Nhỏ Bình thường Lớn

Tây Ban Nha tổng tuyển cử: Thay đổi nhiều, tác động ít?

Ngày 23/7, Tây Ban Nha chính thức bước vào cuộc tổng tuyển cử, với một số diễn biến đáng chú ý.
Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez. (Nguồn: TTXVN)
Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez. (Nguồn: TTXVN)

Trong bối cảnh hiện tại, tình hình đang có phần bất lợi cho đảng Xã hội (PSOE) cầm quyền của Thủ tướng Pedro Sánchez. Ngày 28/5, chính đảng này đã hứng chịu thất bại nặng nề trong cuộc bầu cử địa phương và khu vực.

Tại đây, PSOE chỉ nhận được 28,2% số phiếu. Trong khi đó, đảng Nhân dân (PP) của ông Alberto Núñez Feijóo đã giành được 31,5% phiếu, tăng tới 9% so với năm 2019. Đảng cực hữu Vox nhận được 7,2 số phiếu. Kết quả này buộc ông Sanchez phải tổ chức tổng tuyển cử sớm ngày 23/7, thay vì tháng 12 như dự kiến.

Tuy nhiên, chiến thắng của PP trong cuộc bầu cử tuần này không đồng nghĩa rằng lãnh đạo đảng, Alberto Núñez Feijóo nghiễm nhiên trở thành Thủ tướng. Theo Hiến pháp, đảng này cần 176/350 ghế nghị sĩ để giành đa số tuyệt đối và bầu ông Feijóo làm Thủ tướng ngay vòng bỏ phiếu đầu tiên tại Quốc hội. Còn không, PP cần giành được đa số phiếu cần thiết trong lần bỏ phiếu bầu thủ tướng tiếp theo.

Cả hai kịch bản này sẽ chỉ khả thi nếu như PP bắt tay với Vox. Song, nó đồng nghĩa rằng đảng này sẽ phải nhượng bộ về một số chính sách cho lực lượng cực hữu. Không ít cử tri, thậm chí cả các nghị sĩ PP, cho rằng Vox không phải là một đối tác phù hợp trong bất kỳ liên minh cầm quyền nào. Tuy nhiên, liệu lập trường này có duy trì sau kết quả tổng tuyển cử hay không, lại là chuyện khác.

Về phần mình, sau thất bại ngày 28/5, PSOE đứng trước bất lợi lớn. Nhiều cử tri không hài lòng khi liên minh cầm quyền ngày một thiên tả, cùng với việc triển khai chính sách gây tranh cãi về nữ quyền và người chuyển giới. Những đấu đá trước đó giữa hai đảng liên minh là Unidas Podemos và Sumar cũng khiến vị thế của họ suy yếu, tác động đến sự ủng hộ dành cho PSOE trên chính trường Madrid.

Trong bối cảnh đó, PSOE cần tập trung vào hai lĩnh vực lớn đã có thành tựu thời gian qua là kinh tế và chính sách xã hội. Sau quãng thời gian tái khởi động chậm trong và ngay sau dịch Covid-19, nền kinh tế Tây Ban Nha đang có dấu hiệu khởi sắc với tăng trưởng, kiểm soát lạm phát và tạo việc làm đều ở mức cao hơn so với mặt bằng chung ở châu Âu. Madrid đã thông qua một số chính sách xã hội quan trọng như nâng lương tối thiểu, giảm hợp đồng lao động ngắn hạn, biện pháp hỗ trợ trong dịch Covid-19 và đối phó hệ quả lạm phát do xung đột Nga-Ukraine.

Tuy nhiên, chuyên gia Jose Ignacio Torreblance thuộc Hội đồng Quan hệ Đối ngoại châu Âu (ECFR) nhận định, kết quả cuộc tổng tuyển cử tới sẽ không ảnh hưởng nhiều đến nhiệm kỳ Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC) của Tây Ban Nha.

