Nhỏ Bình thường Lớn

Vì sao Mỹ ra tuyên bố cứng rắn về vấn đề Biển Đông vào thời điểm này?

TGVN. Cuối cùng, Mỹ cũng phải thốt lên những lời mà cả thế giới lâu nay đã biết rõ rằng: Những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông không có cơ sở pháp lý.    
TIN LIÊN QUAN
Malaysia lên tiếng về vấn đề Biển Đông
Mỹ: Sau tuyên bố chính sách mới ở Biển Đông, giờ là lúc hành động?
vi sao my cung ran ve van de bien dong
Tàu sân bay USS Ronald Reagan và USS Nimitz của Mỹ tham gia cuộc tuần tra gần đây ở Biển Đông. (Nguồn: Hải quân Mỹ)

Sự thừa nhận này được đưa ra 4 năm sau khi Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague (Hà Lan), đưa ra phán quyết về vấn đề này, theo đó, bác bỏ tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với phần lớn vùng biển tranh chấp này.

Điều này đặt ra câu hỏi vì sao Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo lại đưa ra tuyên bố vào thời điểm này, khi chỉ còn 6 tháng nữa là nhiệm kỳ của Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump kết thúc?

Nhân tố bầu cử Mỹ

Có hai lý do nổi lên trong trường hợp này. Thứ nhất, Tổng thống Trump đang dốc sức cho chiến dịch tái tranh cử của mình với mong muốn củng cố hơn nữa sự tin cậy của cử tri về thái độ cứng rắn của ông Trump đối với Trung Quốc trước thềm cuộc bầu cử tổng thống sắp tới. Thứ hai, nỗ lực của ông Trump còn nhằm kích thích sự nghi ngờ ngày càng gia tăng của các nước trong khu vực đối với Bắc Kinh, nhằm tái khẳng định vai trò là cường quốc khu vực của Washington.

Nếu Bắc Kinh hiểu sai một trong hai ý nghĩa chính trị có tác động mạnh mẽ này và kích động một cuộc đối đầu, thì sự vượt quá giới hạn địa chính trị cho phép sẽ khiến Bắc Kinh vấp phải sự phản đối vốn lâu nay tồn tại âm ỉ trong khu vực.

Khi mùa tranh cử đang diễn ra sôi động nhất ở thời điểm này, Tổng thống Trump đã đổ hàng trăm triệu USD để đăng tải quảng cáo hàng ngày tại các bang chiến địa. Chiến dịch tranh cử của ông đã quyết định sử dụng yếu tố Trung Quốc là một trong vài “chiến tuyến” để công kích đối thủ của ông là cựu Phó Tổng thống Joe Biden. Đây sẽ trở thành một vấn đề khó khăn để ông Trump thuyết phục được cử tri.

Những tuyên bố mạnh mẽ của Ngoại trưởng Pompeo về tranh chấp Biển Đông trao cho Chính quyền Tổng thống Trump thêm một đề tài bàn luận liên quan đến Trung Quốc. Điều này diễn ra sau khi Mỹ áp đặt các đòn thuế quan và các biện pháp trừng phạt mở rộng đối với các quan chức Trung Quốc, các biện pháp trừng phạt nhằm vào Bắc Kinh liên quan luật an ninh mới áp đặt đối với đặc khu hành chính Hong Kong.

Việc công kích ông Biden vì có “quan điểm mềm yếu” đối với Trung Quốc tạo cảm giác hoang mang về việc liệu một vai trò tổng thống Mỹ do ông này nắm quyền sẽ có ý nghĩa gì đối với tầng lớp người Mỹ bình dân. Thông điệp này không ngừng được phát đi và cho đến nay vẫn hoàn toàn chưa đủ sức thuyết phục công chúng Mỹ.

