Thủ tướng Phạm Minh Chính và các nhà lãnh đạo ASEAN thưởng ngoạn hoàng hôn vùng biển Labuan Bajo, Tây Manggarai, Đông Nusa Tenggara trên con tàu du lịch AYANA Lako Di'a, tháng 5/2023. (Ảnh: Anh Sơn) |
Phát biểu tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 42 tại Indonesia (tháng 5/2023), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nêu ra ba vấn đề cốt lõi quyết định bản sắc, giá trị, sức sống và uy tín của ASEAN. Theo đó trước hết, đoàn kết, thống nhất, độc lập, tự lực, tự cường và phát huy mạnh mẽ vai trò trung tâm là những giá trị nền tảng làm nên thành công của ASEAN.
Trong bất kỳ giai đoạn phát triển nào của ASEAN, thông điệp về đoàn kết luôn luôn được các nhà lãnh đạo ASEAN đặt lên hàng đầu như vậy!
Rõ ràng, chính tinh thần “bó lúa vàng ASEAN” gắn kết chặt chẽ đã giúp ASEAN bản lĩnh vượt qua bao cơn “sóng cả”, trên “con thuyền” vượt sóng ấy giờ đây luôn có sự thống nhất trong sự đa dạng của 10 “người anh em”. Cũng trên chính “con thuyền” ấy, hơn 600 triệu dân đều lâng lâng xúc cảm mỗi khi nhìn Cờ ASEAN phấp phới cùng lá cờ Tổ quốc, đều có chung một ý thức Cộng đồng ASEAN – mái nhà chung Đông Nam Á. ASEAN đang làm chủ vận mệnh của chính mình, tự tin với những bước đi vững chắc.
“Đủ lớn”, ASEAN có những hoài bão lớn lao hơn, tầm vóc hơn. Chủ đề “Một ASEAN tầm vóc: Tâm điểm của tăng trưởng”, thể hiện sức sống và vị thế của ASEAN, động lực cho tăng trưởng kinh tế khu vực và toàn cầu. “Thiên thời, địa lợi, nhân hòa”, ASEAN hội tụ mọi điều kiện để hướng tới trở thành một Cộng đồng “tầm vóc” và là “tâm điểm của tăng trưởng”.
Dẫu biết trên hành trình vươn tới khát vọng sẽ tồn tại nhiều ít những chông gai nhưng những ngọn hải đăng sáng ngời như viên ngọc bích sẽ luôn soi sáng cho con thuyền gan dạ - Ý chí, tinh thần quyết tâm của ASEAN vững vàng tuổi 56 sẽ dẫn đường để Hiệp hội sớm hiện thực hóa mục tiêu của chính mình. Từ chiến lược đến hành động, Tuyên bố Hòa hợp ASEAN IV dự kiến được thông qua trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN 43 tới đây sẽ trở thành kim chỉ nam dài hạn nhằm đảm bảo năng lực của ASEAN trước những thách thức trong tương lai; đồng thời đảm bảo tính bền vững của chủ đề “ASEAN tầm vóc: Tâm điểm của tăng trưởng”.
Tổng Thư ký ASEAN, Tiến sĩ Kao Kim Hourn từng nhấn mạnh rằng, thành tựu nổi bật nhất của tổ chức khu vực này sau 56 năm tồn tại và phát triển là duy trì được hòa bình và an ninh, cũng như việc mở rộng thành 10 nước, và sắp tới là 11 nước với việc kết nạp Timor-Leste, qua đó quy tụ toàn bộ khu vực Đông Nam Á thành một cộng đồng.
Kể từ khi gia nhập ASEAN năm 1995, Việt Nam là nước tham gia và đóng góp tích cực vào hành trình hội nhập khu vực và xây dựng cộng đồng. Mỗi bước phát triển của ASEAN trong 28 năm qua đều có dấu ấn Việt Nam trong đó, Việt Nam luôn hết lòng vì mái nhà chung nơi hơn 100 triệu dân thuộc về. Trong mọi hoàn cảnh, Việt Nam quyết tâm đóng góp thực chất, hiệu quả cho công cuộc xây dựng Cộng đồng ASEAN và khẳng định đường lối nhất quán, chủ trương thống nhất của Đảng và Nhà nước Việt Nam coi trọng hợp tác ASEAN.
Điểm nhấn khác đánh dấu sự trưởng thành vững vàng của Việt Nam trong ASEAN là nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN năm 2010. Với chủ đề “Hướng tới Cộng đồng ASEAN: Từ tầm nhìn đến hành động”, Việt Nam đã định hướng để ASEAN tập trung đẩy mạnh hành động, nhấn mạnh yếu tố “thực thi” nhằm hiện thực hóa tầm nhìn về Cộng đồng ASEAN, cùng với việc thông qua Kế hoạch Tổng thể về kết nối ASEAN. Bên cạnh đó, Việt Nam chủ động thúc đẩy đưa bộ máy tổ chức của ASEAN đi vào hoạt động, hoàn thiện các khuôn khổ pháp lý theo quy định của Hiến chương.
Với phương châm “chủ động, tích cực và có trách nhiệm”, Việt Nam tham gia sâu rộng và toàn diện vào hợp tác ASEAN trên tất cả lĩnh vực. Trong năm ASEAN 2020, Việt Nam đã chủ trì kiểm điểm đánh giá giữa kỳ thực hiện Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 và thông qua định hướng xây dựng Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau 2025. Đây có thể được coi là một trong những đóng góp quan trọng và lớn nhất của Việt Nam với tư cách thành viên ASEAN.
Đề xuất và sáng kiến của Việt Nam trong các diễn đàn của ASEAN, như ARF, ADMM+, được các nước ASEAN và đối tác ủng hộ, góp phần tăng cường đối thoại, xây dựng lòng tin và nâng cao khả năng ứng phó với những thách thức an ninh phi truyền thống mới nổi, duy trì hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực.
| Tăng trưởng kinh tế kỹ thuật số của ASEAN phụ thuộc vào việc nâng cao kỹ năng Theo ông Rich Lesser, Chủ tịch toàn cầu của Công ty tư vấn Boston Consulting Group của Hoa Kỳ, các quốc gia Đông Nam Á ... |
| Đại sứ Nguyễn Hải Bằng đồng chủ trì cuộc họp Ủy ban hợp tác chung ASEAN-Hàn Quốc Đại sứ Nguyễn Hải Bằng và các đồng nghiệp ASEAN hoan nghênh những đề xuất và sáng kiến mới của Hàn Quốc nhằm tăng cường ... |
| Phần Lan coi Việt Nam là đối tác kinh tế quan trọng nhất trong ASEAN Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Quốc hội Phần Lan thúc đẩy quốc hội các nước thành viên EU sớm phê chuẩn Hiệp định ... |
| Hướng dẫn ASEAN về tăng cường quyền năng cho phụ nữ và trẻ em: Vì một Cộng đồng không còn bạo lực Các nước ASEAN đã có những kế hoạch, lộ trình cụ thể để hiện thực hóa Tuyên bố Hà Nội về Thúc đẩy công tác ... |
| Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược Diễn ra vào dịp chuẩn bị kỷ niệm 10 năm ngày triển khai chính sách Hành động hướng Đông, chuyến thăm ba nước ASEAN là ... |
| Hết lòng vun đắp ngôi nhà chung ASEAN Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng khẳng định: “Việt Nam nguyện hết lòng chăm lo vun đắp cho sự bền vững của ngôi nhà ... |