Xây dựng đường ống dẫn khí đốt từ mỏ Sakarya là một trong những động thái của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm đảm bảo an ninh năng lượng. (Nguồn: Anadolu) |
Ngày 13/6, Thổ Nhĩ Kỳ đã khởi công xây dựng đường ống ngầm dưới biển dẫn khí đốt tự nhiên từ mỏ Sakarya ở Biển Đen. Bộ phận đường ống đầu tiên đã được lắp đặt từ cảng Filyos, cách thành phố Istanbul khoảng 400 km.
Mỏ khí đốt Sakarya cách bờ biển 170 km, được phát hiện hồi tháng 8/2020. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Recep Erdogan đã gọi đây là mỏ khí đốt tự nhiên lớn nhất trong lịch sử nước này, với trữ lượng 320 tỷ m3.
Phát biểu với báo giới, ông Erdogan cho biết, đến quý I/2023, mỏ khí đốt Sakarya có thể sản xuất 10 triệu m3 khí, đồng thời kỳ vọng mỏ này sẽ hoạt động ở công suất tối đa vào năm 2026.
Nhà lãnh đạo nhấn mạnh: “Chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực cho tới khi hoàn toàn bảo đảm được an ninh năng lượng”.
Thổ Nhĩ Kỳ hiện chủ yếu vẫn phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu cho nhu cầu năng lượng và phải mất chi phí cao, đặc biệt là do tác động từ xung đột Nga-Ukraine. Năm 2021, 45% khí đốt tiêu thụ tại Thổ Nhĩ Kỳ nhập khẩu từ Nga, phần còn lại là từ Iran và Azerbaijan.
Lượng tiêu thụ khí đốt hằng năm của Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng từ 48 tỷ m3 trong năm 2020 lên 60 tỷ m3 năm 2021 và được dự báo sẽ tăng lên mức 63 tỷ m3 vào năm 2022.
| 'Cú đấm knock-out' từ năng lượng Nga, chưa thể hạ gục 'lục địa già' châu Âu? Cú sốc năng lượng đang khiến châu Âu phải vật lộn với hàng loạt vấn đề về kinh tế nghiêm trọng, nhưng vì lý do ... |
| Khí đốt là ‘điểm đau’, nỗ lực thoát năng lượng Nga, thập niên bùng nổ cuối cùng của ngành dầu khí đã tới Việc tìm kiếm các giải pháp thay thế nguồn cung khí đốt trong một khoảng thời gian ngắn là rất khó. Nếu không xử lý ... |