Vượt qua 'bài kiểm tra' phi USD hóa, vị thế thống trị của đồng USD vẫn khó bị lật đổ

Minh Anh
Sự thống trị của đồng USD đã trở thành một đặc trưng của thương mại toàn cầu trong hơn nửa thế kỷ qua. Có đầy đủ lý do để chứng minh, USD vẫn là đồng tiền chủ chốt trong hệ thống tiền tệ quốc tế trước xu hướng phi USD hóa.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
USD sss

Vượt qua 'bài kiểm tra' phi USD hóa, vị thế thống trị của đồng USD vẫn khó bị lật đổ. (Nguồn BLS)

Thời gian gần đây, vấn đề phi USD hóa trở nên “nóng” hơn khi Mỹ không ngừng vũ khí hóa USD cho các mục tiêu chính trị và kinh tế của mình. Cùng với sự vận động mạnh mẽ trong cạnh tranh địa chính trị-kinh tế, một số quốc gia thẳng thừng tuyên bố quay lưng với đồng USD.

Trong khi đó, ngày càng nhiều người, trong đó có không ít nhà phân tích cho rằng, đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc sẽ thách thức vị trí đồng tiền dự trữ hàng đầu của USD - vốn đã vững chắc từ nhiều thập niên qua.

Sự "rạn nứt toàn cầu' chia thế giới làm hai quỹ đạo

Tuy nhiên, xét trên thực tế, kể cả khi khối lượng giao dịch thương mại thế giới được thanh toán bằng Nhân dân tệ có thể sẽ tăng lên trong những năm tới, thì điều này vẫn khó có thể đe dọa nghiêm trọng đến vị trí trung tâm hệ thống tài chính toàn cầu của đồng USD.

Cảnh báo về sự sụp đổ sắp xảy ra của đồng USD không có gì mới. Từ những năm 1990, người ta đã rộ lên đồn đoán rằng vị thế dự trữ toàn cầu của đồng tiền Mỹ sẽ bị đe dọa bởi đồng Yen Nhật.

Vào những năm 2000, khi đồng tiền chung châu Âu - Euro ra đời đã sớm được dự báo sẽ thách thức đồng USD. Nay chỉ là đến lượt đồng Nhân dân tệ mà thôi.

Tin liên quan
Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc: Đầu tàu châu Âu loay hoay trong Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc: Đầu tàu châu Âu loay hoay trong 'tình tay ba' giữa đồng minh và đối tác

Bởi những lập luận đưa ra nhằm bảo vệ sức mạnh vượt trội của các đồng tiền trên so với USD đều liên quan một phần đến sức nặng kinh tế.

Hiện người ta đang tranh luận khi nào Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Chưa biết đến khi nào, nhưng rõ ràng, Mỹ và Trung Quốc sẽ vẫn là hai nền kinh tế lớn nhất thế giới trong tương lai gần. Theo đó, Trung Quốc đương nhiên sẽ là một đối tác trong một phần lớn các giao dịch xuyên biên giới.

Quan trọng hơn, sự nổi lên của Trung Quốc với tư cách là đối thủ chiến lược của Mỹ đang định hình lại hệ thống kinh tế toàn cầu, theo cách đó, khiến nhiều người đặt câu hỏi về quyền bá chủ của đồng USD.

Kỷ nguyên toàn cầu hóa quét qua thế giới trong những năm 1990 và 2000 đã qua. Thay vào đó là một hiện tượng mà các nhà phân tích tại Capital Economics gọi là “sự rạn nứt toàn cầu”. Đây là ý tưởng cho rằng, thế giới đang chia thành hai khối, hai “quỹ đạo”: Một khối chủ yếu ủng hộ Mỹ và một khối khác chủ yếu ủng hộ Trung Quốc.

Người ta lập luận rằng, khi Trung Quốc kéo các nền kinh tế khác vào quỹ đạo của mình, họ sẽ đẩy mạnh thanh toán bằng Nhân dân tệ trong các hoạt động giao thương trong khối, do đó giảm bớt việc sử dụng đồng USD.