Theo ông, đây là “nhiệm kỳ vàng” (nhiệm kỳ Chủ tịch luân phiên cuối cùng trước bầu cử Nghị viện châu Âu tháng 7/2024). Điều này đồng nghĩa với sự xuất hiện của các vấn đề “nóng” như khả năng kết nạp Ukraine vào Liên minh châu Âu (EU), luật tài chính, thị trường điện hay người di cư. Dù vậy, chuyên gia này nhận định ba yếu tố sau sẽ bảo vệ EU khỏi tác động từ cuộc bầu cử tại Madrid.

Thứ nhất, bộ máy của EU đã quen với “chế độ lái bán tự động” (ý chỉ vận hành một cách độc lập) dù Chủ tịch luân phiên EC là ai. Thứ hai, dù còn tồn tại nhiều bất đồng, song cả đảng PP và PSOE đều chia sẻ quan điểm trong các vấn đề đối ngoại, với lập trường ủng hộ EU và quan hệ hai bờ Đại Tây Dương. Thứ ba, bộ máy xây dựng chính sách cho khối, bao gồm Bộ trưởng các vấn đề EU của Tây Ban Nha cùng Đại diện thường trực EU tại Madrid, vẫn tiếp tục hoạt động hiệu quả và góp phần kết nối giữa những cơ quan Tây Ban Nha với cơ chế của khối.

Do đó, cuộc tổng tuyển cử sắp tới có thể dẫn đến một số thay đổi ở Madrid, song sẽ không tác động nhiều tới nhiệm kỳ Chủ tịch Hội đồng châu Âu của nước này.

Tây Ban Nha: Cháy rừng tại đảo La Palma, hàng nghìn người sơ tán

Tây Ban Nha: Cháy rừng tại đảo La Palma, hàng nghìn người sơ tán

Ngày 15/7, các nhà chức trách Tây Ban Nha cho biết, vụ cháy rừng trên đảo La Palma khiến khoảng 2.500 người phải sơ tán.

Tin thế giới 18/7: Nga tiến sâu vào Đông Bắc Ukraine, Pheu Thai tính đề xuất ứng viên thủ tướng

Tin thế giới 18/7: Nga tiến sâu vào Đông Bắc Ukraine, Pheu Thai tính đề xuất ứng viên thủ tướng

Ukraine kích hoạt cảnh báo ở Odessa, Pakistan chốt ngày giải tán chính phủ, Tổng thống Israel thăm Mỹ… là một số tin quốc tế ...

Điểm tin thế giới sáng 19/7: Tổng thống Israel thăm Mỹ, làm sâu sắc quan hệ Trung Quốc-Algeria, Pháp thể hiện cam kết với Papua New Guinea

Điểm tin thế giới sáng 19/7: Tổng thống Israel thăm Mỹ, làm sâu sắc quan hệ Trung Quốc-Algeria, Pháp thể hiện cam kết với Papua New Guinea

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 19/7.

Bầu cử Mỹ 2024: Ông Biden nhận được sự ủng hộ ‘áp đảo’, vượt xa cháu cố Tổng thống John F. Kennedy tại đảng Dân chủ

Bầu cử Mỹ 2024: Ông Biden nhận được sự ủng hộ ‘áp đảo’, vượt xa cháu cố Tổng thống John F. Kennedy tại đảng Dân chủ

Ngày 19/7, theo kết quả thăm dò mới nhất, khoảng 70% đảng viên đảng Dân chủ tại bang New Hampshire ủng hộ Tổng thống Mỹ ...

Bầu Thủ tướng Thái Lan: Quốc hội sắp triệu tập cuộc họp chung

Bầu Thủ tướng Thái Lan: Quốc hội sắp triệu tập cuộc họp chung

Ngày 19/7, Chủ tịch Quốc hội Thái Lan Wan Muhamad Noor Matha thông báo sẽ có một cuộc họp chung nữa giữa Hạ viện và ...