Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chứng kiến lễ ký Hợp đồng liên doanh về hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực vận tải và logistics giữa VIMC và Suzue. |
Trong một phần tư thế kỷ trưởng thành và phát triển đến nay, đội tàu của Tổng công ty chiếm khoảng 25% tổng trọng tải và gần 20% tổng sản lượng vận tải của đội tàu biển Việt Nam. Tổng công ty đang quản lý và khai thác khoảng 27% tổng chiều dài cầu cảng cả nước với sản lượng hàng hóa thông qua hơn 15% tổng sản lượng quốc gia.
Cải tổ để đáp ứng với tình hình mới
Trước yêu cầu của tình hình phát triển mới, năm 2014, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đã triển khai Đề án cổ phần hóa. Sau gần năm năm chuẩn bị, năm 2018 là năm công ty mẹ – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đã IPO và chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, đồng thời sử dụng thương hiệu mới VIMC từ tháng 9/2020. Điều này tạo ra kỳ vọng thay đổi tư duy và cách làm trong giai đoạn mới, giúp tăng nguồn lực cho công ty mẹ tiến hành đổi mới hoạt động quản trị, tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Về vốn sở hữu sau khi cổ phần hóa, VIMC nắm giữ vốn tại 19 công ty con và 16 công ty liên kết, hiện sở hữu cổ phần của 16 doanh nghiệp cảng biển, quản lý khai thác hơn 13.000m cầu bến (chiếm khoảng 30% tổng số m cầu bến quốc gia). Với phần vốn nhà nước chi phối tại Công ty mẹ, VIMC cũng sẽ nắm giữ từ 65% vốn điều lệ trở lên tại các công ty cổ phần: Cảng Hải Phòng, cảng Sài Gòn, cảng Đà Nẵng và cảng Quy Nhơn. Đây là những cảng biển quan trọng hàng đầu của cả nước và đều có tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm qua. Có thể xem đây là một điểm tựa vững vàng của Tổng công ty trong giai đoạn sắp tới, giai đoạn có nhiều FTA quan trọng có hiệu lực.
Phái đoàn của TĐ Suzue và Tập đoàn Kanematsu tới thăm VIMC. |
Phát triển thị trường dựa trên ba “chân kiềng”
Thời gian tới, trọng tâm kinh doanh của VIMC vẫn là ba lĩnh vực: Cảng biển - Vận tải biển - Dịch vụ hàng hải. Trong lĩnh vực cảng biển, xu hướng sử dụng tàu cỡ lớn để tiết kiệm thời gian và chi phí sẽ ngày càng gia tăng khi tỷ lệ sức tải lượng tàu đặt đóng mới cỡ siêu lớn (18.000 Teus) chiếm tới 37%. Trên cơ sở đó, VIMC sẽ tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng hai bến container tại Lạch Huyện (Hải Phòng) và tiếp tục nâng cao năng lực và cơ cấu lại các cảng liên doanh tại Cái Mép - Thị Vải xứng tầm vai trò trung chuyển container quốc tế.
Đối với lĩnh vực vận tải biển, VIMC sẽ tiếp tục thanh lý và “trẻ hóa” đội tàu, phát triển đội tàu container và tuyến vận tải dưới thương hiệu chung, chuyển hướng đầu tư bằng việc thuê/mua tàu để khai thác khi thị trường thuận lợi, tiến tới tham gia các liên minh về vận tải biển quốc tế để hiện diện là một đơn vị trung chuyển hàng container trong khu vực.
Với xu thế ngày càng chuyên môn hóa, VIMC cũng sẽ thiết kế các dịch vụ tích hợp nhằm tạo ra chuỗi dịch vụ cung ứng trọn gói, gồm: Dịch vụ vận chuyển bằng đường biển/đường bộ/sà lan, dịch vụ kho bãi, thực hiện phân phối cho các hệ thống bán lẻ. Đặc biệt, để “đón sóng” EVFTA, VIMC đã nghiên cứu dự án thành lập một trung tâm logistics “Việt Nam House” tại châu Âu.