Mặc dù ông Trump miêu tả ông Biden là “yếu đuối” đối với Bắc Kinh đồng thời chỉ trích Trung Quốc là mối đe dọa đối với Mỹ, nhưng chính ông Trump lại là người ký thỏa thuận thương mại “giai đoạn 1” vốn không giúp ích gì nhiều cho các nhà sản xuất của Mỹ. Các đòn thuế quan của Tổng thống Trump đánh vào Trung Quốc rốt cục đều khiến chính các công ty Mỹ phải gánh chịu hậu quả.

Theo cựu Cố vấn an ninh quốc gia John Bolton, Tổng thống Trump đã đề nghị Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình giúp đỡ ông chiến thắng trong cuộc bầu cử tới đây bằng cách để Trung Quốc đẩy mạnh nhập khẩu nông sản từ các bang nông nghiệp của Mỹ.

Ngay cả khi thực tế chưa rõ ràng, song mùa tranh cử sôi động đồng nghĩa với việc ông Trump sẽ nhiều khả năng gia tăng sức ép đối với Trung Quốc, đồng thời gặt hái được một vài chiến thắng dễ dàng và khích lệ. Bất kỳ xung đột nào ở Biển Đông, ví dụ một vụ va chạm tàu thuyền, sẽ là đem lại cái cớ để ông Trump lên tiếng chỉ trích Trung Quốc một cách trực tiếp.

Trung Quốc có thể sai lầm

Trung Quốc có thể sai lầm khi coi tình hình bất ổn chính trị tại Mỹ là nhân tố bất lợi đối với Washington và coi đó là thời điểm cơ hội để tiến hành những hành động mang tính quyết đoán hơn nhằm khẳng định các tuyên bố hàng hải đối với các nguồn tài nguyên dầu khí và hải sản ở Biển Đông.

Bắc Kinh thậm chí còn sai lầm hơn khi có thể nghĩ rằng, nếu Tổng thống Trump thua, thì nhiệm kỳ tổng thống dưới sự lãnh đạo của ông Biden sẽ đi theo cách tiếp cận khác, mang tính ít đối đầu hơn với Trung Quốc.

Tuy nhiên, bản thân ông Biden cũng đang đưa ra quan điểm cứng rắn đối với Trung Quốc trong chiến dịch tranh cử của mình, mặc dù vấn đề đó chiếm ít mối quan tâm hơn so với những vấn đề về kinh tế và xã hội mà ông này đề xuất.

Một Tổng thống Trump bị "dồn vào chân tường" vẫn là một Tổng thống Trump đầy nguy hiểm. Vì vậy, khó có thể không chú ý đến những động cơ để ông Trump bật lên mạnh mẽ hơn trong nỗ lực nhằm ghi điểm chính trị cho chiến dịch tranh cử đang có phần “yếu thế” của mình.

Một cuộc xung đột với Trung Quốc, cho dù quy mô nhỏ như thế nào, có thể chỉ là cách phô diễn sức mạnh mà Tổng thống Trump quyết định ông cần đến để tập hợp các lực lượng ủng hộ và nỗ lực chiếm được sự hẫu thuẫn của những cử tri dao động. Từ nay cho đến tháng 11, không thể xem nhẹ những hành động gây hấn mang tính ngoại giao, kinh tế và chính trị mạnh mẽ hơn.

Về phần mình, Bắc Kinh đã phát đi tín hiệu có hơi hướng hòa giải khi phát đi thông điệp cấp cao thông qua Ngoại trưởng Vương Nghị rằng “hợp tác, khi có thể, là điều mà Bắc Kinh mong muốn”. Hạ nhiệt những chỉ trích và đấu khẩu lẫn nhau là cách tốt nhất mà Mỹ và Trung Quốc có thể hy vọng vào thời điểm này.

Bầu cử Mỹ: Chính sách đối ngoại của ông Joe Biden sẽ 'cứng rắn' hơn Tổng thống Trump?

Bầu cử Mỹ: Chính sách đối ngoại của ông Joe Biden sẽ 'cứng rắn' hơn Tổng thống Trump?

TGVN. Giới quan sát nhận định, nhiều khả năng chính sách đối ngoại của ông Joe Biden sẽ cứng rắn hơn cả Tổng thống Donald ...

