Vụ Tổng thống Putin bị giả mạo - hé lộ vũ khí mới trong xung đột Nga-Ukraine

Quang Hiếu
Vụ việc Tổng thống Nga Vladimir Putin bị giả mạo hình ảnh, giọng nói bằng công nghệ deepfake mới đây đã dấy lên hồi chuông cảnh báo về loại “vũ khí” mới trong xung đột ở Ukraine.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Chuy
Tổng thống Nga Vladmir Putin. (Nguồn: Reuters)

Ngày 5/6, Điện Kremlin ra thông báo khẩn cho biết video clip Tổng thống Nga Vladimir Putin được phát sóng trên nhiều đài phát thanh và truyền hình ở các khu vực giáp với Ukraine là một trò giả mạo bằng công nghệ deepfake do tin tặc tạo ra.

Video giả, ảnh hưởng thật

Trong bài phát biểu, giọng nói của Tổng thống Nga Vladimir Putin được tạo ra bởi công nghệ deepfake cho biết tình trạng khẩn cấp đã được ban bố ở các vùng Belgorod, Voronezh và Rostov của Nga do các cuộc tấn công sắp tới từ lực lượng Ukraine. Ông Putin giả mạo cũng yêu cầu cư dân trong các khu vực sơ tán khỏi nhà của họ để tìm nơi trú ẩn sâu hơn bên trong nước Nga.

Deepfake là công nghệ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để lấy hình ảnh, giọng nói của một người ghép vào video của người khác. Công nghệ deepfake sẽ thu thập hình ảnh khuôn mặt của một đối tượng, sau đó thay thế khuôn mặt này vào mặt của một người khác trong video. Đối với các tập tin âm thanh, deepfake sử dụng bản ghi âm giọng nói của một người thực để huấn luyện máy tính nói chuyện giống hệt người ấy.

Tin liên quan
Nga đưa Nga đưa 'chúa tể' vệ tinh lên vũ trụ để giám sát xung đột ở Ukraine

Radio Mir, một trong những đài bị tin tặc tấn công, cho biết vụ việc kéo dài khoảng 40 phút. Trong khi đó, các clip phát sóng trên TV về video giả mạo ông Putin cũng bắt đầu lan truyền trên mạng xã hội. Hiện chưa cá nhân hoặc cơ quan nào nhận trách nhiệm về vụ việc này.

Sau khi đoạn clip được lan truyền, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov khẳng định rằng, tuyên bố thiết quân luật là sản phẩm của tin tặc.

Trả lời hãng tin TASS của Nga, ông Dmitry Peskov nói: "Chắc chắn không có (tuyên bố nào về thiết quân luật). Quả thật đã xảy ra tin tặc ở một số khu vực. Tôi được biết rằng đã có một vụ tin tặc trên Radio Mir và trên một số kênh khác. Hiện tất cả tin tặc đã bị loại bỏ và các kênh thông tin đã được kiểm soát trở lại”.

Tờ Kyiv Post cũng đưa tin, trung tâm hành chính của các vùng Belgorod đã gọi video thông điệp này là một deepfake nhằm mục đích "gieo rắc nỗi sợ hãi cho những cư dân Belgorod hiền hòa".

Bà Hanna Liubakova, nhà báo người Belarus đồng thời là thành viên không thường trú tại Hội đồng Đại Tây Dương (Atlantic Council), đã chia sẻ một đoạn clip phát sóng trên TV cho thấy hình ảnh giả mạo ông Putin.

Đánh giá về vụ việc, nhà khoa học dữ liệu Arseny Khakhalin, chuyên gia nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo (AI), cho rằng, vụ tin tặc này có thể là điển hình cho việc sử dụng deepfake để vũ khí hóa trong xung đột Nga-Ukraine.