Những năm tới, trong ba lĩnh vực kinh doanh chính của VIMC, vận tải biển và dịch vụ hàng hải sẽ tiếp tục đối mặt với thách thức, trong khi lĩnh vực khai thác cảng biển tăng trưởng chậm lại. Tuy nhiên, VIMC đặt mục tiêu đến năm 2025, sản lượng vận tải biển đạt hơn 18 triệu tấn, sản lượng hàng hóa thông qua cảng đạt gần 139 triệu tấn (tăng trưởng bình quân hơn 5%/năm), doanh thu đạt hơn 10.700 tỷ đồng, lợi nhuận hợp nhất hơn 1.200 tỷ đồng.
Tăng cường hợp tác quốc tế
Là một doanh nghiệp chủ lực của ngành hàng hải Việt Nam, VIMC đã tích cực tham gia cùng Bộ Giao thông vận tải và Cục Hàng hải Việt Nam trong việc hoạch định chính sách phát triển và hội nhập quốc tế của ngành giao thông vận tải, trong đó có lĩnh vực hàng hải. Ngoài ra, VIMC cùng với Cục Hàng hải Việt Nam và trường Đại học Hàng hải hợp tác toàn diện trong công tác đào tạo nguồn nhân lực.
VIMC luôn xác định việc tham gia các hiệp hội và tổ chức chuyên ngành của quốc gia và quốc tế đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao vị thế, uy tín và khả năng hội nhập của VIMC nói riêng và ngành hàng hải Việt Nam nói chung tại các diễn đàn khu vực và quốc tế. VIMC cũng tích cực tham gia vào các hoạt động của Hiệp hội Cảng biển Việt Nam, Hiệp hội Giao nhận Kho vận Việt Nam. Là thành viên chủ đạo và tích cực của các hiệp hội, Tổng công ty đã cùng các Hiệp hội đóng góp tiếng nói của ngành hàng hải Việt Nam trên các diễn đàn khu vực và quốc tế như Hiệp hội Chủ tàu ASEAN, Diễn đàn Chủ tàu châu Á, Hiệp hội Cảng biển châu Á…
VIMC cũng có quan hệ và tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế khác trong việc bồi dưỡng và đào tạo cán bộ nhân viên như NORAD của Na Uy, STC/IMTA, NUFFIC của Hà Lan, PSA của Singapore…
Hằng năm, VIMC đều cử cán bộ đi đào tạo và tái đào tạo tại các trung tâm đào tạo quốc tế và đang phối hợp với các tổ chức hàng hải quốc tế nói trên xúc tiến việc tổ chức các lớp đào tạo tại Việt Nam nhằm đào tạo nhanh hơn, nhiều hơn đội ngũ cán bộ chuyên môn, quản lý cho ngành. Chính vì vậy, trình độ của người lao động tại VIMC, đặc biệt là lớp cán bộ công nhân viên trẻ, ngày càng được củng cố và nâng cao.
Tại đầu cầu châu Âu, VIMC đã đàm phán với đối tác chiến lược và lựa chọn Bỉ làm nơi tập kết, trung chuyển hàng hóa. Từ đây sẽ hình thành một mạng lưới các đơn vị đại lý, đơn vị vận tải đường bộ và đường hàng không tham gia vào chuỗi cung ứng. Hệ thống này sẽ thu gom hàng hóa xuất khẩu từ châu Âu, đưa về “Việt Nam House” làm thủ tục xếp lên tàu đưa về Việt Nam và ngược lại. Dịch vụ door to door này sẽ tiết kiệm đáng kể thời gian và chi phí cho hàng hóa thông thương giữa hai khu vực, tạo động lực cho kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tăng trưởng.
…. chú trọng đối tác truyền thống
Nhật Bản là nước tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam. Các dự án ODA của Nhật Bản trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nói chung và cảng biển nói riêng đạt hiệu quả cao. Những cảng lớn như Cái Lân (Quảng Ninh), Chùa Vẽ (Hải Phòng), Tiên Sa (Đà Nẵng), Cái Mép-Thị Vải (Bà Rịa - Vũng Tàu) đều được xây dựng bằng nguồn vốn từ Nhật Bản. Đối với lĩnh vực vận tải biển, trong 25 năm qua, Tổng công ty đã phối hợp với Công đoàn Thuỷ thủ toàn Nhật Bản (JSU) thực hiện Dự án nâng cao chất lượng thuyền viên (VSUP). Đây là dự án nhằm nâng cao chất lượng cho đội ngũ hơn 2.500 sỹ quan, thuyền viên của Việt Nam đạt chuẩn quốc tế.
