📞

Vũ khí mới của Lầu Năm Góc - Khinh khí cầu tầng bình lưu

Trường Phan 14:00 | 20/11/2021
Khinh khí cầu quân sự đang được đầu tư phát triển để phục vụ các hoạt động tình báo quân sự, thay thế cho các vệ tinh tốn kém hiện nay.
Khinh khí cầu hiện đại hầu như tàng hình trước các thiệt bị của kẻ địch.

Để thay thế cho máy bay không người lái do thám và trinh sát, quân đội Mỹ và một số công ty tư nhân đang theo đuổi dự án khinh khí cầu tầng bình lưu phục vụ các hoạt động tình báo quân sự, thay thế cho các vệ tinh tốn kém hiện nay.

Tại sao người Mỹ cần khinh khi cầu quân sự?

Ưu điểm của khinh khí cầu là từ căn cứ xa, chúng có thể tiếp cận đến mục tiêu của đối phương và tàng hình trước các hệ thống phòng không, cũng như khả năng thực hiện các nhiệm vụ trinh sát dài ngày.

Ngay cả khi bay ở độ cao trung bình 18-24 km so với mặt đất, khinh khí cầu tầng bình lưu còn bay cao hơn nhiều so với hầu hết các máy bay thông thường.

Đồng thời, những quả khinh khí cầu hiện đại đã được cải tiến và phát triển rất khác biệt so với những khinh khí cầu trước đó về mặt kĩ thuật lẫn công suất hoạt động. Thậm chí một số người còn nhầm lẫn chúng với UFO (vật thể bay không xác định).

Khinh khí cầu trinh sát không chỉ sử dụng cho các mục đích chiến lược và tình báo quân sự. Trong tương lai, chúng có thể được sử dụng rộng rãi ở cấp địa phương, phục vụ theo dõi các chuyên án buôn lậu và ma túy. Ngoài chức năng tình báo của các thiết bị này, khinh khí cầu này có thể được dùng làm hệ thống truyền phát Internet tốc độ cao ở những khu vực khó tiếp cận.

Khinh khí cầu lợi thế hơn vệ tinh trinh thám?

Hầu hết máy bay trinh sát và máy bay không người lái hiện đại đều mắc nhược điểm, đó là giới hạn thời gian hoạt động. Ví dụ, thời gian bay trên không của máy bay trinh sát chiến lược không người lái hiện đại nhất của Mỹ RQ-4 Global Hawk chỉ giới hạn trong vòng 20 tiếng đồng hồ. Hơn nữa, máy bay không người lái luôn có xu hướng bay xa khu vực mục tiêu, thời gian trinh sát mục tiêu ngắn.

Do đó, phương án sử dụng sản xuất và vận hành khinh khí cầu hiệu quả kinh tế hơn. Nó có khả năng cố định một khu vực mục tiêu mà quân đội quan tâm trong nhiều ngày và có thể kéo dài nhiều tuần. Như vậy, nó sẽ góp phần mở rộng đáng kể khả năng thu thập thông tin tình báo.

Mặc dù ở lĩnh vực trinh sát, vệ tinh do thám vẫn đang là “ông vua”, tuy nhiên, vệ tinh này lại khá đắt tiền, bao gồm cả chi phí phóng chúng vào quỹ đạo. Thêm nữa, các vệ tinh nằm trong quỹ đạo đã được định sẵn quan sát vùng lãnh thổ thiết lập ban đầu, vì thế chúng chỉ hữu ích đối với các nhiệm vụ chiến lược để phát hiện các tên lửa đạn đạo.

Ngược lại, tuổi thọ cao và trọng tải tốt của khinh khí cầu quân sự có thể cho phép chúng dần thay thế vị trí các vệ tinh do thám. Tại Mỹ, các kỹ sư tại World View Enterprises đã nghiên cứu việc tạo ra thiết bị bay như vậy mang tên Stratollite.

Đây là những “quả bóng bay” khổng lồ với thể tích có thể lên tới khoảng 22.600 mét khối. Chúng có thể bay ở độ cao lên đến 30 km. Đồng thời, rất nhiều thiết bị hiện đại có thể lắp đặt trong giỏ khinh khí cầu của những thiết bị này như máy quay phim, máy ảnh nhiệt, các loại radar khác nhau, thiết bị tình báo vô tuyến và pin năng lượng mặt trời.