Biển Đông - Liệu ASEAN có thể đưa ra thông điệp cứng rắn hơn với Trung Quốc?

Biển Đông - Liệu ASEAN có thể đưa ra thông điệp cứng rắn hơn với Trung Quốc?

TGVN. Đài NHK ngày 26/6 có bài nhận định Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36 thu hút sự chú ý của dư luận ...

Vì sao Mỹ lên tiếng trên 'mặt trận' pháp lý tại Biển Đông?

Vì sao Mỹ lên tiếng trên 'mặt trận' pháp lý tại Biển Đông?

TGVN. Mỹ phản đối các yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông, bao gồm tuyên bố chủ quyền với 4 nhóm đảo và tự ...

(theo SCMP)

Tin cũ hơn

30 năm UNCLOS: ‘Cơ chế sống’, bền vững vượt thời gian 30 năm UNCLOS: ‘Cơ chế sống’, bền vững vượt thời gian
Phản đối mạnh mẽ mọi hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa Phản đối mạnh mẽ mọi hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa
Đại sứ Australia: Quốc gia nào sử dụng 'chiến thuật vùng xám' ở Biển Đông nên quay lại cách thức hoạt động tốt đẹp hơn Đại sứ Australia: Quốc gia nào sử dụng 'chiến thuật vùng xám' ở Biển Đông nên quay lại cách thức hoạt động tốt đẹp hơn
Luật pháp quốc tế là 'la bàn' cho vấn đề Biển Đông, còn nhiều 'gánh nặng' trên vai nhưng vai trò của ASEAN là căn bản Luật pháp quốc tế là 'la bàn' cho vấn đề Biển Đông, còn nhiều 'gánh nặng' trên vai nhưng vai trò của ASEAN là căn bản
Đối thoại hàng hải Mỹ-Philippines: Cam kết tăng cường tuân thủ UNCLOS 1982, Washington tài trợ lớn cho Manila Đối thoại hàng hải Mỹ-Philippines: Cam kết tăng cường tuân thủ UNCLOS 1982, Washington tài trợ lớn cho Manila
Việt Nam chủ trì trao đổi với các nước sáng lập Nhóm bạn bè UNCLOS nhân dịp 30 năm Công ước có hiệu lực Việt Nam chủ trì trao đổi với các nước sáng lập Nhóm bạn bè UNCLOS nhân dịp 30 năm Công ước có hiệu lực
Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao và Phát triển Anh: Cần lên tiếng kịp thời khi căng thẳng leo thang ở Biển Đông Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao và Phát triển Anh: Cần lên tiếng kịp thời khi căng thẳng leo thang ở Biển Đông
Bế mạc Hội thảo quốc tế Biển Đông: UNCLOS 30 năm còn nguyên giá trị, kiểm soát ‘vùng xám’, tăng cường lòng tin chiến lược Bế mạc Hội thảo quốc tế Biển Đông: UNCLOS 30 năm còn nguyên giá trị, kiểm soát ‘vùng xám’, tăng cường lòng tin chiến lược
Tương lai của Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông: Kết quả không đến nhờ cầu nguyện, phụ thuộc vào ý chí chính trị của các bên Tương lai của Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông: Kết quả không đến nhờ cầu nguyện, phụ thuộc vào ý chí chính trị của các bên
Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt nói về chuẩn mực tại Biển Đông: 'Thủy thủ cần ngôi sao dẫn đường, chúng ta cần luật lệ neo giữ' Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt nói về chuẩn mực tại Biển Đông: 'Thủy thủ cần ngôi sao dẫn đường, chúng ta cần luật lệ neo giữ'
Hội thảo Biển Đông lần thứ 16: ASEAN không nên né tránh khó khăn và những bài học từ Biển Đỏ Hội thảo Biển Đông lần thứ 16: ASEAN không nên né tránh khó khăn và những bài học từ Biển Đỏ
Khai mạc Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 16: Định hướng tư duy, phát huy chuẩn mực Khai mạc Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 16: Định hướng tư duy, phát huy chuẩn mực