Hội thảo “Xây dựng quan hệ đối tác hàng hải Việt Nam-Indonesia” từ đầu cầu Hà Nội do Thứ trưởng Ngoại giao Vũ Quang Minh (giữa), Đại sứ Indonesia tại Việt Nam Denny Abdi (ngoài cùng, bên phải) và Quyền Giám đốc Học viện Phạm Lan Dung chủ trì. (Ảnh: Nguyễn Hồng) |
Hội thảo do Đại sứ quán Indonesia tại Việt Nam, Trung tâm Chính sách Đại dương bền vững Indonesia và Học viện Ngoại giao phối hợp tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Thứ trưởng Ngoại giao Vũ Quang Minh và Thứ trưởng Ngoại giao Indonesia Mahendra Siregar dự và phát biểu khai mạc. Tham dự còn có Đại sứ Việt Nam tại Indonesia Phạm Vinh Quang và Đại sứ Indonesia tại Việt Nam Denny Abdi, cùng các diễn giả, chuyên gia từ Việt Nam và Indonesia.
Hợp tác kinh tế biển vì sự phát triển bền vững
Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Ngoại giao Indonesia Mahendra Siregar cho rằng, kinh tế biển đóng vai trò hết sức quan trọng khi chiếm đến 45% GDP của khu vực ASEAN và vẫn tiếp tục phát triển, bất chấp đại dịch.
Thứ trưởng Ngoại giao Indonesia Mahendra Siregar chia sẻ quan điểm giúp tăng cường hợp trên biển giữa 2 quốc gia. (Ảnh: Nguyễn Hồng) |
Việt Nam và Indonesia đều có vai trò quan trọng tại khu vực ASEAN khi GDP của 2 nước chiếm hơn 60% trong toàn khu vực. Hai nước đều mong muốn xây dựng một khu vực hòa bình, ổn định, an ninh và thịnh vượng.
Nhằm duy trì điều đó, Thứ trưởng Mahendra Siregarhai cho rằng, hai bên cần thúc đẩy hợp tác hơn nữa trong tăng cường năng lực, tối ưu hóa các thỏa thuận, hiệp định thương mại, cũng như hợp tác và thực thi pháp luật trên biển.
Theo ông Mahendra Siregar, để tăng cường hợp tác biển, trước hết, hai bên cần mở rộng hợp tác kinh tế biển vì sự phát triển bền vững. Hiện nay, thương mại hai chiều Việt Nam-Indonesia vẫn tăng trưởng cao bất chấp ảnh hưởng của đại dịch, dự kiến, thương mại 2 chiều đạt 10 tỷ USD vào cuối năm nay.
Đặc biệt, về nguồn lợi biển, cả 2 nước còn nhiều tiềm năng cần được khai thác, trữ lượng nguồn lợi thủy sản của hai bên là rất lớn và vô cùng phong phú. Vì vậy, việc duy trì hợp tác lĩnh vực thủy sản đóng vai trò quan trọng trong bảo đảm sự phát triển bền vững của cả 2 nước.
Thứ trưởng đề nghị, hai bên cần sớm xây dựng thỏa thuận chiến lược về hợp tác giữa 2 nước trong các vấn đề trên biển và nguồn lợi biển giai đoạn 2019-2025.
Tin liên quan |
Việt Nam-Indonesia trao đổi nhiều lĩnh vực hợp tác trong bối cảnh đại dịch Covid-19 |
Thứ hai, theo Thứ trưởng Ngoại giao Indonesia, hai nước cần phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau trong việc tập trung xây dựng, giải quyết một cách bền vững các vấn đề như ô nhiễm biển, bảo tồn đa dạng sinh học biển, thực thi pháp luật, cũng như tăng cường nhận thức về các vấn đề trên biển.
Để làm được điều đó, hai nước cần tăng cường năng lực hợp tác để đẩy mạnh an ninh, an toàn hàng hải. Qua đó, giúp hiện thực hóa và tăng cường cam kết, đẩy mạnh hợp tác biển giữa hai nước.
“Tôi kỳ vọng, quan hệ đối tác chiến lược biển Việt Nam-Indonesia sẽ ngày càng được thúc đẩy, nâng lên tầm cao mới, đóng góp vào nỗ lực khôi phục kinh tế sau đại dịch, cũng như góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.
Đồng thời, thể hiện cam kết của Việt Nam và Indonesia trong quá trình thực hiện Tài liệu quan điểm của ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương cũng như triển khai ưu tiên của ASEAN với các vấn đề trên biển”, Thứ trưởng Ngoại giao Indonesia nhấn mạnh.
Thứ trưởng Ngoại giao Vũ Quang Minh cho rằng, Việt Nam và Indonesia có thể học hỏi từ nhau rất nhiều trong các lĩnh vực hợp tác hàng hải. (Ảnh: Nguyễn Hồng) |
Đảm bảo an toàn, an ninh và tự do hàng hải
Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Vũ Quang Minh cho rằng, nhìn lại thập kỷ qua, dù thế giới và khu vực có nhiều biến động, tuy nhiên, quan hệ Việt Nam và Indonesia không ngừng được củng cố và phát triển mạnh mẽ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng thống Soekarno chính là người đặt nền móng đầu tiên cho quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Indonesia với tư cách là những quốc gia độc lập.
