Vượt 'sóng dữ' Covid-19, Việt Nam đưa con thuyền ASEAN cán đích thành công

Chu Văn
TGVN. Không chỉ là một điểm sáng về kinh tế trong khu vực, thành công của Việt Nam còn được thể hiện qua việc hoàn thành xuất sắc vai trò Chủ tịch ASEAN 2020, bất chấp những tác động tiêu cực chưa từng có từ đại dịch Covid-19.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Việt Nam dẫn dắt ASEAN hồi phục kinh tế hậu Covid-19
Vững vàng vượt lên trên thách thức chưa từng có, Việt Nam nổi lên là một “điểm sáng” kinh tế trong khu vực và thế giới. (Nguồn: Vietnam Insider)

Vững vàng "vượt ải" Covid-19

Theo Báo cáo “Đánh giá nhanh về tác động của đại dịch Covid-19 đến sinh kế trên toàn khu vực ASEAN” do Ban thư ký ASEAN phối hợp với Quỹ châu Á mới công bố, có đến 155 triệu lao động của khu vực ASEAN rất dễ bị tổn thương do các tác động kinh tế của đại dịch. Theo số liệu chỉ tính riêng ở 5 lĩnh vực: 19 triệu người trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống và lưu trú; 55 triệu trong lĩnh vực thương mại, buôn bán lẻ; 45 triệu trong lĩnh vực sản xuất; 14 triệu trong lĩnh vực vận tải và kho bãi; và 22 triệu trong lĩnh vực xây dựng.

Tin liên quan
Việt Nam - Động lực dẫn dắt kinh tế ASEAN vượt Việt Nam - Động lực dẫn dắt kinh tế ASEAN vượt 'bão' Covid-19

Cũng theo Báo cáo, đại dịch đã ảnh hưởng đáng kể đến phát triển kinh tế của tất cả các nước thành viên ASEAN. Vào tháng 6/2020, dự báo tăng trưởng GDP của khu vực đã được điều chỉnh xuống còn -2% và có thể còn giảm hơn nữa. Tăng trưởng GDP thực tế của các nước ASEAN có thể giảm từ -3,4% đến -8%, trong đó Philippines, Campuchia, Thái Lan và Malaysia dự kiến ghi nhận mức giảm mạnh nhất.

“Hiện chưa có ước tính cụ thể về số người rơi vào cảnh nghèo đói tại các nước ASEAN. Tuy nhiên, trong khu vực rộng lớn hơn là Đông Á và Thái Bình Dương, ước tính tỉ lệ nghèo đói sẽ tăng trở lại từ 7,6% năm 2018 lên mức 10,2% trong năm nay”, Báo cáo cho hay.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tăng trưởng kinh tế khu vực châu Á và Đông Nam Á suy giảm nghiêm trọng, Việt Nam đã vững vàng vượt lên trên thách thức chưa từng có, nổi lên là một “điểm sáng” kinh tế trong khu vực và thế giới nhờ vào hoạt động xuất khẩu hàng hóa sôi động và triển vọng từ thu hút đầu tư nước ngoài (FDI).

Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá, Việt Nam là nền kinh tế tăng trưởng dương duy nhất trong ASEAN với GDP năm 2020 và 2021 lần lượt đạt tăng trưởng 1,6% và 6,7%. Với mức tăng này, quy mô GDP của Việt Nam năm 2020 ước tính đạt 340,6 tỉ USD, vượt Singapore (337,5 tỉ USD), Malaysia (336,3 tỉ USD), đứng thứ 4 ở khu vực Đông Nam Á.

Báo cáo “Điểm lại tình hình kinh tế của Việt Nam” được Ngân hàng Thế giới (World Bank) công bố hôm 21/12 cũng dự báo tăng trưởng kinh tế năm nay của Việt Nam ước đạt 2,8%, trong khi kinh tế thế giới dự kiến suy giảm 4% do tác động của dịch Covid-19.

Ngân hàng Thế giới nhận định, kết quả này có được là nhờ khả năng chống chịu của cả khu vực trong nước và xuất khẩu. Không những kiềm chế được đại dịch bằng những biện pháp sớm, quyết liệt và sáng tạo, Chính phủ Việt Nam còn sử dụng chính sách tài khóa và tiền tệ để tháo gỡ khó khăn cho khu vực tư nhân và thúc đẩy đà phục hồi của nền kinh tế.

“Xuất khẩu là động lực tăng trưởng kinh tế chính của Việt Nam trong thập kỷ qua. Đạt kết quả tốt kể từ khi khủng hoảng dịch Covid-19 bắt đầu, Việt Nam dự kiến có thặng dư xuất khẩu hàng hóa lớn nhất từ trước đến nay, đồng thời dự trữ ngoại hối tăng. Dòng vốn FDI tiếp tục đổ vào Việt Nam kết hợp với xuất khẩu hàng hóa tăng mạnh đã bù đắp cho việc nguồn thu ngoại tệ từ du lịch suy giảm và nguồn kiều hối bị thu hẹp”, bà Carolyn Turk, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam phân tích.