Điều này dường như đã được chứng minh bằng các cuộc gặp cấp cao có sự hiện diện của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và các nguyên thủ quốc gia khác diễn ra gần đây.

Tháng 12/2022, tại cuộc gặp thượng đỉnh giữa Chủ tịch Trung Quốc, Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman và các nhà lãnh đạo Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC), các bên đã công bố “mô hình hợp tác năng lượng toàn diện mới”, bao gồm việc thúc đẩy thương mại năng lượng giữa Trung Quốc và vùng Vịnh bằng đồng Nhân dân tệ.

Và trong chuyến thăm Bắc Kinh mới đây, Tổng thống Lula da Silva của Brazil đã kêu gọi chấm dứt sự thống trị của USD trong thương mại thế giới.

Chứng minh bằng thực tế

Tuy nhiên, trong khi sự rạn nứt toàn cầu về cơ bản sẽ định hình lại bối cảnh kinh tế và tài chính thế giới trong thập niên tới, những hậu quả đối với đồng USD có thể sẽ ít kịch tính hơn nhiều so với cảnh báo.

Có ba lý do chứng minh cho nhận định này.

Thứ nhất, trong khi phần lớn các cuộc tranh luận tập trung vào vị thế của USD với tư cách là đồng tiền dự trữ ưu việt của thế giới, ảnh hưởng tài chính và địa chính trị của nó chủ yếu bắt nguồn từ việc đồng bạc xanh đang chiếm ưu thế trong các giao dịch xuyên biên giới.

Theo cuộc khảo sát ba năm một lần do Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS) thực hiện, 88% giao dịch trên thị trường ngoại hối vào năm 2022 diễn ra bằng USD - gần giống như những năm 1980, khi lần đầu tiên BIS tiến hành khảo sát. Trong khi đó, chỉ có khoảng 5% giao dịch liên quan đến đồng Nhân dân tệ.

Hơn nữa, trong khi thương mại giữa các quốc gia liên kết với Trung Quốc đang phát triển mạnh, thì tỷ lệ này vẫn chỉ chiếm 6% thương mại toàn cầu.

Ngược lại, hơn 50% thương mại toàn cầu diễn ra trong “quỹ đạo” của Mỹ và hơn 80% thương mại toàn cầu liên quan đến một quốc gia liên kết với Mỹ. Tất nhiên, các mối quan hệ thương mại này sẽ tiếp tục được giao dịch bằng USD.

Thứ hai, tỷ lệ tiết kiệm nội địa cao của Trung Quốc có nghĩa là nước này có xu hướng thặng dư tài khoản vãng lai lớn, điều này sẽ tác động ngược lại đồng Nhân dân tệ với tư cách là một đối thủ tiền tệ dự trữ hàng đầu của đồng USD.

Các biện pháp kiểm soát vốn của Trung Quốc cũng khó thuyết phục thị trường nhìn nhận vai trò của đồng Nhân dân tệ "ngang ngửa" như USD.

Để Nhân dân tệ trở thành một đồng tiền quốc tế lớn, Trung Quốc cần phải cung cấp cho phần còn lại của thế giới một lượng lớn tài sản an toàn, dễ dàng thanh khoản và có thể chuyển đổi đồng Nhân dân tệ làm tài sản dự trữ cho các ngân hàng trung ương khác, đồng thời làm tài sản thế chấp trên thị trường tài chính. Đổi lại, điều đó sẽ đòi hỏi một sự thay đổi lớn trong cách tiếp cận chính sách của Bắc Kinh, từ bỏ phần lớn quyền kiểm soát chính trị đối với nền kinh tế vốn. Đó là một vấn đề hiện tại mà Nhân dân tệ chưa có được.

Cuối cùng, đồng USD sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội. Để một loại tiền tệ được sử dụng rộng rãi như một phương tiện trao đổi quốc tế, nó phải sẵn có và dễ dàng chuyển đổi trên khắp thế giới. Điều đó phụ thuộc vào việc thị trường quốc tế sẵn sàng nắm giữ nó với khối lượng dù lớn hay nhỏ. Nói cách khác, nó phải hoạt động như một kho lưu trữ giá trị.

