Xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, hiệu lực, hiệu quả

NGUYỄN TRUNG HIẾU
Học viện An ninh nhân dân
Trong hành trang hướng tới kỷ nguyên mới - kỷ nguyên văn minh, hiện đại, việc tinh gọn bộ máy, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, hiệu lực, hiệu quả là một cuộc cách mạng lớn, trong đó bảo đảm quyền lợi cho cán bộ công chức, thu hút, trọng dụng nhân tài là một trong những vấn đề mang tính then chốt.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Các Nghị định: 177/2024/NĐ-CP, 178/2024/NĐ-CP, Nghị định 179/2024/NĐ-CP về chế độ chính sách với cán bộ thôi việc; chế độ với cán bộ, công chức, viên chức ảnh hưởng do tinh gọn bộ máy và chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài được kỳ vọng sẽ tạo bước đột phá nhằm bảo đảm quyền lợi của cán bộ, công chức, góp phần xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW. (Nguồn: TTXVN)
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW. (Nguồn: TTXVN)

Tạo sự đồng bộ giữa chính sách và thực tiễn

Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai việc thực hiện tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, Trung ương Đảng tiếp tục nhấn mạnh mục tiêu tổng quát về tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị, tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng, sử dụng hiệu quả đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, giảm chi thường xuyên, góp phần cải cách chính sách tiền lương.

Thể chế hóa chủ trương của Đảng, Chính phủ ban hành lần lượt các Nghị định: Nghị định số 177/2024/NĐ-CP (Nghị định 177) ngày 31/12/2024 quy định chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng; Nghị định số 178/2024/NĐ-CP (Nghị định 178) ngày 31/12/2024 về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; Nghị định số 179/2024/NĐ-CP (Nghị định 179) ngày 31/12/2024 quy định chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.

Việc các Nghị định có hiệu lực ngay từ 1/1/2025 cho thấy sự đồng bộ giữa chính sách và thực tiễn và sự chuẩn bị ký lưỡng của Chính phủ, bảo đảm rằng các nhóm chính sách lớn được đưa ra không chỉ mang tính hình thức, mà có thể đi ngay vào cuộc sống một cách hiệu quả.

Mục tiêu của Nghị định 177 là nhằm kịp thời thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng về thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ sau Đại hội Đảng bộ các cấp và cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý được cấp có thẩm quyền cho nghỉ công tác, nghỉ hưu theo Thông báo Kết luận số 20-TB/KL ngày 8/9/2022 của Bộ Chính trị. Bên cạnh đó, xây dựng chính sách phù hợp để động viên, ghi nhận quá trình công tác, cống hiến của cán bộ không đủ tuổi tái cử có nguyện vọng nghỉ công tác; giải quyết những vướng mắc, bất cập trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý cán bộ.

Cán bộ công chức, viên chức giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa. (Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN)
Cán bộ công chức, viên chức giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa. (Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN)

Theo Nghị định 177, có ba nhóm đối tượng hưởng chế độ, chính sách bao gồm:

(i) Các trường hợp cán bộ không đủ tuổi tái cử (còn dưới 30 tháng tính từ thời điểm đại hội đến thời điểm nghỉ hưu).

(ii) Các trường hợp có thời gian công tác tính từ ngày bắt đầu tổ chức Đại hội còn từ 30 tháng đến 60 tháng thì đủ tuổi nghỉ hưu nhưng vì sắp xếp nhân sự cấp ủy, bản thân có nguyện vọng nghỉ hưu và được cấp có thẩm quyền đồng ý.

(iii) Cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý được cấp có thẩm quyền cho nghỉ công tác, nghỉ hưu theo Thông báo Kết luận số 20-TB/KL ngày 8/9/2022 của Bộ Chính trị.

Những nội dung trên tạo cơ sở pháp lý để giải quyết đối với các trường hợp diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý có vi phạm, được cấp có thẩm quyền cho thôi việc, nghỉ hưu sớm; bổ sung quy định cho phép áp dụng chế độ đối với trường hợp không bị xử lý kỷ luật nhưng có nguyện vọng thôi việc, nghỉ hưu sớm.

