📞

Vua của các trò chơi tự nhiên

15:06 | 29/06/2010
Hiện nay, trong các trò chơi ở biển hay nhất vẫn là môn thể thao lướt sóng, người chơi đứng trên một tấm gỗ hoặc chất liệu tổng hợp nhẹ và rộng lướt trên các con sóng bạc đầu. Từ lâu, các tụ điểm quen thuộc về lướt sóng đều tập trung ở Mỹ, tại đảo Hawaii hay ở Australia quanh Dải Rào chắn san hô lớn nhất thế giới, tại Nam Phi quanh mũi Hảo Vọng, tại châu Á quen thuộc là đất nước 17 nghìn hòn đảo Indonesia...

Lướt sóng không phải là một môn thể thao phức tạp, khó khăn mà chỉ cần biết vận dụng hiểu biết về thăng bằng và khoảng thời gian phù hợp giữa hai làn sóng. Vốn xuất phát từ một trò vui của thổ dân Mỹ và vì vẻ đẹp thanh khiết, tự nhiên, cảm giác phiêu lưu, chinh phục mà ngành thể thao đã đưa nó trở thành môn chơi phổ thông trên thế giới. Giới nghiên cứu và đặc biệt trong truyện của mình, nhà văn Jack London (Mỹ) đã gọi lướt sóng là vua của các trò vui tự nhiên trên trái đất.

Năm 1908, thế giới bắt đầu có hội lướt sóng đầu tiên là câu lạc bộ Canoe Outrige của Waikiki (Mỹ). Năm 1912, tại Olympics Stockholm (Thụy Điển), vận động viên bơi duyên dáng Duke Kahanomoku đã lôi cuốn hàng nghìn khán giả Australia, mở đầu cho lướt sóng ở các bờ biển Australia rầm rộ sau đó. Ván được làm thủ công, nặng chừng 29,5 kilôgam và đẽo gọt từ gỗ, trám nước bóng va ni. Người ta đứng thẳng trên bờ, thả lỏng cơ bắp, rồi nhảy lên đầu ván hoặc nhấc chân sau rê ván lướt theo con sóng đang tràn tới.

 

Từ năm 1920-1929, môn chơi đã chuyển từ thủ phủ lướt sóng Waikiki sang California (Mỹ) và Australia rồi đến châu Phi với số lượng khoảng 2.500 người.

 

Mùa hè năm 1928, tại Giải vô địch lướt sóng Thái Bình Dương Corona Del Mar (Newport), mọi người đã phải kinh ngạc trước Tom Blake bang Wisconsin (Mỹ) cùng chiếc ván rỗng hình điếu thuốc lá nhẹ hơn tiêu chuẩn 4,5 kg nhào lộn thoải mái trên không và trên sóng. Ván rỗng nhanh chóng phổ biến đầu năm 1930. Và Blake đã viết cuốn sách Ván lướt Hawaii năm 1935, là cuốn sách đầu tiên về lướt sóng và anh cũng là người đầu tiên chụp ảnh lướt sóng từ dưới nước.

 

Năm 1939, nhờ kỹ thuật đóng ván tiên tiến với số lượng lớn mà hàng loạt câu lạc bộ lướt sóng đã ra đời ở bờ biển Tây. Thế chiến II xảy ra đã làm các bờ biển bị quây dây thép không còn lướt sóng, đặc biệt ở Mỹ để chống tàu ngầm Nhật Bản tấn công.

 

Năm 1950, hai cửa hàng California tên là Hobie Surfboards (Dana Point) và Jack O , Neill Surf (San Francisco, Mỹ) đã phát minh được loại áo bó chịu nước cho. Cùng năm, lướt sóng đã lan sang Brasil, Peru, Pháp, Anh... Lần đầu, có phim về lướt sóng như Lướt sóng Hawaii năm 1953 công chiếu ở trường trung học Santa Monica, và các phim màn ảnh rộng.

 

Năm 1964, hội lướt sóng ở các nước đã tổ chức cuộc thi vô địch lướt sóng thế giới đầu tiên ở Sydney (Australia). Năm 1970, ngoài Hawaii người ta đã chuyển sang Indonesia một đất nước 1.700 hòn đảo có những con sóng đẹp, và đưa nó thành nơi lướt sóng đứng đầu thế giới. Năm 1981, ván lướt cải tiến từ ván ngắn sang ván trường.

 

Năm 1990, Laird Hamilton người Hawaii đã thực hiện các pha trình diễn phi thường trên sóng lớn. Bằng chiếc ván thô sơ anh đã cưỡi trên những con sóng cao 9m, năm 1995 là 12m và năm 1998 là 15m. Đây cũng là thời điểm Kelly Slater của Florida (Mỹ) giành 6 giải vô địch chuyên nghiệp thế giới liên tiếp từ năm 1992-1998 và Lisa Andersen được 4 giải từ năm 1994. Brazil trở thành quốc gia đứng đầu trong lướt sóng cao, và khiến nó lan sang Mozambique, New Guinea, Sri Lanca, Pakistan, Oman, Nam Cực, Nga...

 

Năm 2002, có hơn 1.000 trường dạy học lướt sóng trên khắp hành tinh và 5 triệu người lướt sóng và con số năm 2007 là 7,5 triệu. Ngành giải trí lướt sóng hàng năm đã đem về cho các nước tổ chức môn đua 4,5 tỷ USD. Đi cùng đó là tạp chí, sách báo, truyền hình, các bảo tàng lướt sóng lần lượt ra mắt. Lướt sóng đã là một hoạt động vui khỏe, gợi cảm, tiên tiến, hợp túi tiền, khi lướt sóng cơ thể lẫn tâm trí hoàn toàn được giải phóng.

 

Chu Mạnh Cường