Vùng biển xám và vùng biển xanh ở Biển Đông - Những điều cần biết (Kỳ 1)

GS.TS. Nguyễn Hồng Thao
Tiêu chí “Thu hẹp vùng biển xám, mở rộng vùng biển xanh” được đưa ra tại Hội thảo Biển Đông lần thứ 15 (25-26/10) thu hút được sự chú ý của giới học giả và công chúng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Quyền Giám đốc Học viện Ngoại giao Phạm Lan Dung phát biểu tại Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 15. (Ảnh: DN)
Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 15 diễn ra ngày 25-26/10 tại Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: DN)

“Thu hẹp vùng biển xám” hướng tới mục tiêu khiến không gian biển trở nên minh bạch và hoà bình hơn, còn “Mở rộng vùng biển xanh” nhằm xác định những tiềm năng của biển và tương lai, thông qua việc thúc đẩy những thực tiễn tốt trong những lĩnh vực quan trọng như chuyển đổi xanh, các công nghệ, nghiên cứu và đầu tư liên quan đến năng lượng điện gió, chuyển đổi năng lượng biển…

Chiến thuật vùng xám

“Vùng xám” là khái niệm mang tính biểu tượng, không có định nghĩa rõ ràng. Các học giả phương Tây sử dụng thuật ngữ “chiến thuật (hoặc chiến lược) vùng xám”. Lãnh đạo Trung Quốc chưa bao giờ sử dụng thuật ngữ chiến thuật vùng xám mà nêu ra học thuyết “tam chủng chiến pháp” trong đó có chiến tranh pháp lý.

Các hoạt động vùng xám mang tính chiến thuật, được các quốc gia và các thực thể không Nhà nước khai thác và tạo ra sự không rõ ràng của luật pháp để củng cố lập trường của mình, hạ thấp lập trường của đối thủ trong tranh chấp nhằm đạt được mục đích chính trị, quân sự, kinh tế của mình, nhưng không vượt quá ngưỡng chiến tranh hoặc xung đột vũ trang.

Trong thực tiễn, các hoạt động vùng xám chồng lấn với cái gọi là chiến tranh pháp lý là “sử dụng và sử dụng sai luật pháp như một công cụ bổ trợ cho các công cụ quân sự truyền thống nhằm đạt được các mục tiêu chiến thuật” hay sử dụng “tiêu chuẩn kép”. Chúng thách thức luật quốc tế, đặc biệt là Luật xung đột vũ trang.

Tuy nhiên, khái niệm “chiến thuật vùng xám” rộng hơn “chiến tranh pháp lý” khi nó sử dụng cả công cụ pháp lý và không pháp lý nhưng có liên kết với luật pháp để giành được lợi thế chiến lược. Hơn nữa, trong khi luật điều chỉnh các hành vi phạm pháp và không phạm pháp thì không phải tất cả các “chiến thuật vùng xám” là hành vi bất hợp pháp, nhất là trong một cuộc chiến phi đối xứng và tồn tại sự chưa rõ ràng, chưa thống nhất trong giải thích và áp dụng luật quốc tế.

Hoạt động vùng xám đa dạng hơn khi nó có thể bao gồm chiến tranh thông tin và cung cấp thông tin sai lệch, gây sức ép chính trị, gây sức ép kinh tế tới các quyết định hay lựa chọn vị trí cá nhân lãnh đạo, các hoạt động mạng, các hoạt động phá hoại không gian môi trường hoạt động của đối phương, sử dụng lực lượng quân sự và bán quân sự của bên khác thực hiện các nhiệm vụ uỷ nhiệm, hoạt động khiêu khích lực lượng vũ trang và bán vũ trang đối phương dẫn tới các quyết định bất lợi, hay kết hợp các hình thức. Các hoạt động vùng xám mang tính cưỡng chế và tích tụ phát triển thăm dò ngưỡng chịu đựng của đối phương trước khi leo thang lên nấc mới. Chính vì vậy chiến thuật vùng xám còn được gọi là chiến thuật cải bắp, lát cắt salami.