Tuy nhiên, đây không phải lần đầu tiên công nghệ deepfake được sử dụng trong cuộc xung đột này. Trong những tuần đầu tiên của chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga hồi tháng 2/2022, đã có một video deepfake về Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Trong đoạn video deepfake đó, ông Zelensky xuất hiện thúc giục binh lính của mình hạ vũ khí và đầu hàng. Đoạn video đã nhanh chóng được gỡ bỏ, nhưng nó đã lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội trước đó.

Chuy
Trong tuyên truyền, công nghệ deepfake mang lại hiệu quả quân sự hoặc chính trị một cách thuyết phục, đây là thứ vũ khí có thể gây tác động rất lớn. (Nguồn: socialmediasafety)

Thứ vũ khí phổ biến mới

Đại tá Philip Ingram, cựu sĩ quan tình báo quân đội Anh và nhà hoạch định chính sách của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), nói với tạp chí Politico Europe về vụ giả mạo ông Putin rằng các bài đăng deepfake có mục đích được tạo ra từ các số liệu thực là nguy cơ ngày càng tăng trong một thế giới chịu ảnh hưởng của AI.

Theo vị này, trong tuyên truyền, công nghệ deepfake mang lại hiệu quả quân sự hoặc chính trị một cách thuyết phục, đây là thứ vũ khí có thể gây tác động rất lớn.

Đại tá Philip Ingram nói thêm: "Tôi nghi ngờ đây là thứ vũ khí phổ biến mới”. Ông lấy dẫn chứng cách đây vài tuần, bức ảnh giả mạo về vụ đánh bom Lầu Năm Góc lan truyền trên mạng xã hội Twitter đã khiến thị trường chứng khoán lao dốc 500 tỷ USD trước khi hồi phục trở lại".

Giáo sư Hany Farid tại Đại học của California, Berkeley (Mỹ), một chuyên gia về truyền thông kỹ thuật số, cảnh báo mọi người không nên ngạc nhiên với những việc như vậy trong bối cảnh hiện nay khi con người xây dựng và triển khai các công cụ để thao túng thực tế kết hợp với các kênh truyền thông như TV, đài, internet… có thể tác động ngay lập tức tới hàng tỷ USD. Nhiều tác nhân với nhiều mục đích khác nhau sẽ lạm dụng những công nghệ này.

“Điều này đặc biệt đúng khi các cơ quan quản lý của chúng ta chưa tìm cách đưa ra các biện pháp bảo vệ thích hợp đối với lĩnh vực công nghệ, trong khi Thung lũng Silicon tiếp tục phát triển nhanh và phá vỡ mọi thứ", Giáo sư Hany Farid nhấn mạnh.

Toàn cảnh chuyến thăm Việt Nam nhiều dấu ấn của Thủ tướng Australia Anthony Albanese

Toàn cảnh chuyến thăm Việt Nam nhiều dấu ấn của Thủ tướng Australia Anthony Albanese

Thủ tướng Australia Anthony Albanese đã kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 3-4/6 với nhiều kết quả thiết thực ...

Việt Nam và Australia chia sẻ kinh nghiệm sản xuất năng lượng xanh

Việt Nam và Australia chia sẻ kinh nghiệm sản xuất năng lượng xanh

Các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực chuyển dịch năng lượng ở Australia và Việt Nam đang hợp tác chia sẻ chuyên môn và ...

Mới gia nhập NATO, Phần Lan tuyên bố trục xuất 9 nhà ngoại giao Nga

Mới gia nhập NATO, Phần Lan tuyên bố trục xuất 9 nhà ngoại giao Nga

Ngày 6/6, Phần Lan, thành viên mới nhất của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), thông báo sẽ trục xuất 9 nhà ...

Serbia gián tiếp cung cấp vũ khí cho Ukraine, ‘đánh đổi’ để có lợi thế ở miền Bắc Kosovo?

Serbia gián tiếp cung cấp vũ khí cho Ukraine, ‘đánh đổi’ để có lợi thế ở miền Bắc Kosovo?

Ngày 6/6, trả lời phỏng vấn tờ Financial Times (Anh), Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic khẳng định, ông chấp nhận bán đạn dược cho các ...