Bên cạnh đó, Nghị định 177 bỏ chính sách tiếp tục công tác cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu; nhằm giải quyết yêu cầu thực tiễn đối với những trường hợp không đủ tuổi tái cử nhưng vẫn lựa chọn ở lại công tác, khó sắp xếp, bố trí vị trí công tác; từ đó khuyến khích hưởng chế độ để thôi việc, nghỉ hưu ngay.

Trong bối cảnh cải cách hành chính và sắp xếp bộ máy Nhà nước, việc thực hiện các chính sách đối với người lao động, đặc biệt là cán bộ, công chức, viên chức nghỉ hưu trước hạn tuổi, trở thành một vấn đề hết sức quan trọng và được nhiều người quan tâm.

Theo đó, Nghị định số 178 thể hiện sự quyết tâm, quyết liệt của Chính phủ trong việc thực hiện mục tiêu sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy hệ thống chính trị. Với 3 chương và 27 điều, Nghị định 178 nêu ra một số nhóm chính sách như: Chính sách đối với người nghỉ hưu trước tuổi, được hưởng trợ cấp hưu trí một lần cho thời gian nghỉ sớm; được hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi, được hưởng lương hưu và không bị trừ tỉ lệ lương hưu, được hưởng trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi, khen thưởng với trường hợp nghỉ hưu trước tuổi (Điều 7); chính sách nghỉ thôi việc đối với cán bộ, công chức (Điều 9); chính sách nghỉ thôi việc đối với viên chức và người lao động (Điều 10)...

Ngoài ra, Nghị định 178 cũng nêu rõ chính sách đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ, công chức sau khi sắp xếp; chính sách, chế độ đối với đối tượng thuộc lực lượng vũ trang trong quá trình thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy như đối với cán bộ, công chức, viên chức và lao động hợp đồng trong cơ quan nhà nước.

Như vậy, có thể thấy, đối với một cán bộ nghỉ hưu trước tuổi, vẫn sẽ được hưởng nguyên lương theo ngạch, không bị trừ tỷ lệ lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi và vẫn được hưởng các loại phụ cấp như: chức vụ lãnh đạo, công vụ, công tác đảng, đoàn thể...

Các quy định này góp phần thiết thực bảo đảm quyền lợi cho cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc do sắp xếp tổ chức bộ máy. Đồng thời, nhằm giữ và trọng dụng cán bộ có phẩm chất, năng lực nổi trội; tăng cường cán bộ, công chức, viên chức ở Trung ương và cấp tỉnh đi công tác cơ sở để tăng nguồn nhân lực, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Chính sách thu hút nhân tài không chỉ dừng lại ở chế độ đãi ngộ mà còn hướng tới xây dựng một môi trường làm việc sáng tạo, năng động, giúp nhân tài phát huy tối đa năng lực phục vụ nhân dân.  (Nguồn: VGP)
Chính sách thu hút nhân tài không chỉ dừng lại ở chế độ đãi ngộ mà còn hướng tới xây dựng một môi trường làm việc sáng tạo, năng động, giúp nhân tài phát huy tối đa năng lực phục vụ nhân dân. (Nguồn: VGP)

Thu hút nhân tài vào khu vực công

Nghị định số 179 thể hiện rõ quan điểm của Đảng, Nhà nước về thu hút, trọng dụng người tài vào các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.

Theo Nghị định này, các bộ, ngành, cơ quan trung ương và địa phương phải ưu tiên bố trí biên chế để tuyển dụng đối tượng là sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, nhà khoa học trẻ tài năng. Người đứng đầu cơ quan quản lý công chức, viên chức chịu trách nhiệm xác định cụ thể vị trí việc làm cần sử dụng người có tài năng tại cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý.