Tại Biển Đông, các hành vi vùng xám trong quan hệ của Trung Quốc với các nước láng giềng thường thể hiện dưới 4 dạng sau:

Thứ nhất, cố tình sử dụng sai lệch các thuật ngữ và khái niệm của UNCLOS hay áp dụng “tiêu chuẩn kép”. Thứ hai, khai thác những điểm chưa rõ ràng hay khoảng trắng trong luật xung đột vũ trang như trường hợp sử dụng dân quân biển. Thứ ba, ban hành và thực thi luật trong nước không phù hợp với luật quốc tế. Thứ tư, sử dụng các hành động dưới ngưỡng liên kết với chiến tranh pháp lý như xua đuổi, dùng súng phun nước, đâm tàu, đánh đắm tàu, bắt giữ thuyền viên, căng dây phao ngăn chặn ngư dân tiếp xúc với các bãi cá truyền thống, chặn đường tiếp tế cho quân đồn trú trên đảo… đủ để đối phương khó chịu, quan ngại, hao tổn nguồn lực hay đưa ra các quyết định chưa chín, tạo cớ cho việc leo thang.

Vùng biển xám và vùng biển xanh ở Biển Đông - Những điều cần biết (Kỳ 1)
Triển lãm "Di sản văn hóa biển, đảo Việt Nam" diễn ra tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận từ ngày 27/8 đến 3/9/2023

Để đối phó với chiến thuật vùng xám, các nước cần quản lý và dỡ bỏ tính chưa rõ ràng trong các quy định khi đàm phán, áp dụng và thậm chí có thể sử dụng các cơ quan tài phán để có cách giải thích đúng. Các nước cần hợp tác, trao đổi kinh nghiệm, vạch trần các hành vi vùng xám vi phạm luật quốc tế, cùng lên án tạo sức mạnh công luận ngăn chặn.

Công thức 3C

Từ năm 2009, tác giả Nguyễn Hồng Thao đề xuất công thức 3C hay tam công pháp gồm Công luận, Công khai và Công pháp quốc tế để đối phó với chiến thuật vùng xám và chiến tranh pháp lý.

Công luận” là dựa vào sức mạnh của dư luận trong nước và quốc tế. Để huy động sức mạnh của dư luận và làm giảm tính không rõ ràng thì phải cần đến yếu tố “Công khai”; đó chính là việc phải đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến thông tin đến các tầng lớp quần chúng nhân dân về căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định với thế giới về quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam cũng như các quyền và lợi ích hợp pháp của các nước khác ở Biển Đông, song song đó là công khai các hoạt động phi pháp cho thế giới và người dân trong nước biết và lên tiếng phản đối.

Công pháp” tức luật quốc tế chính là nền tảng cho đấu tranh thu hẹp các hành vi vùng xám, làm tăng sự ủng hộ của dư luận trong và ngoài nước về tính chính nghĩa của lập trường phù hợp với pháp luật quốc tế. Việt Nam cần tăng cường công tác tuyên truyền, đào tạo nâng cao nhận thức về luật quốc tế, xây dựng năng lực của các lực lượng quản lý trên biển (như cảnh sát biển và kiểm ngư) để thực hiện một cách hiệu quả quyền quản lý chính đáng của Việt Nam trên biển.

ASEAN-43: ASEAN-Ấn Độ nhất trí tập trung ưu tiên hợp tác biển bền vững, kinh tế biển xanh, chống khủng bố

ASEAN-43: ASEAN-Ấn Độ nhất trí tập trung ưu tiên hợp tác biển bền vững, kinh tế biển xanh, chống khủng bố

Sáng 7/9, tại ASEAN-43, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Lãnh đạo các nước dự cấp cao ASEAN-Ấn Độ lần thứ 20.

Việt Nam ký Hiệp định về Bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học ở vùng biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia

Việt Nam ký Hiệp định về Bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học ở vùng biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia

Sáng ngày 20/9, giờ New York, trong khuôn khổ hoạt động của Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 78, Bộ ...

