“Việt Nam và Nga cần thúc đẩy quan hệ kinh tế song phương”

Đó là ý kiến của GS. Vladimir Kolotov, Chủ nhiệm Khoa Lịch sử các nước Viễn Đông, Giám đốc Viện Hồ Chí Minh thuộc trường Đại học Quốc gia St.Petersburg trao đổi với phóng viên nhân chuyến thăm chính thức Liên bang Nga của Chủ tịch nước Trần Đại Quang.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
viet nam va nga can thuc day quan he kinh te song phuong “Chuyến thăm Nga của Chủ tịch nước có ý nghĩa rất lớn“
viet nam va nga can thuc day quan he kinh te song phuong Nhiều cơ hội hợp tác mới giữa Việt Nam và Nga

Quan hệ kinh tế chưa đạt nhiều thành công

Theo GS. Vladimir Kolotov, Việt Nam và Liên bang Nga hiện là đối tác chiến lược toàn diện và quan trọng hơn là tình hữu nghị lâu đời, thủy chung.

Đánh giá về thực trạng quan hệ kinh tế Việt Nam – Liên bang Nga hiện nay, giáo sư Kolotov nhận định, quan hệ Việt Nam - Nga hiện nay chưa hề tương xứng với tiềm năng của hai nước.

viet nam va nga can thuc day quan he kinh te song phuong
Chủ tịch nước Trần Đại Quang đến sân bay quốc tế Vnukovo ở Moscow, Liên bang Nga, ngày 28/6. (Ảnh: Q. Chinh)

Một mặt, hai nước có quan hệ chính trị tốt đẹp, không có vấn đề hay mâu thuẫn và cùng có quan điểm tương đồng về tình hình quốc tế, song quan hệ kinh tế lại chưa đạt được nhiều thành công.

Ông lấy ví dụ quan hệ kinh tế Việt Nam - Mỹ, theo đó hai nước đã khôi phục lại quan hệ ngoại giao từ năm 1995 và cho đến nay đã đưa kim ngạch thương mại lên gần 50 tỷ USD. Trong khi đó, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Nga mới chỉ đạt 4 tỷ USD. Thực trạng này hoàn toàn không bình thường khi ngay cả với các nước mà Việt Nam có tranh chấp địa chính trị, lãnh thổ, thương mại song phương cũng đạt tới 60 tỷ USD.

Giáo sư Kolotov nhận định con số 4 tỷ USD đối với Nga là rất thấp. Điều này kéo theo xu hướng tiếng Nga đang rời khỏi Việt Nam, theo đó số người Việt Nam biết tiếng Nga đã giảm mạnh trong những năm qua, các sản phẩm sách báo tiếng Nga cũng dần biến mất.

Mất cân bằng thông tin

Ông nhấn mạnh đây là một thực trạng đáng báo động, bởi việc này làm nảy sinh tình huống một chiều trong không gian thông tin, nảy sinh những sản phẩm báo chí thiếu khách quan.

viet nam va nga can thuc day quan he kinh te song phuong
Chủ tịch nước Trần Đại Quang hội kiến với Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga Valentina Ivanovna Matvienko. (Ảnh: Q. Chinh)

Thông tin từ quốc tế vào Việt Nam qua nguồn các phương tiện thông tin đại chúng phương Tây đã không giúp người đọc có được cái nhìn đầy đủ về những xu hướng đang diễn ra trên thế giới. Như vậy, mức quan hệ kinh tế thấp dẫn đến mất cân bằng thông tin và tác động tiêu cực đến quan hệ chính trị là điều không thể tránh.

Ông Kolotov nhấn mạnh vấn đề chiến tranh thông tin, theo đó chỉ một phần thông tin xác thực được sử dụng, phần còn lại bị che giấu hoặc thêm thắt các chi tiết thiếu xác thực. Lịch sử đã ghi nhận nhiều trường hợp từ thông tin bị bóp méo đã dẫn đến chiến tranh.  

Để vượt qua tình trạng này, giáo sư Kolotov cho rằng hai bên cần phải nỗ lực trong nhiều lĩnh vực, trước hết là phổ biến những thông tin xác thực và khách quan về tình hình phát triển tại cả hai nước và trên thế giới nói chung. Ông nhấn mạnh cần lấy đó làm nền tảng cho mối quan hệ giữa hai nước, và trên nền tảng đó xây dựng được một “ngôi nhà” mang lại lợi ích cho các chủ thể kinh tế.

Cũng theo giáo sư Kolotov, hiện ở Nga có rất ít người được biết rằng Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ như thế nào trong những năm qua, trong đó có những thành tựu vô cùng lớn về kinh tế. Ông lấy làm tiếc khi nước Nga ít biết về điều đó, và do đó ít doanh nghiệp Nga xem Việt Nam như một đối tác tiềm năng đáng tin cậy.