"Ngọn cờ" tập hợp sự đoàn kết trong ASEAN

Nhìn lại nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam, tại Tọa đàm quốc tế: “Cộng đồng ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng: Suy ngẫm 2020 vì hành động chung mạnh mẽ hơn” ngày 17/12 tại Hà Nội, các đại biểu đều cho rằng, Việt Nam đã thể hiện được sự linh hoạt, sáng tạo, chủ động và phát huy vai trò “nòng cốt” trong khu vực, từng bước dẫn dắt ASEAN vượt qua khó khăn, thực hiện thành công mục tiêu “kép” vừa giữ vững đà xây dựng Cộng đồng, củng cố đoàn kết nội khối vừa nâng cao khả năng thích ứng trước thời cuộc.

Các đại biểu đặc biệt đề cao vai trò của Chủ tịch Việt Nam trong huy động nỗ lực tập thể cả Cộng đồng ứng phó hiệu quả với đại dịch Covid-19 và thúc đẩy phục hồi toàn diện trong khu vực. Các sáng kiến như Quỹ ASEAN ứng phó Covid-19, Kho dự phòng vật tư y tế ASEAN, Khung chiến lược ASEAN về các tình huống y tế công cộng khẩn cấp, Khung phục hồi tổng thể ASEAN… đều nhận được sự hưởng ứng tham gia tích cực từ các nước bởi tính thiết thực và kịp thời.

Các đại biểu cũng cho rằng, trong vai trò Chủ tịch ASEAN 2020, Việt Nam đã dẫn dắt ASEAN đi đúng hướng, khi lấy hợp tác chống dịch bệnh và phục hồi làm “ngọn cờ” tập hợp sự đoàn kết của ASEAN, đồng lòng của các đối tác và tận dụng nền tảng số để duy trì các hoạt động hợp tác trong bối cảnh khó khăn do dịch bệnh lan rộng.

Những ưu tiên, sáng kiến của Việt Nam đưa ra trong năm Chủ tịch ASEAN 2020 nhận được sự ủng hộ, đánh giá cao bởi tất cả các nước thành viên và đối tác.

Việt Nam dẫn dắt ASEAN hồi phục kinh tế hậu Covid-19
Việc ký kết Hiệp định RCEP đã tạo ra một dấu mốc quan trọng trong hành trình của ASEAN và các đối tác. (Nguồn: VNE)

Bất chấp một năm nhiều khó khăn và thách thức, dưới sự dẫn dắt của Việt Nam, tất cả các ưu tiên, kết quả cho năm ASEAN 2020 đều được hoàn tất trọn vẹn. Trong đó, tiêu biểu là hoàn tất đàm phán và ký Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) sau 8 năm đàm phán, đưa ra định hướng cho xây dựng Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau 2025, thông qua Khung phục hồi tổng thể ASEAN, gắn kết hợp tác tiểu vùng với tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, thu hẹp khoảng cách phát triển, tăng cường kết nối, thúc đẩy bình đẳng giới…

Các kết quả này là nền tảng quan trọng cho ASEAN trong thời gian tới, góp phần tăng cường nội lực, thúc đẩy phục hồi toàn diện và bền vững ở khu vực, nâng cao vị thế quốc tế của ASEAN.

Tổng lãnh sự Thái Lan tại TP. Hồ Chí Minh Apirat Sugondhabhirom đánh giá năm 2020 là năm Việt Nam đặt ra tiêu chuẩn hợp tác khu vực mới trong khuôn khổ ASEAN.

Cụ thể, theo ông, mặc dù với khoảng cách địa lý và sự phân cách tự nhiên giữa các quốc gia, Việt Nam đã chuyển đổi thành công hướng đến việc chủ trì các Hội nghị Cấp cao ASEAN thông qua các nền tảng kỹ thuật số hiện đại. Việc ký kết Hiệp định RCEP đã tạo ra một dấu mốc quan trọng trong hành trình của ASEAN và các đối tác, đưa RCEP trở thành một trong những hiệp định thương mại tự do lớn nhất trên thế giới.

"Việt Nam đã thể hiện vai trò lãnh đạo và tinh thần đổi mới sáng tạo trong việc dẫn dắt ASEAN trong các cuộc chiến chung chống lại Covid-19 cũng như trong các lĩnh vực hợp tác khác, bao gồm cả phục hồi kinh tế-xã hội hậu Covid-19", Tổng lãnh sự Apirat Sugondhabhirom nhấn mạnh.