Tháng 5/2017, lãnh đạo Tổng công ty và Tập đoàn NYK’Line (Nhật Bản) đã ký MOU phát triển logistics về thúc đẩy hợp tác đầu tư xây dựng cảng trung chuyển than và kết hợp vận tải phục vụ các nhà máy nhiệt điện tại Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long.
Ngày 1/7/2019 tại Tokyo, trong khuôn khổ chuyến thăm Nhật Bản, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và quan chức hai nước đã chứng kiến lễ ký kết Hợp đồng liên doanh về hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực vận tải và logistics giữa VIMC và đối tác Suzue của Nhật Bản. Suzue là một “ông lớn” trong lĩnh vực vận tải và logictics. Hai bên bày tỏ mong muốn hợp tác không chỉ trong lĩnh vực logistics mà còn trong lĩnh vực vận tải biển vì đó là một thế mạnh của VIMC.
Trên nền tảng những kết quả tốt đẹp đạt được giữa Việt Nam và Nhật Bản nói chung, giữa các đối tác tin cậy trong lĩnh vực hàng hải nói riêng, VIMC tin tưởng sâu sắc sự hợp tác với các đối tác Nhật Bản sẽ thành công trong những năm tới.
VIMCという船名で「大洋へ」 ベトナム航海総会社というブランドは25年間経った。 但し、主として海運、海港開発、航海サービスという三つの経営分野を営むベトナム航海株式会社などの主な会社(VOSCO)やハイフォン港やダナン港やサイゴン港やベトナム航海代理株式会社(VOSA)は60年ないし100年以上歴史のある航海分野におけるベトナムの一流ブランドである。 世紀の4分の一期間を経て今日までの成長及び発展において、総会社の船隊はベトナムの海運船隊の総積載量の約25%、総運送量の約20%占めている。総会社は全国の埠頭全長の約27%管理・開発して、全国の通過商品量の15%以上占めている。 新しい状況に対応するための改革 新しい開発の要請に対して、2014年にベトナム航海総会社は株化計画を進めた。 約5年間の準備後、2018年親会社であるベトナム航海総会社がIPOになり、株式会社として運営されるようになり、同時に2020年9月から新しいブランドVIMCを使用することになった。 これにより、新段階の考え方ややり方を変えることが期待され、親会社が経営活動を革新するためのリソースを増やし、企業の競争力を高めることができる。 株化後の資本金については、VIMCは19の子会社と16の提携会社の資本金を保有し、現在16の海港企業の株を所有し、13000メートル以上のバースを管理・運営している(約 全国のバースの30%占め)。 VIMCは国家資本の支配資金を有する親会社として、ハイフォン港、サイゴン港、ダナン港、クイニォン港の各株式会社の定款資本金の65%以上を保有している。 これらは全国の最も重要な海港であり、過去数年間に勢いよく成長を遂げた。 これは、多くの重要なFTAが発効する来る期間における総会社の強固な便りになるだろう。 「三脚」に基づく市場開発戦略 今後、VIMCの主なビジネスは3つの分野:海港・海運・航海サービスである。 海港分野では、新造船の超大型船舶(18000Teus)の割合が37%になり、大型船舶を利用して時間とコストを省く傾向が強くなる。 その上、VIMCはLach Huyen(Hai Phong市)に2つのコンテナターミナルを建設するために力を入れ、国際コンテナ積み替えに対応できるCai Mep-Thi Vai合弁港の再構築をして、キャパシティを向上させる。 