Đề cập chuyến thăm của Chủ tịch nước Trần Đại Quang đến Nga, giáo sư Kolotov đánh giá đây là một sự kiện trọng đại trong quan hệ Nga - Việt. Theo ông, để chính sách xoay chiều sang phía Đông của Nga đạt hiệu quả, Nga cần phải huy động các nhà phương Đông học vào các dự án. Ngành phương Đông học của Nga phát triển rất mạnh với các trung tâm lớn tại Moscow, St. Petersburg, Vladivostok.

Tại nhiều khu vực của Nga hiện nay đang tích cực nghiên cứu các nước phương Đông, đào tạo các chuyên gia hiểu biết về ngôn ngữ, văn hóa. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là hiện nay, các ý kiến chuyên gia phương Đông học chưa được đề cao trong các dự án, cho nên ngay cả các dự án lớn của Gazprom, Rosatom cũng không được triển khai thành công.

Giáo sư Kolotov đặt những kỳ vọng lớn vào chuyến thăm của Chủ tịch nước Trần Đại Quang, hy vọng lãnh đạo đất nước, các bộ ngành tháp tùng sẽ tìm được những biện pháp để lấp những chỗ hổng trong quan hệ Nga - Việt, đưa quan hệ này đạt được những mục tiêu tham vọng.

viet nam va nga can thuc day quan he kinh te song phuong Chủ tịch nước Trần Đại Quang hội kiến Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Liên bang Nga, chiều ngày 28/6, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã có cuộc hội kiến với ...

viet nam va nga can thuc day quan he kinh te song phuong ​Việt Nam – Liên bang Nga: Tiếp tục cùng tiến bước

Đó là kỳ vọng của ông Konstantin Vnukov - Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Liên bang Nga tại Việt Nam, chia sẻ với Báo ...

viet nam va nga can thuc day quan he kinh te song phuong Quảng bá hình ảnh Việt Nam tại bang Thüringen (Đức)

Chuyến thăm bang Thüringen ngày 8/6 của Đại sứ Đoàn Xuân Hưng đã giúp quảng bá môi trường đầu tư tiềm năng của Việt Nam đến giới ...

(theo TTXVN)

Đọc thêm

Nhật Bản, Hàn Quốc lại xích mích về quần đảo tranh chấp

Nhật Bản, Hàn Quốc lại xích mích về quần đảo tranh chấp

Nhật Bản phản đối chuyến thăm của các nghị sĩ Hàn Quốc tới quần đảo tranh chấp Takeshima, nơi mà Seoul cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là quần ...
Giá tiêu hôm nay 1/5/2024, thị trường trong nước tăng hơn 40% so với niên vụ trước, nhận định yếu tố có thể đẩy giá tiếp tục lên cao

Giá tiêu hôm nay 1/5/2024, thị trường trong nước tăng hơn 40% so với niên vụ trước, nhận định yếu tố có thể đẩy giá tiếp tục lên cao

Giá tiêu hôm nay 1/5/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 97.000 – 98.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 1/5/2024: Giá vàng trong nước khó duy trì ở mức thấp, thế giới 'lao dốc không phanh', đây vẫn là kênh đầu tư tốt nhất lúc này?

Giá vàng hôm nay 1/5/2024: Giá vàng trong nước khó duy trì ở mức thấp, thế giới 'lao dốc không phanh', đây vẫn là kênh đầu tư tốt nhất lúc này?

Giá vàng hôm nay 1/5/2024: Giá vàng trong nước khó duy trì ở mức thấp, đây vẫn là kênh đầu tư tốt nhất lúc này? sự khởi đầu khó tốt ...
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện, thư thăm hỏi về vụ nổ kho đạn tại Campuchia

Lãnh đạo Việt Nam gửi điện, thư thăm hỏi về vụ nổ kho đạn tại Campuchia

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi điện, thư thăm hỏi đến lãnh đạo Campuchia.
Trung Quốc làm trung gian hoà đàm giữa Hamas và Fatah, nỗ lực cải thiện quan hệ với EU

Trung Quốc làm trung gian hoà đàm giữa Hamas và Fatah, nỗ lực cải thiện quan hệ với EU

Ngày 30/4, Trung Quốc cho biết đại diện Hamas và Fatah đã gặp nhau tại Bắc Kinh để 'thảo luận sâu sắc và thẳng thắn về việc thúc đẩy hòa ...
Sao Việt: MC Mai Ngọc khoe eo thon, dáng chuẩn; hoa hậu Ngọc Hân 'đội nắng'; Đỗ Thị Hà đi du lịch Thái Lan

Sao Việt: MC Mai Ngọc khoe eo thon, dáng chuẩn; hoa hậu Ngọc Hân 'đội nắng'; Đỗ Thị Hà đi du lịch Thái Lan

Sao Việt hôm nay: MC Mai Ngọc khoe vóc dáng mảnh mai sau khi sụt 4 kg; Ngô Thanh Vân làm việc xuyên lễ vì quán chay quá tải.
Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Trung Đông chồng chất mâu thuẫn, kéo dài từ lịch sử đến đương đại, hiện vẫn chưa thấy lối thoát. Tình hình ngày càng khó kiểm soát.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Phiên bản di động