn tái định hình tam giác này.
Ngoại giao Mặt trăng của Trung Quốc: Tham vọng soán ngôi 'đế chế' vũ trụ Mỹ

Ngoại giao Mặt trăng của Trung Quốc: Tham vọng soán ngôi 'đế chế' vũ trụ Mỹ

Từ trường phái ngoại giao gấu trúc nổi tiếng, Trung Quốc dần hình thành một công cụ đối ngoại mới mang tên ngoại giao Mặt trăng.
Tổng thống Trump ưu ái Nhật Bản hay 'nước cờ bậc thầy' của Tokyo?

Tổng thống Trump ưu ái Nhật Bản hay 'nước cờ bậc thầy' của Tokyo?

Chắc chắn sẽ không có nhiều ngoại lệ trong những chính sách phục vụ mục tiêu 'nước Mỹ trên hết' của Tổng thống Trump.
Phiên bản di động