Nghị định tập trung vào ba nhóm đối tượng cụ thể: (i) nhóm cán bộ, công chức, viên chức có tài năng - đây là nhóm nhân sự hiện có trong khu vực công, với kỳ vọng được xác định dựa trên năng lực vượt trội và khả năng đóng góp hiệu quả vào hoạt động quản lý nhà nước; (ii) nhóm sinh viên tốt nghiệp xuất sắc và nhà khoa học trẻ tài năng - đối tượng này dễ dàng nhận diện qua thành tích học tập nổi bật hoặc các công trình khoa học được công bố; (iii) nhóm chuyên gia, nhà quản lý, nhà quản trị doanh nghiệp, nhà khoa học đầu ngành - nhóm này bao gồm cả người Việt Nam và người nước ngoài, dựa trên kinh nghiệm và thành tựu trong lĩnh vực chuyên môn.

Để thu hút, trọng dụng các nhóm đối tượng trên, Nghị định 179 đưa ra 6 chính sách nổi bật: ưu tiên tuyển dụng người có tài năng sẽ được tạo điều kiện tham gia các quy trình tuyển dụng đặc biệt, rút gọn và ưu tiên hơn so với quy trình thông thường; quy định mức trợ cấp tài chính đặc biệt khi họ gia nhập khu vực công; sau khi tuyển dụng, người có tài năng sẽ được tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu nhằm phát huy tối đa năng lực; có chính sách ưu tiên trong bố trí, sử dụng sau tuyển dụng; sau khi tuyển dụng, người có tài năng sẽ được ưu tiên phân công vào các vị trí công tác phù hợp với chuyên môn, kinh nghiệm, và thế mạnh cá nhân, giúp họ phát huy tối đa năng lực.

Với những người có tài năng và khả năng quản lý, Nghị định mở ra cơ hội được xem xét, bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo hoặc quản lý khi đủ điều kiện. Chính sách hỗ trợ đối với chuyên gia, nhà quản lý, nhà quản trị doanh nghiệp, nhà khoa học đầu ngành là người Việt Nam ở nước ngoài hoặc là người nước ngoài - đơn giản hóa thủ tục cấp thị thực, giấy phép lao động và giấy phép cư trú dài hạn, tạo điều kiện thuận lợi để định cư lâu dài, những đóng góp xuất sắc của cá nhân được vinh danh và công nhận tại các sự kiện quốc gia.

Nghị định 179 cũng nêu rõ, sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, nhà khoa học trẻ tài năng khi tuyển dụng vào làm công chức, viên chức thì được hưởng 100% mức lương trong thời gian tập sự. Đồng thời được hưởng phụ cấp tăng thêm bằng 150% mức lương theo hệ số lương hiện hưởng trong thời hạn 5 năm kể từ ngày có quyết định tuyển dụng.

Theo Nghị định 179/2024/NĐ-CP, sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, nhà khoa học trẻ tài năng khi tuyển dụng vào làm công chức, viên chức được hưởng 100% mức lương trong thời gian tập sự. Đồng thời được hưởng phụ cấp tăng thêm bằng 150% mức lương theo hệ số lương hiện hưởng trong thời hạn 5 năm kể từ ngày có quyết định tuyển dụng.

Đối với chuyên gia, nhà quản lý, nhà quản trị doanh nghiệp, nhà khoa học đầu ngành là người Việt Nam, trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật về lao động, nếu có nguyện vọng công tác lâu dài tại cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị, được cấp có thẩm quyền xem xét tiếp nhận vào công chức, viên chức và được hưởng phụ cấp tăng thêm bằng 300% mức lương hiện hưởng (bao gồm: mức tiền lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh, chức danh nghề nghiệp và các khoản phụ cấp lương theo quy định của pháp luật).

Căn cứ nhu cầu, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị và năng lực của chuyên gia, nhà quản lý, nhà quản trị doanh nghiệp, nhà khoa học đầu ngành là người Việt Nam, cấp có thẩm quyền có thể xem xét, bổ nhiệm chuyên gia, nhà quản lý, nhà quản trị doanh nghiệp, nhà khoa học đầu ngành là người Việt Nam giữ chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý hoặc bố trí vào vị trí việc làm có yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp và tương đương; bổ nhiệm vào ngạch, chức danh nghề nghiệp tương ứng vị trí việc làm được bố trí.

