TIN LIÊN QUAN | |
Đại dịch Covid-19: Các nước phụ thuộc nhập khẩu đứng trước nguy cơ thiếu lương thực | |
Đại dịch Covid-19: Đảm bảo an ninh lương thực là ưu tiên hàng đầu |
FAO đang nỗ lực giảm nguy cơ dịch Covid-19 làm gián đoạn hệ thống cung cấp lương thực và gây ra một cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu. (Nguồn: Mediarun) |
Theo WFP, tình trạng mất an ninh lương thực khẩn cấp là tình trạng thiếu lương thực khiến cuộc sống hoặc sinh kế của một người gặp nguy hiểm ngay lập tức. Điều này nghiêm trọng hơn tình trạng thiếu ăn trong nhiều năm - khái niệm định nghĩa việc một người không thể tiêu thụ đủ thực phẩm để duy trì cách sống năng động, bình thường.
Nhà kinh tế cấp cao của WFP Arif Husain cho rằng, dịch Covid-19 sẽ là một nguy cơ tiềm ẩn đối với hàng triệu người dân vốn đang trong tình trạng thiếu lương thực trầm trọng. Theo ông Arif Husain, cộng đồng quốc tế cần phải nhanh chóng hành động nhằm giảm thiểu những ảnh hưởng kinh tế của dịch Covid-19.
Theo "Báo cáo toàn cầu về khủng hoảng lương thực" do WFP và 15 đối tác phát triển và viện trợ nhân đạo khác công bố, trong năm 2019, các nguyên nhân chính gây ra tình trạng mất an ninh lương thực khẩn cấp là xung đột (77 triệu người), thời tiết cực đoan (34 triệu người) và bất ổn kinh tế (24 triệu người). Năm 2019, 10 quốc gia - chiếm 65% dân số thế giới - đối mặt với khủng hoảng lương thực, gồm Afghanistan, Cộng hòa Congo, Ethiopia, Haiti, Nigeria, Nam Sudan, Syria, Sudan, Venezuela và Yemen.
Báo cáo trên cũng cho thấy, cuối năm 2019, 135 triệu người ở 55 quốc gia và vùng lãnh thổ gặp phải tình trạng mất an ninh lương thực khẩn cấp, trong khi 75 triệu trẻ em bị suy dinh dưỡng và 17 triệu người khác bị thiếu ăn do tình trạng lãng phí lương thực. Hơn 50% trong số 135 triệu người nói trên hiện sống ở châu Phi, 43 triệu người sống ở khu vực Trung Đông và châu Á, còn 18,5 triệu người sống ở khu vực châu Mỹ Latinh và Caribe.
Sự suy giảm kinh tế do dịch Covid-19 cũng có trong chương trình nghị sự tại cuộc họp giao ban trực tuyến do Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc tổ chức vào ngày 21/4 vừa qua. Phát biểu tại cuộc họp này, Tổng Giám đốc Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) Dongyu cho rằng cộng đồng quốc tế cần hành động để đưa hàng triệu người dân thoát khỏi cảnh mất an ninh lương thực khẩn cấp.
Ông Qu Dongyu nhấn mạnh, không thể bỏ qua những ảnh hưởng hiện nay của dịch Covid-19 đối với tình trạng an ninh lương thực của các nhóm dân cư dễ bị tổn thương nhất thế giới, đồng thời khẳng định FAO đang nỗ lực giảm nguy cơ dịch Covid-19 làm gián đoạn hệ thống cung cấp lương thực và gây ra một cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu.
Dịch Covid-19: Mỹ đã sẵn sàng 'bật công tắc' mở cửa lại nền kinh tế? TGVN. Nhận định về triển vọng mở cửa trở lại nền kinh tế Mỹ, giới chuyên gia cho rằng, điều quan trọng là nền kinh ... |
Xây dựng các nền tảng số 'Made in Vietnam': Khó thành công nếu không có tính sáng tạo đặc biệt TGVN. Đại dịch Covid-19 là thời điểm để các chủ thể của nền kinh tế Việt Nam nhận ra vai trò nền tảng số. Tuy ... |
Hậu dịch Covid-19: Cần ít nhất 2 năm để nền kinh tế phục hồi TGVN. Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Tp. Hà Nội (Hanoisme) Mạc Quốc Anh trăn trở về những ... |