Việt Nam và Indonesia có nhiều điểm tương đồng, cùng là quốc gia ven biển và còn nhiều tiềm năng chưa được khai phá. Chính vì vậy, Thứ trưởng Vũ Quang Minh tin tưởng, tọa đàm sẽ giúp hai bên tăng cường hiểu biết lẫn nhau, đưa ra các giải pháp cụ thể, giúp nâng tầm quan hệ.
Theo Thứ trưởng, Việt Nam và Indonesia có thể học hỏi từ nhau rất nhiều trong các lĩnh vực hợp tác hàng hải. Indonesia là một thị trường tiềm năng mà các nhà đầu tư Việt Nam có thể khai phá. Đặc biệt khi mới đây, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã chia sẻ về việc sẽ xây dựng khu công nghiệp xanh lớn nhất thế giới với diện tích hơn 30.000 ha.
Năm 2013, Việt Nam-Indonesia nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược, hợp tác song phương được mở rộng, đóng vai trò quan trọng vào phát triển kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia cũng như duy trì hoàn bình, ổn định, thịnh vượng của khu vực và 2 nền kinh tế sôi động trong khu vực.
Thứ trưởng cho rằng, đại dịch đã và đang được kiểm soát. Thời gian tới, hai bên cần nỗ lực hơn nữa nhằm thúc đẩy thương mại, đầu tư, đặc biệt là trong các lĩnh vực có nhiều tiềm năng lớn như nông nghiệp, ngư nghiệp, sản xuất thực phẩm và thương mại đồ da dụng… Bên cạnh đó, cần mở rộng quan hệ hợp tác trong các lĩnh vực số, nhân lực… nhất là trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.
"Việt Nam-Indonesia có vị trí chiến lược trong việc thúc đẩy sự thịnh vượng của khu vực ASEAN và khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, qua đó, tăng cường vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc vùng biển và thực hiện tầm nhìn chiến lược chung của ASEAN cũng như triển vọng của Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Vì vậy, hai bên cần tiếp tục tăng cường hợp tác, giải quyết các vấn đề còn tồn đọng, giúp bảo vệ lợi ích cho người dân mỗi nước, đóng góp vào an ninh hàng hải khu vực", Thứ trưởng nói.
Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. (Ảnh: Nguyễn Hồng) |
Bên cạnh đó, cơ quan chức năng hàng hải của hai nước cần tăng cường trao đổi thông qua các cơ chế hiện hữu để giải quyết hiệu quả các vấn đề phát sinh trên biển, đồng thời áp dụng các biện pháp khoa học, kỹ thuật vào hoạt động hàng hải, qua đó, giúp tăng cường sự tin tưởng, hiểu biết lẫn nhau.
Ngoài ra, theo Thứ trưởng Vũ Quang Minh, hai bên cần tăng cường hợp tác, đảm bảo an toàn, ổn định của hệ thống mạng lưới logistic trên biển, thúc đẩy kết nối hạ tầng, hợp tác cảng biển,... giúp đảm bảo an toàn cho người dân.
Tin liên quan |
“Chủ động tăng cường và mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác quốc tế về biển” |
Thứ trưởng cho rằng, việc phục hồi chuỗi cung ứng sau đại dịch tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương phụ thuộc nhiều vào các hoạt động giao lưu trên biển, vì vậy, cần giảm tối đa sự gián đoạn, tạo sự thông suốt cho các hoạt động này; duy trì hòa bình, ổn định, an toàn an ninh và tự do hàng hải, đặc biệt là ở Biển Đông và tiến trình giải quyết tranh chấp trên dựa trên công ước luật Biển 1982 (UNCLOS 1982).
Thứ trưởng tin tưởng, với nỗ lực quyết tâm của 2 bên, quan hệ hợp tác truyền thống Việt Nam-Indonesia sẽ tiếp tục được hiện thực hóa, đóng góp vào lợi ích chung của người dân cũng như xây dựng cộng đồng ASEAN thịnh vượng, thích ứng và phát triển bền vững.
Hội thảo “Xây dựng quan hệ đối tác hàng hải Việt Nam-Indonesia” gồm 2 phiên: Hợp tác an ninh, an toàn hàng hải; tăng cường quan hệ đối tác chiến lược kinh tế biển: Kinh tế biển bền vững. Tại hội thảo, các đại biểu đã cởi mở, thằng thắn trao đổi về cách thức, giải pháp thúc đẩy hơn nữa quan hệ giữa hai nước.
| Mỹ và những mục tiêu chiến lược ở Biển Đông Trong bài viết trên trang Maritime-executive, nhà nghiên cứu các vấn đề hàng hải Ronald O'Rourke* nhận định, sự quyết đoán ngày càng tăng của ... |
| Tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược ASEAN-Australia Ngày 22/7, tại Khách sạn Hyatt, Đại sứ Nguyễn Tất Thành, Chủ tịch Ủy ban ASEAN tại Canberra (ACC), đã chủ trì cuộc họp Trưởng ... |