Để các chính sách được nêu trong 3 Nghị định thực sự phát huy hiệu quả, cần có cơ chế giám sát và đánh giá minh bạch, phát hiện sớm những vấn đề bất cập, từ đó có biện pháp điều chỉnh kịp thời. Các chính sách hỗ trợ, như chuyển đổi vị trí công tác, đào tạo lại hay chế độ nghỉ hưu, cần được thực hiện một cách đồng đều, công bằng, tạo niềm tin và động lực trong quá trình chuyển đổi.

Bên cạnh đó, cần xây dựng các kế hoạch hành động chi tiết, giúp cụ thể hóa từng nhóm chính sách và bảo đảm tính khả thi khi đưa vào thực tế. Đồng thời, công tác truyền thông cần được đẩy mạnh để mọi đối tượng liên quan, từ cán bộ, công chức, viên chức đến lực lượng vũ trang đều hiểu rõ mục tiêu, nội dung và ý nghĩa của Nghị định.

Hơn hết, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, ngành, từ Trung ương đến địa phương sẽ là điều kiện tiên quyết để bảo đảm tính thống nhất và hiệu quả trong việc triển khai Nghị định, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, đáp ứng kỳ vọng phát triển bền vững của đất nước.

Tinh gọn tổ chức bộ máy: Còn 17 bộ, ngành và 5 cơ quan trực thuộc Trung ương

Tinh gọn tổ chức bộ máy: Còn 17 bộ, ngành và 5 cơ quan trực thuộc Trung ương

Việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy Chính phủ bám sát định hướng sắp xếp theo yêu cầu của Nghị quyết 18, yêu ...

Tinh gọn bộ máy – cuộc cách mạng 'vừa chạy, vừa xếp hàng'

Tinh gọn bộ máy – cuộc cách mạng 'vừa chạy, vừa xếp hàng'

Tinh gọn bộ máy theo cách “vừa chạy, vừa xếp hàng” là một bước đi hợp lý để cải cách hành chính theo hướng linh ...

Kỳ họp bất thường lần thứ 9 Quốc hội khóa XV đã hoàn thành 17 nội dung phục vụ yêu cầu sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Kỳ họp bất thường lần thứ 9 Quốc hội khóa XV đã hoàn thành 17 nội dung phục vụ yêu cầu sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Kỳ họp bất thường lần thứ 9 Quốc hội khóa XV đã xem xét, quyết định và hoàn thành 17 nội dung thuộc các lĩnh ...

18 'ông lớn' là Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước chính thức được chuyển giao về Bộ Tài chính

18 'ông lớn' là Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước chính thức được chuyển giao về Bộ Tài chính

Phát biểu tại lễ ký kết, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc cho rằng, sự kiện chuyển giao này chưa có tiền lệ. ...

Trí thức Việt tại Thuỵ Sỹ kỳ vọng vào cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy ở trong nước

Trí thức Việt tại Thuỵ Sỹ kỳ vọng vào cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy ở trong nước

Các trí thức đều cho rằng đây là cơ hội để chọn ra những cán bộ có năng lực, nhiệt tình, đạo đức cách mạng ...

Đọc thêm

Cựu Thủ tướng Australia phản pháo Tổng thống Trump, 'dội gáo nước lạnh' vào AUKUS

Cựu Thủ tướng Australia phản pháo Tổng thống Trump, 'dội gáo nước lạnh' vào AUKUS

Cựu Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull ngày 30/4 đã gọi Tổng thống Mỹ Donald Trump là "kẻ bắt nạt".
Ấn Độ 'nắn gân' Pakistan qua đường dây nóng

Ấn Độ 'nắn gân' Pakistan qua đường dây nóng

Ngày 30/4, quan chức quân sự của Ấn Độ và Pakistan đã thảo luận qua đường dây nóng.
Tình hình Ukraine: Belarus lo nguy cơ chế độ phát xít, Mỹ nghi Nga-Trung bắt tay về quân sự