Vụ vỡ đập Kakhovka: Nước lũ ở Nova Kakhovka rút dần, tiết lộ số người mất tích

Vụ vỡ đập Kakhovka: Nước lũ ở Nova Kakhovka rút dần, tiết lộ số người mất tích

Theo TASS đưa tin, đầu giờ sáng 7/6, mực nước lũ tại thành phố Nova Kakhovka sau vụ vỡ đập thủy điện Kakhovka ở tỉnh ...

(theo Newsweek)

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Đọc thêm

Dàn sao thể thao thế giới trong trang phục nữ tính và lịch lãm dự sự kiện Met Gala 2024

Dàn sao thể thao thế giới trong trang phục nữ tính và lịch lãm dự sự kiện Met Gala 2024

Tối 6/5, cựu nữ hoàng quần vợt Maria Sharapova, chị em tay vợt Venus và Serena Williams, tay đua F1 Lewis Hamilton... góp mặt tại Met Gala 2024.
Nam Phi lật lại vụ hỏa hoạn kinh hoàng, hé lộ sự thật chấn động

Nam Phi lật lại vụ hỏa hoạn kinh hoàng, hé lộ sự thật chấn động

Chính quyền thành phố Johannesburg, Nam Phi phải chịu trách nhiệm về vụ cháy tòa nhà 5 tầng năm ngoái làm 76 người thiệt mạng và 85 người khác bị ...
Lịch cúp điện Bến Tre hôm nay ngày 8/5/2024

Lịch cúp điện Bến Tre hôm nay ngày 8/5/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Bến Tre theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 8/5/2024.
Samsung chế giễu lỗi chuông báo thức trên iPhone của Apple

Samsung chế giễu lỗi chuông báo thức trên iPhone của Apple

Đối thủ hàng đầu của Apple là Samsung vừa tung ảnh chế giễu sự cố chuông báo thức trên iPhone không kêu bằng ảnh chế hài hước trên mạng xã ...
Sản phẩm văn hoá, du lịch Việt Nam gây ấn tượng tại Hội chợ Paris

Sản phẩm văn hoá, du lịch Việt Nam gây ấn tượng tại Hội chợ Paris

Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp đã phối hợp với các doanh nghiệp thực hiện chương trình quảng bá văn hóa, du lịch Việt Nam.
Vụ đường ống Dòng chảy phương Bắc bị phá hoại: Nga bất ngờ 'gọi tên' Mỹ, nhắc tới Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc

Vụ đường ống Dòng chảy phương Bắc bị phá hoại: Nga bất ngờ 'gọi tên' Mỹ, nhắc tới Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc

Ngoại trưởng Nga cho hay, các vấn đề kinh tế hiện chồng chất ở châu Âu do Mỹ đang sử dụng nơi đây để hỗ trợ Ukraine và chống lại ...
Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Trung Đông chồng chất mâu thuẫn, kéo dài từ lịch sử đến đương đại, hiện vẫn chưa thấy lối thoát. Tình hình ngày càng khó kiểm soát.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Theo hãng thông tấn Cuba Prensa Latina, Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 đã ghi danh Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào biên niên sử quân sự đương thời.
Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều cuộc hội thảo quốc gia và quốc tế, nhiều sách, báo được công bố có liên quan đến sự kiện Điện Biên Phủ.
Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, báo chí Lào đã có các bài viết ca ngợi sự kiện lịch sử đầy ý nghĩa với ba nước Đông Dương.
Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo Mexico đã nhấn mạnh những yếu tố chìa khóa quan trọng làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, trong đó có tinh thần đoàn kết.
Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Nhiều tháng qua đàm phán Israel - Hamas chưa có bước đột phá, tuy nhiên, hai bên dường như đang tiến lại gần hơn tiếng nói của nhau.
'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

Báo Arab News của Saudi Arabia vừa đăng bài viết với nhan đề 'Thế giới làm thế nào để ứng phó với chủ nghĩa khủng bố'.
Phiên bản di động