TIN LIÊN QUAN | |
Máy bay MH17 bị rơi là do trúng tên lửa Buk | |
Ukraine tưởng niệm nạn nhân vụ rơi máy bay MH17 |
Bộ Ngoại giao Nga ngày 28/9 ra tuyên bố bác bỏ kết quả điều tra vụ máy bay mang số hiệu MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines (MAS) rơi cách đây 2 năm làm toàn bộ 298 người trên máy bay thiệt mạng, đồng thời khẳng định các nhà điều tra quốc tế đã ngăn cản Moscow tham gia đầy đủ vào tiến trình điều tra này.
Tuyên bố được đưa ra ngay sau khi cơ quan điều tra quốc tế công bố kết quả điều tra, theo đó kết luận rằng máy bay MH17 bị rơi là do trúng tên lửa Buk mang số series 9M38, được bắn đi từ miền Đông Ukraine.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Maria Zakharova nhận xét kết quả điều tra "thiên vị và mang động cơ chính trị". Bà khẳng định cuộc điều tra đến nay vẫn tiếp tục bác bỏ các bằng chứng không thể chối cãi do phía Nga cung cấp, bất chấp thực tế Nga là nước duy nhất gửi các thông tin đáng tin cậy cho tổ điều tra.
Tuyên bố trên cũng cáo buộc các nhà điều tra đã cho phép Ukraine bóp méo bằng chứng và thay đổi vụ việc theo hướng có lợi cho mình, đồng thời bày tỏ hy vọng các dữ liệu radar mới do Nga cung cấp sẽ khiến các nhà điều tra sửa đổi kết quả mới công bố.
Mảnh vỡ của máy bay MH17. (Nguồn: Reuters) |
Cùng ngày, hãng sản xuất tên lửa Almaz-Antey (Nga), chuyên chế tạo tổ hợp tên lửa Buk, cũng lên tiếng bác bỏ kết quả điều tra trên. Hãng thông tấn RIA (Nga) dẫn lời nhà sản xuất Almaz-Antey khẳng định tên lửa Buk bắn rơi máy bay MH17 được bắn đi từ phần lãnh thổ do quân đội Ukraine kiểm soát và kết quả điều tra nói trên không có các bằng chứng kỹ thuật đi kèm.
Trong một diễn biến liên quan, trưởng nhóm điều tra quốc tế, công tố viên người Hà Lan Fred Westerbeke cho biết nhóm điều tra "đã xác định khoảng 100 người" được cho là có "vai trò lớn" trong việc vận chuyển hệ thống tên lửa đã được dùng để bắn rơi máy bay xấu số trên. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ danh tính của các đối tượng này.
Ông Westerbeke nhấn mạnh cần xác định đầy đủ thông tin về toàn bộ quá trình tổ chức và ra lệnh bắn hạ chiếc máy bay và kêu gọi không vội vàng cáo buộc Nga trong vụ việc này..
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko (phải) và Đại sứ Hà Lan tại Ukraine Kees Klompenhouwer tưởng niệm các nạn nhân vụ rơi máy bay MH17 ngoài sứ quán Hà Lan tại Kiev ngày 21/7/2014. (Nguồn: Reuters/Valentyn Ogirenko) |
Ngày 17/7/2014, chuyến bay MH17 đang trên hành trình từ Amsterdam (Hà Lan) đến Kuala Lumpur (Malaysia) đã rơi ở miền Đông Ukraine, khu vực đang ở trong tình trạng xung đột vũ trang. Ukraine và nhiều quốc gia phương Tây cáo buộc lực lượng đòi độc lập ở miền Đông đứng sau vụ việc này. Tuy nhiên, các tay súng ở miền Đông Ukraine bác bỏ mọi cáo buộc và cho rằng chính quân đội Ukraine đã bắn nhầm chiếc MH17.
Tháng 10/2015, Ủy ban An ninh Hà Lan công bố báo cáo điều tra cuối cùng về vụ rơi máy bay MH17, trong đó xác định máy bay đã bị trúng một tên lửa đất đối không Buk do Nga sản xuất.
Phía Hà Lan không chỉ đích danh bên nào tại Ukraine đã bắn rơi máy bay này, nhưng khẳng định quả tên lửa được phóng từ khu vực miền Đông Ukraine, vốn do lực lượng đòi độc lập kiểm soát. Điều này ngược với kết luận từ phía hãng Almaz-Antey cho rằng máy bay đã bị bắn hạ bằng tên lửa phóng đi từ vùng lãnh thổ dưới quyền kiểm soát của quân đội Ukraine, đồng thời khẳng định nếu tên lửa được bắn đi từ làng Snezhnoye như kết luận của Hà Lan, nó sẽ không thể trúng mạn trái của máy bay.
"Malaysia quyết không từ bỏ việc điều tra vụ MH17" Tuyên bố được Bộ trưởng Giao thông Malaysia Liow Tiong Lai đưa ra ngay trước lễ tưởng niệm 2 năm sau vụ máy bay MH17 ... |
Tái hiện khoảnh khắc cuối cùng của MH17 từ những mảnh vỡ Ngày 13/10, các chuyên gia đã dựng lại một phần của chiếc máy bay xấu số MH17 dựa vào các mảnh vỡ được tìm thấy ... |
Nga phủ quyết việc thành lập tòa án quốc tế xét xử vụ MH17 Ngày 29/7, tại phiên họp Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc tại New York, Nga đã sử dụng quyền phủ quyết để phản đối ... |