Tình hình Ukraine: Belarus lo nguy cơ chế độ phát xít, Mỹ nghi Nga-Trung bắt tay về quân sự

Belarus nghi ngờ động cơ đằng sau kế hoạch của phương Tây đưa lực lượng gìn giữ hòa bình vào Ukraine.
12 loại thực phẩm giúp gan thận khoẻ hơn

12 loại thực phẩm giúp gan thận khoẻ hơn

Những thói quen đơn giản với những thực phẩm như một ly nước ép táo buổi sáng, một đĩa salad rau với dầu oliu… sẽ là món quà quý giá ...
Pháo hoa rực rỡ chào mừng 50 năm thống nhất đất nước

Pháo hoa rực rỡ chào mừng 50 năm thống nhất đất nước

Lần đầu tiên TP. Hồ Chí Minh bắn pháo hoa với số điểm nhiều nhất từ trước đến nay - 30 điểm chào mừng 50 năm thống nhất đất nước.
Giá vàng hôm nay 1/5/2025: Giá vàng thế giới 'xuống dốc', chuyên gia cho lời khuyên, quý kim vẫn là tài sản nổi bật nhất

Giá vàng hôm nay 1/5/2025: Giá vàng thế giới 'xuống dốc', chuyên gia cho lời khuyên, quý kim vẫn là tài sản nổi bật nhất

Giá vàng hôm nay 1/5/2025 ghi nhận thị trường thế giới giảm do đồng USD mạnh lên và căng thẳng thương mại hạ nhiệt.
GAVI, UNICEF, WHO tái khẳng định cam kết hỗ trợ Bangladesh về tiêm chủng cho trẻ em

GAVI, UNICEF, WHO tái khẳng định cam kết hỗ trợ Bangladesh về tiêm chủng cho trẻ em

Liên hợp quốc tái khẳng định cam kết hỗ trợ chính phủ Bangladesh trong việc bảo vệ mọi trẻ em khỏi các bệnh có thể phòng ngừa bằng vaccine.
Tháng Nhân đạo năm 2025: Lan tỏa các hoạt động nhân ái

Tháng Nhân đạo năm 2025: Lan tỏa các hoạt động nhân ái

Tháng Nhân đạo năm 2025 nhằm khơi dậy tinh thần đoàn kết, sẻ chia và phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Việt Nam lần đầu công bố Báo cáo quốc gia về đăng ký và thống kê hộ tịch

Việt Nam lần đầu công bố Báo cáo quốc gia về đăng ký và thống kê hộ tịch

Ngày 25/4, Việt Nam đã có một bước tiến quan trọng trong hành trình xây dựng hệ thống dữ liệu toàn diện, minh bạch và lấy con người làm trung tâm.
Sứ mệnh Mang triệu ước mơ trên Chuyến xe Hướng nghiệp

Sứ mệnh Mang triệu ước mơ trên Chuyến xe Hướng nghiệp

Đại sứ quán Đức tại Việt Nam khởi xướng dự án Chuyến xe Hướng nghiệp nhằm mở rộng cơ hội tiếp cận thị trường lao động quốc tế cho người trẻ tại Việt Nam.
Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025: Dấu ấn kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025: Dấu ấn kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 diễn ra từ ngày 6-8/5 tại TP. Hồ Chí Minh với sự tham dự của các đoàn đại biểu đến từ 80 quốc gia và 5 vùng lãnh ...
Liên hợp quốc cam kết hợp tác chặt chẽ với Việt Nam tổ chức thành công Lễ ký Công ước về chống tội phạm mạng

Liên hợp quốc cam kết hợp tác chặt chẽ với Việt Nam tổ chức thành công Lễ ký Công ước về chống tội phạm mạng

Đại sứ Vũ Lê Thái Hoàng đã trao đổi với bà Ghada Fathi Waly, Giám đốc điều hành UNODC về tình hình chuẩn bị cho Lễ ký Công ước Hà Nội.
Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025: Khẳng định chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng của Việt Nam

Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025: Khẳng định chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng của Việt Nam

Theo Thượng tọa Thích Đức Thiện, Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 là dịp để cộng đồng quốc tế hiểu về thực tiễn đời sống tự do tôn giáo ở Việt Nam.
Thúc đẩy tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam

Thúc đẩy tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam

Là quốc gia đa dạng tôn giáo, Việt Nam đã sớm hình thành chủ trương, chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
Thúc đẩy hợp tác, tái ứng cử của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền đáp ứng yêu cầu cấp bách về quyền con người trên thế giới

Thúc đẩy hợp tác, tái ứng cử của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền đáp ứng yêu cầu cấp bách về quyền con người trên thế giới

Việt Nam có nền tảng vững chắc và triển vọng khả quan cho việc tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2026-2028.
Đại sứ Mai Phan Dũng: Cam kết mạnh mẽ và thông điệp ý nghĩa Việt Nam gửi gắm tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Đại sứ Mai Phan Dũng: Cam kết mạnh mẽ và thông điệp ý nghĩa Việt Nam gửi gắm tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Tham gia chủ động, xây dựng và trách nhiệm cao, Việt Nam gửi gắm đi nhiều thông điệp ý nghĩa tại khóa họp 58 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.
Hoàn thiện pháp luật bảo đảm bình đẳng trong tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Hoàn thiện pháp luật bảo đảm bình đẳng trong tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cho tất cả mọi người được thể hiện rõ trong hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam...
Nỗ lực thúc đẩy tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Nỗ lực thúc đẩy tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Việt Nam luôn nỗ lực và đạt được những thành tựu quan trọng trong bảo đảm quyền con người, trong đó có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân.
Hơn một nửa người tị nạn tại Nam Sudan là phụ nữ

Hơn một nửa người tị nạn tại Nam Sudan là phụ nữ

77% trong số hơn 550 người tị nạn tại Nam Sudan là phụ nữ và trẻ em.
Sau 6 thập niên, lần đầu tiên có phi hành đoàn toàn nữ

Sau 6 thập niên, lần đầu tiên có phi hành đoàn toàn nữ

Sáu thành viên tham gia chuyến bay trên tàu vũ trụ New Shepard (NS-31) của Blue Origin, đưa NS-31 trở thành phi hành đoàn vũ trụ toàn nữ đầu tiên từ năm 1963.
Trung Quốc 'tiếp sức' cho phụ nữ bị bỏ lại ở nông thôn

Trung Quốc 'tiếp sức' cho phụ nữ bị bỏ lại ở nông thôn

Chính phủ Trung Quốc khởi động chương trình liên ngành nhằm đào tạo nghề, hỗ trợ việc làm... cho những phụ nữ thuộc nhóm bị bỏ lại ở nông thôn.
Thanh thiếu niên Afghanistan theo đuổi ước mơ bóng đá vì tương lai của đất nước

Thanh thiếu niên Afghanistan theo đuổi ước mơ bóng đá vì tương lai của đất nước

Đối với nhiều thanh thiếu niên Afghanistan, bóng đá không chỉ là một trò chơi mà còn là giấc mơ thay đổi vận mệnh...
Uganda: Bước đi táo bạo giải phóng gánh nặng của bệnh sốt rét

Uganda: Bước đi táo bạo giải phóng gánh nặng của bệnh sốt rét

Uganda phát động chiến dịch tiêm vaccine phòng sốt rét, với mục tiêu tiêm chủng cho 1,1 triệu trẻ em dưới hai tuổi.
ACS - Nơi trẻ em được 'nhìn thấy, lắng nghe và tham gia'

ACS - Nơi trẻ em được 'nhìn thấy, lắng nghe và tham gia'

Hội nghị thượng đỉnh Trẻ em châu Phi (ACS) lần thứ hai chuẩn bị diễn ra tại thành phố Johannesburg, Nam Phi.
Phiên bản di động