TIN LIÊN QUAN | |
Ai chịu trách nhiệm bồi thường hậu quả do Covid-19 gây ra? | |
Virus SARS-CoV-2 mất khả năng lây nhiễm khi nhiệt độ cao, 'không thích' ánh sáng mặt trời và độ ẩm |
WHO trước đó cho rằng virus gây bệnh đường hô hấp Covid-19 lan truyền chủ yếu qua những giọt bắn nhỏ phát ra từ mũi và miệng của người mắc bệnh và sẽ nhanh chóng rơi xuống đất. (Nguồn: AP) |
“Chúng tôi đang thảo luận về khả năng lây truyền qua không khí và khả năng sự lây truyền này là một trong những dạng truyền bệnh của Covid-19”, bà Maria Van Kerkhove - người đứng đầu đơn vị giải quyết các bệnh mới xuất hiện và bệnh lây từ thú sang người của WHO, cho biết trong cuộc họp báo hôm 7/7.
“Không thể loại trừ khả năng lây truyền qua đường không khí trong các môi trường công cộng - đặc biệt là trong các điều kiện cụ thể, đông đúc, khép kín, thông gió kém đã được mô tả”, bà Allegranzi cho biết.
“Tuy nhiên, các bằng chứng cần phải được thu thập và giải thích, và chúng tôi tiếp tục hỗ trợ việc này”.
WHO trước đó cho rằng virus gây bệnh đường hô hấp Covid-19 lan truyền chủ yếu qua những giọt bắn nhỏ phát ra từ mũi và miệng của người mắc bệnh và sẽ nhanh chóng rơi xuống đất.
Tuy nhiên, trong bức thư ngỏ tới tổ chức có trụ sở ở Geneva công bố hôm 6/7 trên tờ Clinical Infectious Diseases, 239 nhà khoa học tại 32 quốc gia đã vạch ra bằng chứng mà họ khẳng định cho thấy những mảnh virus trôi nổi có thể khiến người hít phải nhiễm bệnh. Họ cũng kêu gọi WHO xem xét lại các khuyến nghị của mình.
Jose Jimenez, một nhà hóa học tại Đại học Colorado, người nằm trong nhóm 239 nhà khoa học gửi thư đến WHO, cho biết trong lịch sử, đã có một sự phản đối quyết liệt trong ngành y với khái niệm lây truyền qua khí dung (aerosol) và quy chuẩn để xác nhận đường lây truyền này rất cao. Điều này là do họ sợ gây ra hoảng loạn và sợ hãi cho cộng đồng.
"Nếu mọi người nghe rằng bệnh lây truyền qua không khí, nhân viên y tế sẽ từ chối đến bệnh viện", ông Jimenez nói. "Hoặc mọi người sẽ mua tất cả khẩu trang có độ bảo vệ cao N95 và sẽ không còn khẩu trang cho các nước đang phát triển".
Ông Jimenez cũng nói hội đồng đánh giá bằng chứng về đường lây truyền qua không khí của WHO không đa dạng về mặt khoa học và thiếu sự đại diện của các chuyên gia về đường lây truyền qua aerosol.
Bất kỳ thay đổi nào trong đánh giá rủi ro lây truyền của WHO có thể ảnh hưởng đến lời khuyên hiện tại của tổ chức này về việc giữ khoảng cách 1 mét. Các chính phủ dựa vào hướng dẫn của WHO cũng có thể phải điều chỉnh các biện pháp y tế cộng đồng nhằm kiềm chế sự lây lan của virus.
Bà Van Kerkhove cho biết WHO sẽ công bố một bản tóm tắt khoa học những hiểu biết đã có về các phương thức virus lan truyền trong những ngày tới.
"Một biện pháp toàn diện là thứ cần thiết để có thể ngăn chặn virus lây truyền", bà Kerkhove nói. "Điều này bao gồm không chỉ giữ khoảng cách mà còn có sử dụng khẩu trang khi thích hợp trong một số tình huống nhất định, đặc biệt là ở nơi bạn không thể giữ khoảng cách và cho nhân viên y tế".
Đầu tháng 4, một nhóm gồm 36 chuyên gia về chất lượng không khí và aerosol đã thúc giục WHO xem xét bằng chứng ngày càng nhiều về việc virus corona truyền qua không khí. Cơ quan này đã phản ứng kịp thời bằng cách gọi bà Lidia Morawska, đại diện 36 chuyên gia trên và là một cố vấn lâu năm của WHO, để sắp xếp một cuộc họp.
Tuy nhiên, cuộc thảo luận bị chi phối bởi những nhà khoa học ủng hộ biện pháp rửa tay mạnh mẽ. Những người này cảm thấy việc lây truyền qua bề mặt phải được đặt lên trên lây truyền qua không khí. Do đó, lời khuyên chống dịch ủy ban WHO đưa ra vẫn không thay đổi.
| Mỹ cắt đứt quan hệ với WHO, ấn định thời điểm đội điều tra của WHO sang Trung Quốc TGVN. Ngày 7/7, Thượng Nghị sĩ Robert Menendez, nhân vật hàng đầu của đảng Dân chủ tại Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ xác ... |
| Hơn 200 nhà khoa học cáo buộc WHO phớt lờ nguy cơ lây nhiễm Covid-19 qua đường aerosol TGVN. Hơn 6 tháng kể từ khi đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 bắt đầu bùng phát, lây lan nhanh trên toàn cầu ... |
| WHO: Cần hơn 30 tỷ USD để phát triển các 'vũ khí' chống lại Covid-19 TGVN. Ngày 26/6, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, sáng kiến toàn cầu nhằm thúc đẩy việc phát triển và sản xuất các ... |