Đồng USD hiện không phải là loại tiền tệ duy nhất có thể thực hiện vai trò này. Nhưng bất kỳ giải pháp thay thế nào cũng cần có các thuộc tính quan trọng này - phải được hỗ trợ bởi các tổ chức mạnh và ổn định, đồng thời được phát hành bởi một ngân hàng trung ương vận hành một tài khoản vốn mở.

Và trên thực tế hiện nay, điều đáng chú ý là bất chấp hàng loạt lệnh trừng phạt và đóng băng tài sản đối với Nga trong năm qua, khoảng một nửa xuất khẩu của nước này vẫn được thanh toán bằng USD hoặc Euro.

Ngoài ra, bất kỳ loại tiền tệ nào sở hữu những đặc điểm tương tự đồng USD, còn phải vượt qua các "hiệu ứng mạng" mạnh mẽ - vốn đang là nền tảng vững chắc, bảo hộ cho sự thống trị toàn cầu của đồng bạc xanh. Trong kinh tế học, "hiệu ứng mạng" liên quan đến thực thể nào đó đã đạt được giá trị vô hình hoặc tầm quan trọng đặc biệt, khi có đông đảo người sử dụng và do đó, trở nên khó bị loại bỏ hơn.

Tất cả những yếu tố này có khả năng đánh bại sự xuất hiện của đồng Nhân dân tệ ở quy mô đe dọa vị thế của USD.

Xoay đồng hồ về phía trước 10 năm, rất có thể hệ thống tài chính toàn cầu hiện nay đã bị phân mảnh hơn rất nhiều - nhưng có đặc điểm không thay đổi là hệ thống ấy vẫn lấy đồng USD làm cốt lõi.

Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc: Đầu tàu châu Âu loay hoay trong 'tình tay ba' giữa đồng minh và đối tác

Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc: Đầu tàu châu Âu loay hoay trong 'tình tay ba' giữa đồng minh và đối tác

Mỹ đã thành công trong việc thuyết phục người châu Âu, mà đầu tàu là Đức, "thể hiện lập trường cứng rắn hơn với Trung ...

Giá vàng hôm nay 22/5/2023: Giá vàng vượt qua tuần tồi tệ nhất, khởi động một chu kỳ tăng mới ngay từ tuần này?

Giá vàng hôm nay 22/5/2023: Giá vàng vượt qua tuần tồi tệ nhất, khởi động một chu kỳ tăng mới ngay từ tuần này?

Giá vàng hôm nay 22/5/2023 khởi động tuần mới bằng những dự báo không mấy khả quan. Tuy nhiên, tuần qua, giá vàng thế giới ...

Giá cà phê hôm nay 23/5/2023: Giá cà phê trong nước tiếp tục tăng mạnh, USD giảm, dòng vốn đầu cơ đổ về các sàn hàng hóa

Giá cà phê hôm nay 23/5/2023: Giá cà phê trong nước tiếp tục tăng mạnh, USD giảm, dòng vốn đầu cơ đổ về các sàn hàng hóa

Xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong nửa đầu tháng 5 đã đạt 62.532 tấn (khoảng 1,042 triệu bao), giảm 2,53% so với cùng ...

Gói trừng phạt thứ 11 nhằm vào Nga: Quá nhiều ‘vùng cấm’, EU đành quay xe, có mà như không?

Gói trừng phạt thứ 11 nhằm vào Nga: Quá nhiều ‘vùng cấm’, EU đành quay xe, có mà như không?

Dù có thể là gói trừng phạt nhằm vào Nga được EU quyết định nhanh nhất, thì vẫn còn quá nhiều “vùng cấm” khá nhạy ...

Nằm giữa ‘vùng cấm’ trừng phạt của EU, sức khỏe người khổng lồ hạt nhân Nga - Rosatom ra sao?

Nằm giữa ‘vùng cấm’ trừng phạt của EU, sức khỏe người khổng lồ hạt nhân Nga - Rosatom ra sao?

Trước khi gói trừng phạt thứ 11 nhằm vào Nga được châu Âu đưa ra bàn bạc, gã khổng lồ năng lượng hạt nhân - ...