Philippines tố Trung Quốc ‘cố ý’ đâm tàu, Bắc Kinh tuyên bố tiếp tục biện pháp cần thiết ở Biển Đông

Philippines tố Trung Quốc ‘cố ý’ đâm tàu, Bắc Kinh tuyên bố tiếp tục biện pháp cần thiết ở Biển Đông

Ngày 23/10, Philippines tố cáo các tàu Trung Quốc đã 'cố ý' đâm vào các tàu Philippines khi đang thực hiện sứ mệnh cuối tuần ...

Hội thảo quốc tế về Biển Đông lần thứ 15: 'Phép màu' nào giúp Biển Đông chuyển màu sắc từ 'xám' sang 'xanh'?

Hội thảo quốc tế về Biển Đông lần thứ 15: 'Phép màu' nào giúp Biển Đông chuyển màu sắc từ 'xám' sang 'xanh'?

Trong bối cảnh hiện nay, hòa bình, ổn định sẽ không tự nhiên mà có cũng không dễ dàng đạt được, chắc chắn, chỉ thông ...

Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 15: ‘Thu hẹp vùng biển xám, Mở rộng vùng biển xanh’

Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 15: ‘Thu hẹp vùng biển xám, Mở rộng vùng biển xanh’

Trong ngày đầu tiên của Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 15 “Thu hẹp vùng biển xám, Mở rộng vùng ...

Đọc thêm

Tỉnh Thái Bình long trọng kỷ niệm 70 năm giải phóng thị xã

Tỉnh Thái Bình long trọng kỷ niệm 70 năm giải phóng thị xã

Hòa Bình Events Group (HBG) tự hào đồng hành cùng sự kiện này, ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ và đảm bảo sự thành công rực rỡ cho toàn ...
Thủ tướng Hungary bất ngờ thăm Kiev sau gần 2,5 năm xung đột ở Ukraine, nhắc nhở châu Âu nên tự hỏi 'vị trí của mình'

Thủ tướng Hungary bất ngờ thăm Kiev sau gần 2,5 năm xung đột ở Ukraine, nhắc nhở châu Âu nên tự hỏi 'vị trí của mình'

Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã tới Ukraine vào sáng 2/7, chuyến thăm đầu tiên của ông đến Kiev kể từ khi xung đột quân sự nổ ra năm 2022.
Saudi Arabia phát hiện nhiều mỏ dầu và khí đốt mới

Saudi Arabia phát hiện nhiều mỏ dầu và khí đốt mới

Ngày 1/7, Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia Abdulaziz bin Salman thông báo, nước này đã phát hiện 7 mỏ dầu và khí đốt.
Báo chí Hàn Quốc đưa tin đậm nét về chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính, nhấn mạnh quyết tâm hợp tác kinh tế giữa hai nước

Báo chí Hàn Quốc đưa tin đậm nét về chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính, nhấn mạnh quyết tâm hợp tác kinh tế giữa hai nước

Báo chí Hàn Quốc nhấn mạnh nỗ lực thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa hai nước nhân chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính.
EURO 2024: Tình huống quan trọng bị lãng quên ở trận Bồ Đào Nha và Slovenia

EURO 2024: Tình huống quan trọng bị lãng quên ở trận Bồ Đào Nha và Slovenia

Khoảnh khắc HLV Matjaz Kek của Slovenia nhận thẻ đỏ ở trận thua Bồ Đào Nha không được chiếu trực tiếp trên sóng truyền hình.
EU quyết trừng phạt thẳng tay với quốc gia châu Âu thân Nga này vì lo ngại các hành động 'lách luật'

EU quyết trừng phạt thẳng tay với quốc gia châu Âu thân Nga này vì lo ngại các hành động 'lách luật'

Chưa hài lòng với ‘gói combo’ trừng phạt Nga, EU quyết thẳng tay với quốc gia châu Âu này...
Chuyến thăm ‘phòng ngừa’

Chuyến thăm ‘phòng ngừa’

Chuyến thăm Nga của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nằm trong tính toán chiến lược khi mà các cuộc xung đột ở Ukraine, Israel-Hamas leo thang...
‘NATO nhỏ’ ở Bắc Âu

‘NATO nhỏ’ ở Bắc Âu

Không chỉ chia sẻ trách nhiệm trong NATO, ba nước Bắc Âu này còn đang muốn khẳng định vai trò như một 'NATO nhỏ' trong khu vực.
Hội nghị thượng đỉnh G7, định vị, gia tăng ảnh hưởng trong lo âu, bất an

