TIN LIÊN QUAN | |
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Tổng Giám đốc Tổ hợp Samsung Việt Nam | |
Nhện khổng lồ dùng chất độc thần kinh tiêu diệt con mồi bằng… tơ |
Hai liều thuốc kháng độc tố Botulinum từ Thái Lan về điều trị cho bệnh nhân tại BV Bạch Mai trước đó. Đây là thuốc rất hiếm do ít nhà sản xuất vì không sử dụng phổ biến. |
Để kịp thời hỗ trợ Việt Nam trong việc điều trị cho các bệnh nhân nhiễm độc tố Botulinum do ngộ độc thực phẩm, PGS.TS.BS Trần Thị Giáng Hương, Giám đốc Các chương trình Kiểm soát bệnh tật kiêm Giám đốc Các chương trình Y tế khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khu vực Tây Thái Bình Dương đã chỉ đạo Chương trình Y tế Khẩn cấp của WHO khu vực Tây Thái Bình Dương tài trợ khẩn cấp 10 liều thuốc kháng độc tố Botulinum để điều trị cho các bệnh nhân đang trong tình trạng hiểm nghèo do nhiễm độc tố Botulinum.
Số thuốc này sẽ được chuyển đến Việt Nam trong chuyến bay ngày hôm nay (8/9) từ kho dự trữ thuốc của WHO tại Geneva, Thụy Sỹ về Hà Nội và được bảo quản trong điều kiện đặc biệt của loại huyết thanh này.
Trước đó, Văn phòng WHO tại Hà Nội cũng đã tài trợ và hỗ trợ cho Bệnh viện Bạch Mai trong việc vận chuyển và tiếp nhận 2 liều kháng độc tố Botulinum từ Thái Lan về để điều trị cho bệnh nhân tại Bệnh Viện Bạch Mai.
PGS.TS Giáng Hương thông tin: "10 liều thuốc nêu trên dự kiến sẽ được dùng để điều trị cho các bệnh nhân trong tình trạng hiểm nghèo tại các bệnh viện ở Việt Nam. Bệnh viện Bạch Mai được Bộ Y tế chỉ định là đơn vị tiếp nhận số thuốc này và sẽ vận chuyển cho các đơn vị y tế khác theo nhu cầu thực tế của việc điều trị bệnh nhân".
Dưới sự chỉ đạo của Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, các Vụ, Cục của Bộ Y tế (Cục Quản lý Dược, Cục Quản lý Khám chữa bệnh và Vụ Kế hoạch Tài chính) đã phối hợp chặt chẽ với Tổ chức Y tế Thế giới để giải quyết các thủ tục cần thiết trong việc tiếp nhận số thuốc nêu trên.
Hiện nay, sau khi Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cảnh báo khẩn cấp thu hồi sản phẩm Pate Minh Chay trên cả nước do sản phẩm này nhiễm vi khuẩn Clostridium Botulinum, vẫn có thêm các trường hợp sử dụng sản phẩm này do không nhận được thông tin và sản phẩm cũng chưa được các địa phương thu hồi hết. "Phần lớn sức cơ của bệnh nhân bị ngộ độc botulinum cần thời gian phục hồi rất lâu. Trong khoảng thời gian chờ phục hồi sức cơ, bệnh nhân còn đối diện với các nguy cơ viêm phổi do thở máy lâu ngày, các biến chứng nhiễm trùng đường hô hấp. Trong khi thuốc kháng độc chưa có, phương pháp điều trị hỗ trợ như thay huyết tương, thở máy, truyền dịch... đang là giải pháp tối ưu được thực hiện để điều trị cho bệnh nhân", Bác sĩ Phạm Công Doanh, Khoa Hồi sức tích cực chống độc, Bệnh viện Nhân dân 115 cho biết. |
| Cập nhật 7h ngày 8/9: Dịch Covid-19 ở Ấn Độ tồi tệ nhất thế giới. Gay cấn cuộc đua vaccine, WHO 'vội' làm việc với Trung Quốc TGVN. Theo trang thống kê Worldometers, tính đến 6h ngày 8/9, toàn cầu ghi nhận 27.475.333 người nhiễm Covid-19, trong đó có 896.308 trường hợp ... |
| Cập nhật 7h ngày 15/8: Hơn 762.000 người chết vì Covid-19. WHO nói về tin đồn SARS-CoV-2 lây lan qua thực phẩm và bao bì TGVN. 213 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận 21.321.277 ca nhiễm và 762.179 ca tử vong do dịch Covid-19, tăng lần lượt 270.909 ... |
| Liên hợp quốc: 43% trường học trên thế giới thiếu các điều kiện rửa tay cơ bản trong đại dịch Covid-19 TGVN. Ngày 13/8, Liên hợp quốc cho biết, khoảng 43% trường học trên toàn thế giới bước vào đại dịch Covid-19 thiếu các điều kiện ... |