(theo cepa.org)

Bài viết cùng chủ đề

Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc

Đọc thêm

Cách Tổng thống Biden 'gửi quyền lợi' trong gói viện trợ 61 tỷ USD của Mỹ dành cho Ukraine

Cách Tổng thống Biden 'gửi quyền lợi' trong gói viện trợ 61 tỷ USD của Mỹ dành cho Ukraine

Tổng thống Biden đã tính toán như thế nào trong khoản viện trợ xung đột quân sự 61 tỷ USD dành cho Ukraine? Mỹ có thật viện trợ Ukraine không ...
Hành trình hai vô địch dance sport thế giới của con trai và bạn nhảy nhà Khánh Thi - Phan Hiển

Hành trình hai vô địch dance sport thế giới của con trai và bạn nhảy nhà Khánh Thi - Phan Hiển

Kubi, bạn nhảy Linh San khiến bố mẹ Khánh Thi - Phan Hiển tự hào khi hai lần vô địch thế giới hạng thiếu nhi 1 tại Syllabus World Championship.
Trung Quốc tìm đến Mỹ Latinh và Caribbean để khám phá không gian

Trung Quốc tìm đến Mỹ Latinh và Caribbean để khám phá không gian

Trung Quốc cùng các quốc gia Mỹ Latinh và Caribbean đã duy trì hợp tác không gian lâu dài, toàn diện và thực tiễn.
Tình hình Israel: Có rất ít bằng chứng về một nền kinh tế đang chịu xung đột

Tình hình Israel: Có rất ít bằng chứng về một nền kinh tế đang chịu xung đột

Israel bị tổn thương nghiêm trọng sau vụ tấn công ngày 7/10/2023, tuy nhiên, nền kinh tế đang bắt đầu có dấu hiệu phục hồi.
Tứ kết U23 châu Á 2024: Thông tin tổ trọng tài điều khiển trận đấu U23 Việt Nam và U23 Iraq

Tứ kết U23 châu Á 2024: Thông tin tổ trọng tài điều khiển trận đấu U23 Việt Nam và U23 Iraq

Liên đoàn Bóng đá châu Á 2024 (AFC) chính thức công bố tổ trọng tài điều khiển trận đấu giữa U23 Việt Nam và U23 Iraq ở tứ kết U23 ...
Việt Nam phản đối việc Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Việt Nam phản đối việc Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các ...
Cách Tổng thống Biden 'gửi quyền lợi' trong gói viện trợ 61 tỷ USD của Mỹ dành cho Ukraine

Cách Tổng thống Biden 'gửi quyền lợi' trong gói viện trợ 61 tỷ USD của Mỹ dành cho Ukraine

Tổng thống Biden đã tính toán như thế nào trong khoản viện trợ xung đột quân sự 61 tỷ USD dành cho Ukraine? Mỹ có thật viện trợ Ukraine không cần tính toán?
Giá cà phê hôm nay 25/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng sốc, chưa có điểm dừng, chuyên gia nói về khả năng giá robusta miễn nhiễm mọi yếu tố kỹ thuật

Giá cà phê hôm nay 25/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng sốc, chưa có điểm dừng, chuyên gia nói về khả năng giá robusta miễn nhiễm mọi yếu tố kỹ thuật

Giá cà phê hôm nay 25/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng sốc, chưa có điểm dừng, chuyên gia nói về khả năng giá robusta miễn nhiễm mọi yếu tố kỹ thuật...
Giá xăng dầu hôm nay 25/4: Thế giới tăng nhẹ; xăng trong nước có thể giảm vào chiều nay

Giá xăng dầu hôm nay 25/4: Thế giới tăng nhẹ; xăng trong nước có thể giảm vào chiều nay

Giá xăng dầu hôm nay 25/4, thế giới quay đầu tăng nhẹ. Xăng trong nước chiều nay được dự báo sẽ giảm do tuần qua giá dầu thế giới giảm.
Giá heo hơi hôm nay 25/4: Miền Nam tăng nhẹ; bệnh dịch tả xuất hiện ở 3 huyện của tỉnh Đắk Nông

Giá heo hơi hôm nay 25/4: Miền Nam tăng nhẹ; bệnh dịch tả xuất hiện ở 3 huyện của tỉnh Đắk Nông

Giá heo hơi hôm nay chỉ còn tăng nhẹ 1.000 đồng/kg ở miền Nam. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 60.000 - 64.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay 25/4/2024, lo ngại thiếu hụt nguồn cung, thị trường rục rịch tăng, đà đi lên có còn mạnh mẽ?