Hội nghị thượng đỉnh G7, định vị, gia tăng ảnh hưởng trong lo âu, bất an

Các nhà lãnh đạo G7 nhóm họp tại Fasano, Italy trong bối cảnh muôn trùng thách thức, khẳng định nỗ lực duy trì vị thế của câu lạc bộ 'nhà giàu'.
Hội nghị hòa bình Ukraine: Vẫn chỉ là hy vọng

Hội nghị hòa bình Ukraine: Vẫn chỉ là hy vọng

Xung đột ở Ukraine cần phải sớm được kết thúc. Nhưng hiện tại, điều đó vẫn chỉ là hy vọng, bởi sáng kiến hòa bình vốn đã ít ỏi lại vướng nhiều hạn chế.
Hòa bình và những gương mặt chiến tranh

Hòa bình và những gương mặt chiến tranh

Hòa bình vẫn là xu thế, khát vọng của nhân loại nhưng nhiều gương mặt chiến tranh khiến cho một số khu vực vẫn nóng...
Bầu cử Nghị viện châu Âu: Mối lo sát sườn

Bầu cử Nghị viện châu Âu: Mối lo sát sườn

Cử tri châu Âu nhìn chung đang rời xa cách tiếp cận mang tính ý thức hệ, mà thực dụng hơn trong các cuộc bầu cử.
Báo chí Hàn Quốc đưa tin đậm nét về chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính, nhấn mạnh quyết tâm hợp tác kinh tế giữa hai nước

Báo chí Hàn Quốc đưa tin đậm nét về chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính, nhấn mạnh quyết tâm hợp tác kinh tế giữa hai nước

Báo chí Hàn Quốc nhấn mạnh nỗ lực thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa hai nước nhân chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Bầu cử Quốc hội Anh: Đảng Bảo thủ cầm quyền có nguy cơ thất thế, tại 'nỗi ám ảnh' dai dẳng 8 năm ròng?

Bầu cử Quốc hội Anh: Đảng Bảo thủ cầm quyền có nguy cơ thất thế, tại 'nỗi ám ảnh' dai dẳng 8 năm ròng?

Cuộc bầu cử Quốc hội Anh đang đến rất gần, Đảng Bảo thủ cầm quyền vẫn đang đứng trước muôn vàn thách thức bởi những hệ lụy Brexit kéo dài.
Vì sao Hội nghị thượng đỉnh SCO lại quan trọng?

Vì sao Hội nghị thượng đỉnh SCO lại quan trọng?

Hội nghị thượng đỉnh SCO có tầm quan trọng với các cường quốc như Trung Quốc và Nga và cũng không kém phần ý nghĩa đối với các quốc gia Trung Á.
Vụ việc nhà sáng lập WikiLeaks: Vì sao Mỹ chấp nhận 'giơ cao đánh khẽ', ai đứng sau những 'cú quay xe'?

Vụ việc nhà sáng lập WikiLeaks: Vì sao Mỹ chấp nhận 'giơ cao đánh khẽ', ai đứng sau những 'cú quay xe'?

Nếu không có nỗ lực ngoại giao thầm lặng của chính phủ Australia, tự do của nhà sáng lập WikiLeaks Julian Assange có lẽ không đến sớm như vậy.
Con đường đưa Ukraine và Moldova gia nhập EU: Chông gai nhưng nhiều cơ hội

Con đường đưa Ukraine và Moldova gia nhập EU: Chông gai nhưng nhiều cơ hội

Ukraine và Moldova đang đàm phán gia nhập Liên minh châu Âu (EU). Đây là bước đầu tiên trong chặng đường dài để trở thành thành viên của khối này.
Báo chí Trung Quốc đưa đậm nét chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính

Báo chí Trung Quốc đưa đậm nét chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính

Lãnh đạo Trung Quốc khẳng định luôn đặt việc phát triển quan hệ song phương Trung-Việt là ưu tiên trong chính sách ngoại giao.
Phiên bản di động