Không giống như các phiên bản cũ của khinh khí cầu tầng bình lưu được người Mỹ sử dụng trong Chiến tranh Lạnh, các thiết bị khinh khí cầu mới mang các cảm biến và thiết bị tinh vi cho phép đo đạc gió trực tiếp.

Stratollite được thiết kế để thay đổi hiệu quả các thông số chuyến bay dựa trên dữ liệu khí quyển thu thập được. Ngoài ra, thiết bị này còn có thể đón hướng gió, thay đổi độ cao và duy trì cố định trong không trung tại khu vực mục tiêu xác định lên đến 4 ngày (trong bán kính 19 - 20 km).

Khinh khí cầu quân sự có thể bay đến độ cao 30km so với mặt đất. (Nguồn: Top War)

Chương trình COLD STAR

Quân đội Mỹ hiện đang thực hiện một chương trình phát triển khinh khí cầu quân sự mang tên COLD STAR. Đây là chương trình tạo ra khí cầu trinh sát có khả năng xâm nhập lãnh thổ của đối phương mà không thể bị phát hiện. Các tài liệu ngân sách được công bố ở Mỹ cho thấy, các cuộc thử nghiệm trong chương trình này được thực hiện vào năm 2021.

Theo các thông tin thu thập từ các ấn phẩm kĩ thuật quân sự hàng đầu của Mỹ, hình ảnh khinh khí cầu thuộc dự án này xuất hiện tại cuộc tập trận Northern Edge, diễn ra ở Alaska vào tháng 5/2021.

Những kinh khí cầu trong khuôn khổ chương trình trinh thám COLD STAR sẽ được trang bị hệ thống trí tuệ nhân tạo và hệ thống định vị tự động. Các kĩ sư cho rằng khinh khí cầu lắp ráp bằng chất liệu nhựa trong suốt của giúp chúng trở nên đạt trạng thái tàng hình cao nhất trước các radar và các thiết bị quang học hiện đại nhờ vào việc loại bỏ việc sử dụng các đường thẳng và góc nhọn.

Hơn nữa, phần giỏ sẽ thiết kế hình chiếc thuyền nên khiến chúng trông giống như một quả trứng khi nhìn từ xa, chứ không phải là một giỏ vuông truyền thống mà chúng ta có thể thấy ở các lễ hội khinh khí cầu trên thế giới.

Ngoài ra, hệ thống radar tự động lọc ra tất cả các đối tượng di chuyển ở tốc độ thấp. Điều này là để tránh phản ứng với các loại động nhỏ như chim hoặc bầy côn trùng. Một lưu ý của khinh khí cầu tầng bình lưu các cạnh của chúng có thể nóng lên đến nhiệt độ rất cao khi bay. Điều này có thể ít nhiều lọt vào tầm ngắm và bị “sờ gáy” bởi các thiết bị trinh sát sử dụng bức xạ hồng ngoại của đối phương. Còn khinh khí cầu giỏ tròn nên hạn chế được yếu tố này.

Tuy nhiên, cũng phải nói rằng, “những quả bóng bay” ở tầng bình lưu khi bay ở độ cao 24 km vẫn có thể nhìn thấy được bằng các thiết bị theo dõi quang học thông thường. Chúng có thể xuất hiện tựa như một đốm sáng trắng khi tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Vậy nên, trong trường hợp này, đối phương chỉ có thể phát hiện chúng khi trời quang đãng và xác định được vị trí neo đậu của khinh khí cầu.

Theo kế hoạch của quân đội Mỹ, khinh khí cầu do thám có khả năng tăng cường nhận thức tình huống khi chỉ huy, truyền thông tin tình báo theo thời gian thực tế. Điều này sẽ làm tăng khả năng đánh trúng mục tiêu đối phương bằng các loại vũ khí chính xác cao hiện đại, bao gồm cả vũ khí siêu thanh.

Một lựa chọn khác để sử dụng khinh khí cầu này có thể là gieo rắc vào lãnh thổ của kẻ thù hàng nghìn cảm biến tần số vô tuyến thu nhỏ để xâm nhập không gian mạng. Nhờ đó, quân đội Mỹ sẽ có thể dễ dàng xác định của đối phương, thu các tín hiệu vô tuyến và điện tử được truyền đi, cũng như điều phối theo dõi các cuộc tấn công bằng tên lửa - không quân.

(theo Top War)