海運分野については、VIMCは引き続き船隊を処理し、「船隊若返り」を行い、コンテナ船隊及び共通のブランドで海運ルートの船隊を開発し,有利な市場を開発するために船舶をチャーター或いは購入することにする。さらに、国際海運連盟に参加し、地域のコンテナ積み替え企業として存在することができる。 日増しに専門化が高まる傾向に伴い、VIMCは適当的なサービスを設定して、フルサービスのサプライチェーンを作成する。これは、海路・道路・艀船による輸送、倉庫運営をして、小売システムへの配布を実行する。特に、EVFTAの「波に乗る」ために、VIMCはヨーロッパに「ベトナムハウス」というロジスティクスセンターを設立するプロジェクトを検討した。 来る数年には、VIMCの3つの主要な経営分野において、海運及び航海サービスは引き続き課題に直面するし、海港開発事業の分野は減速する。但し、VIMCは2025年まで海運輸送量が1800万トン以上で、海港経過量が1億3900万トン弱の商品量(年間平均5%以上の成長)を達成することを目指し、売上高は10兆7000億ドン以上になり、合計利益は1兆2000億ドン以上目指している。 国際協力の強化... VIMCは、ベトナム航海業界の主要企業として、ベトナムの運輸省及び航海局と共に航海分野を含む運輸業界の国際協力開発や統合の政策作成に積極的に参加してきた。さらに、VIMCは、ベトナム航海局及び航海大学と協力して、人材育成を全面的に行っている。 VIMCは、国内及び国際の協会や専門組織に参加することを地域及び国際フォーラムにおいて、VIMCとベトナムの航海業界の地位、威信、統合能力を高める上で非常に重要な役割を果たすことができると常に考えている。 VIMCはベトナム海港協会、ベトナムロジスティクス協会の活動にも積極的に参加している。 諸協会、総会社の主要かつ積極的なメンバーとして、他の協会と共にASEAN船主協会、アジア船主フォーラム、アジア海港協会など地域及び国際フォラームでベトナムの航海業界の声を申し上げた。 VIMCはノルウェーのNORAD、STC / IMTA、オランダのNUFFIC、シンガポールのPSAなど国際組織のサポートを求めて、実務研修及びスタッフトレーニングを行ってきた。 VIMCは毎年、国際トレーニングセンターにスタッフを派遣して、トレーニングと再トレーニングをし、前述の国際航海組織と協力して、業界管理の専門家やマネージャーをより速く、数多く育成するためにベトナムでのトレーニングコースを促進している。 従って、VIMCの従業員、特に若いスタッフのレベルは益々強化され、向上された。 ヨーロッパには、VIMCは戦略パートナーに商談して、ベルギーを商品置き場や積み替え場とすることにした。ここでサプライチェーンに参加する代理店システム、陸路輸送業者や航空輸送業者システムを形成する。このシステムはヨーロッパの輸出品を集め、「ベトナムハウス」を通じてベトナムに積み下ろしをする。このdoor to doorというサービスは地域間の一定の商品通商期間及び費用を節約することができて、商品輸出入金額を増加することに働きかけた。 従来のパートナーを重視する 日本はベトナムへの最大のODA国である。一般的に言って 交通インフラ、特に海港の建設における日本のODAプロジェクトは非常に効果的である。 Cai Lan(Quang Ninh省)、Chua Ve(Hai Phong市)、Tien Sa(Da Nang市)、Cai Mep-Thi Vai(Ba Ria-Vung Tau省)など主要な港は、すべて日本からの資金で建設されている。 海運の分野では、過去25年間、総会社は全日本船員組合(JSU)と連携し、乗務員品質向上プロジェクト(VSUP)を実施してきた。 これは、2500人余りベトナム人士官と乗務員の質を向上させて、国際基準達成を目指すプロジェクトである。 2017年5月、総会社の指導者とNYK’Line Group(日本)の指導者は石炭輸送中間港の建設の投資協力促進及び南部、南中部、メコンリバーデルタの火力発電所のための物資輸送を組み合わせるロジスティクスを開発するためのMOUに調印した。 最近、2019年7月1日に東京で、訪日際にグエン・スアン・フック首相と両国の指導者はVIMCと日本のパートナー鈴江会社が輸送・ロジスティクス事業に関する合弁契約書の調印式を目撃した。 鈴江会社は輸送・ロジスティクの大手企業である。 双方は、ロジスティクスの分野だけでなく、VIMCの強みの1つである海運の分野においても協力したいという希望を表明した。 VIMCは、ベトナムと日本の間で獲得した成功、特に航海分野の信頼性あるパートナーの間で収めた結果に基づいて、今後とも日本のパートナーとの協力が成功を収めることを強く確信する。 |