Ông Hiroyuki Moribe, Giám đốc Điều hành Viện Nghiên cứu Kinh tế Việt Nam (VERI) của Nhật Bản đánh giá cao thành công của Việt Nam trong việc thúc đẩy ASEAN và các nước đối tác đi đến ký kết Hiệp định RCEP.

Theo chuyên gia Nhật Bản, RCEP là hiệp định kinh tế có quy mô lớn nhất thế giới, nếu như RCEP thành lập trụ sở giống như APEC có trụ sở tại Singapore, thủ đô Hà Nội của Việt Nam hoàn toàn có thể là ứng cử viên sáng giá, giúp phát huy tốt hơn hiệu quả của thỏa thuận .

Trong thời gian tới, khi triển khai các nội dung của RCEP, ông Moribe hy vọng Việt Nam và các nước ASEAN khác sẽ phối hợp chặt chẽ với Chính phủ Nhật Bản để tạo ra một hiệp định thương mại tự do có lợi hơn nữa cho ASEAN.

Ông Hiroyuki Moribe cũng nhấn mạnh, một trong những ưu điểm của ASEAN là sự đoàn kết, được thể hiện rõ tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 vừa qua. Bên cạnh đó, ASEAN cũng là trung tâm kinh tế duy trì được mức tăng trưởng cao và thu hút được sự quan tâm của nhiều nước.

ASEAN 2020: Việt Nam chứng tỏ vai trò dẫn dắt, 'mẫu mực', tầm lãnh đạo 'mạnh mẽ'

ASEAN 2020: Việt Nam chứng tỏ vai trò dẫn dắt, 'mẫu mực', tầm lãnh đạo 'mạnh mẽ'

TGVN. Tổng Thư ký ASEAN Dato Lim Jock Hoi đánh giá cao vai trò "mẫu mực" của Việt Nam trên cương vị Chủ tịch ASEAN ...

Việt Nam - Động lực dẫn dắt kinh tế ASEAN vượt 'bão' Covid-19

Việt Nam - Động lực dẫn dắt kinh tế ASEAN vượt 'bão' Covid-19

TGVN. Bất chấp những tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19, kinh tế Việt Nam vẫn có bước phục hồi ngoạn mục.

ASEAN BIS 2020: Triển vọng kinh tế ASEAN, tìm cơ hội từ đại dịch Covid-19

ASEAN BIS 2020: Triển vọng kinh tế ASEAN, tìm cơ hội từ đại dịch Covid-19

TGVN. Triển vọng các nền kinh tế ASEAN thế nào? Cuộc khủng hoảng có đưa khu vực xích lại gần nhau hơn không? Khu vực ...

(tổng hợp)

Bài viết cùng chủ đề

ASEAN

Xem nhiều

Đọc thêm

Chuyến thăm lịch sử làm nên bước ngoặt: Ấn Độ-Kuwait trở thành đối tác chiến lược

Chuyến thăm lịch sử làm nên bước ngoặt: Ấn Độ-Kuwait trở thành đối tác chiến lược

Thủ tướng Ấn Độ và Quốc vương Kuwait đã đồng ý nâng cấp quan hệ song phương lên thành quan hệ đối tác chiến lược.
Giá cà phê hôm nay 23/12/2024: Giá cà phê robusta giảm gần 100 USD, năm đặc biệt đối với cà phê Việt Nam, chuyên gia lo ngại giá quá cao

Giá cà phê hôm nay 23/12/2024: Giá cà phê robusta giảm gần 100 USD, năm đặc biệt đối với cà phê Việt Nam, chuyên gia lo ngại giá quá cao

Giá cà phê hôm nay 23/12/2024: Giá cà phê robusta giảm gần 100 USD, năm đặc biệt đối với cà phê Việt Nam, chuyên gia lo ngại giá quá cao, ...
Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.500 đồng/kg.
Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 23/12-29/12

Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 23/12-29/12

Giáo hoàng gửi thông điệp Giáng sinh 2024, Hội nghị thượng đỉnh Liên minh kinh tế Á-Âu, lãnh đạo các nước SNG họp tại Nga... là những sự kiện quốc ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 23/12/2024: Xử Nữ cẩn thận bị lừa

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 23/12/2024: Xử Nữ cẩn thận bị lừa

Tử vi hôm nay 23/12/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/12/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 12 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/12/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 12 năm 2024

Lịch âm 23/12. Lịch âm 23/12/2024? Âm lịch hôm nay 23/12. Lịch vạn niên 23/12/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền đồng minh ở Syria là tổn thất khó bù đắp đối với Nga nhưng Moscow có thể không còn lựa chọn nào khác.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Phiên bản di động