Giá tiêu hôm nay 25/4/2024, lo ngại thiếu hụt nguồn cung, thị trường rục rịch tăng, đà đi lên có còn mạnh mẽ?

Giá tiêu hôm nay 25/4/2024 tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 96.500 – 98.000 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay 24/4/2024: Giá cà phê sẽ vẫn có những cú tăng đột biến, Indonesia xuất vượt xa nhập

Giá cà phê hôm nay 24/4/2024: Giá cà phê sẽ vẫn có những cú tăng đột biến, Indonesia xuất vượt xa nhập

Giá cà phê hôm nay 24/4/2024: Giá cà phê sẽ vẫn có những cú tăng đột biến, Indonesia xuất vượt xa nhập...
Bất động sản mới nhất: Hà Nội vắng bóng chung cư hạng C, thị trường đất nền có thể ‘đảo chiều’ bất kỳ lúc nào, thay đổi về sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Hà Nội vắng bóng chung cư hạng C, thị trường đất nền có thể ‘đảo chiều’ bất kỳ lúc nào, thay đổi về sang tên sổ đỏ

Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh mỗi năm cần thêm 50.000 ngôi nhà, thiếu hụt nghiêm trọng căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 … là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Thị trường chung cư, đất nền, thổ cư nhộn nhịp, người dân tránh rơi vào bẫy giá cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Thị trường nhà ở riêng lẻ đang hình thành mặt bằng giá mới, giá chung cư mới tại Hà Nội cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Thị trường sẽ được khơi thông nhờ Luật Đất đai, đất nền đang ‘ấm dần’, Hà Nội sắp đấu giá nhiều thửa đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

'Băng' đất nền đã tan, thị trường đón dòng tiền lớn, giá chung cư Hà Nội tăng vùn vụt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, đất nền hút quan tâm, giá nhà ở xã hội cũ tăng chóng mặt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4: Yen Nhật neo mức thấp nhất 34 năm, USD 'lấy lại phong độ'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4: Yen Nhật neo mức thấp nhất 34 năm, USD 'lấy lại phong độ'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4 ghi nhận tăng nhẹ trở lại, phục hồi so với hầu hết các loại tiền tệ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4: USD mất mốc 106 điểm, Yen Nhật nhận sự can thiệp mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4: USD mất mốc 106 điểm, Yen Nhật nhận sự can thiệp mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4 ghi nhận đồng USD giảm mạnh, mất mốc 106 điểm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4: 'Giải mã' lý do đồng USD khởi sắc, Yen Nhật trầm lắng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4: 'Giải mã' lý do đồng USD khởi sắc, Yen Nhật trầm lắng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4 ghi nhận đồng USD không biến động đáng kể, vẫn giữ nguyên mốc 106,12.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4: USD được hỗ trợ, thị trường tự do tiếp tục lập đỉnh mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4: USD được hỗ trợ, thị trường tự do tiếp tục lập đỉnh mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4 ghi nhận đồng USD duy trì ở mức cao và tâm lý thị trường hiện đang hỗ trợ đồng tiền này.
Năm 2024, tổng tài sản MB dự kiến vượt mốc 1 triệu tỷ đồng

Năm 2024, tổng tài sản MB dự kiến vượt mốc 1 triệu tỷ đồng

Đây là nội dung được lãnh đạo Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) đề cập tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, bên cạnh những mục tiêu kinh doanh trước thềm kỷ niệm ...
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4 giảm lần đầu tiên sau chuỗi tăng 6 ngày liên tiếp, trong khi đó, đồng Euro tăng 0,5%.
Phiên bản di động