TIN LIÊN QUAN | |
Nhật Bản: G20 sẽ đảm nhận vai trò hàng đầu trong việc cải cách WTO | |
Bước chuyển mình của kinh tế Việt Nam sau hơn một thập kỷ gia nhập WTO |
Nước Mỹ dưới thời của ông Trump đã khởi động cuộc chơi xung khắc thương mại với nhiều đối tác. Nguồn: Global Times |
Hệ thống pháp lý của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đứng trước nguy cơ bị tê liệt kể từ ngày 11/12, khi hai trong số ba vị thẩm phán còn lại của Tòa phúc thẩm WTO đến ngày mãn nhiệm. Cơ quan cao nhất về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế từ chỗ có bảy thẩm phán vào năm 2017 nay chỉ còn một thẩm phán, trong khi đó các khiếu kiện thương mại giữa các quốc gia phải được nghe bởi ít nhất ba vị thẩm phán để có phán quyết cuối cùng. Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO và Tòa phúc thẩm WTO là những thành quả về mặt thể chế nổi trội nhất của tổ chức tự do thương mại đa phương quan trọng bậc nhất này, là nơi đưa ra quyết định trọng tài đối với nhiều khiếu kiện được giải quyết trong thẩm quyền của tổ chức WTO.
Từ hai năm nay, Mỹ phủ quyết một cách có hệ thống việc bổ nhiệm lại các thẩm phán của Tòa phúc thẩm. Lý lẽ mà người Mỹ đưa ra là cơ quan này thường xuyên vượt quá quyền hạn của mình, đưa ra phán quyết không nhất quán và mất quá nhiều thời gian để giải quyết các vụ việc tranh chấp thương mại.
Lý do là vậy, nhưng thực chất đâu chỉ có vậy. Bấy lâu nay, người ta chỉ thấy một thực tế là nước Mỹ, dưới thời của ông Trump, đã khởi động trên diện rộng cuộc chơi xung khắc thương mại với nhiều đối tác kinh tế và mậu dịch, bất kể lớn hay nhỏ, là đồng minh chiến lược hay đối tác truyền thống. Lớn nhất và quyết liệt nhất là xung khắc với Trung Quốc. Mới đây nhất là Brazil và Argentina bị ông Trump áp thuế với nhôm và thép. Đồng minh chính trị - quân sự của Mỹ trong NATO là Pháp cũng bị áp thuế bảo hộ với các thương phẩm quốc gia như rượu vang hay pho mát để đáp trả lại việc nước này đánh thuế nhằm vào các tập đoàn công nghệ số của Mỹ. Đúng như cái tên mà thiên hạ vẫn gán cho ông Trump, thuế quan bảo hộ mậu dịch trở thành vũ khí lợi hại và đặc dụng của vị Tổng thống này để cài đặt lại các mối quan hệ của Mỹ với các nước, làm sao có lợi nhất cho Mỹ, để “trước hết là nước Mỹ”. Hiển nhiên khi đó, WTO - thành quả và hiện thân của chủ nghĩa tự do hóa thương mại đa phương - trở thành vật cản đường khó chịu nhất của Mỹ.
Một khi WTO bị vô hiệu hóa và không còn công cụ thể chế, có quyền tài phán để ngăn chặn các hành vi bảo hộ mậu dịch đơn phương thì các đối tác của Mỹ không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc, hoặc phải đồng ý đàm phán song phương với Mỹ, hoặc đơn phương áp thuế đáp trả nhắm vào hàng hóa của Mỹ.
WTO được lập ra, để ngăn chặn kiểu “luật rừng” như vậy. Thế mới nói, tổ chức WTO vào thời buổi của ông Trump, rõ ràng lại đứng trước câu hỏi “định mệnh” về lý do tồn tại của mình!
WTO cho Trung Quốc trừng phạt Mỹ: Quyền có mà khó dụng TGVN. Diễn biến mới trong quan hệ Mỹ - Trung Quốc. WTO cho Trung Quốc quyền được áp dụng trừng phạt Mỹ ở mức 3,579 ... |
WTO lần đầu tiên cho phép Trung Quốc áp thuế, Mỹ thất vọng TGVN. Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ngày 1/11 cho phép Trung Quốc áp thuế đối với 3,58 tỷ USD hàng Mỹ mỗi năm ... |
Sau hơn 2 thập kỷ, Hàn Quốc quyết định từ bỏ vị thế 'quốc gia đang phát triển' tại WTO TGVN. Chính phủ Hàn Quốc đã quyết định không duy trì vị thế quốc gia đang phát triển tại Tổ chức Thương mại Thế giới ... |