Xếp xung đột ở Ukraine và lệnh trừng phạt sang một bên, Mỹ-EU ‘bấm bụng’ mua nhiên liệu hạt nhân của Nga, đây là lý do

Hải An
Khi phương Tây quay lưng với năng lượng hạt nhân sau sự cố ở Fukushima năm 2011, Nga đã nhanh chóng nhảy vào cuộc chơi, mở rộng thị phần và cung cấp nguồn tài chính hào phóng cho các dự án mới ở nước ngoài.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Xếp xung đột ở Ukraine và lệnh trừng phạt sang một bên, Mỹ-EU ‘bấm bụng’ mua nhiên liệu hạt nhân của Nga, đây là lý do
Tập đoàn Rosatom của Nga là nguồn cung cấp nhiên liệu chủ yếu cho các nhà máy điện hạt nhân trên thế giới với khoảng một nửa nhu cầu toàn cầu về uranium đã làm giàu. (Nguồn: Getty)

Mỹ và các đồng minh châu Âu đã áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với xuất khẩu dầu, khí đốt tự nhiên và than đá của Nga sau khi Moscow phát động chiến dịch quân sự đặc biệt vào Ukraine (tháng 2/2022). Tuy nhiên, khi nói đến năng lượng nguyên tử, Tập đoàn nhà nước Rosatom vẫn tiếp tục là nguồn cung cấp nhiên liệu chủ yếu cho các nhà máy điện hạt nhân trên thế giới với khoảng một nửa nhu cầu toàn cầu về uranium đã làm giàu.

Tin liên quan
Phương Tây siết trừng phạt Nga, phi USD hóa, sự trưởng thành của BRICS, bản đồ địa chính trị toàn cầu đang được vẽ lại? (Kỳ cuối) Phương Tây siết trừng phạt Nga, phi USD hóa, sự trưởng thành của BRICS, bản đồ địa chính trị toàn cầu đang được vẽ lại? (Kỳ cuối)

Các quốc gia phương Tây đang chạy đua để khôi phục năng lực xử lý điện hạt nhân của mình, vốn phần lớn trong số đó đã suy yếu do “ác cảm” đối với năng lượng hạt nhân sau sự cố nhà máy Fukushima ở Nhật Bản năm 2011. Nhưng tiến độ có thể sẽ chậm.

Nhiên liệu hạt nhân được tạo ra như thế nào?

Các nhà máy hạt nhân được cung cấp nhiên liệu là uranium, một nguyên tố tương đối phổ biến có tính phóng xạ tự nhiên. Tuy nhiên, quặng uranium cần phải trải qua một quy trình công nghiệp trước khi có thể sử dụng trong lò phản ứng.

Nguyên tố này cần được khai thác, nghiền và chuyển thành dạng khí. Sau đó, các cơ sở làm giàu sẽ tách riêng các đồng vị, chiếm khoảng 0,7%, biến nó thành dạng bột để chế tạo thành các thanh, bó chúng thành cụm nhiên liệu cho lò phản ứng.

Bởi vì các vật liệu và quy trình được sử dụng để sản xuất nhiên liệu hạt nhân, cũng có thể được sử dụng cho vũ khí, nên chi tiết chính xác của chu trình sản xuất nhiên liệu hạt nhân là một trong những bí mật được bảo vệ chặt chẽ nhất, kể từ khi nó được các nhà khoa học chế tạo lần đầu tiên trong Dự án Manhattan hồi Thế chiến II.

Tại sao Nga chiếm ưu thế?

Không giống như các công ty phương Tây kinh doanh trong lĩnh vực hạt nhân, Rosatom của Nga tham gia vào mọi khâu của chuỗi cung ứng, từ khai thác quặng đến làm giàu và phân phối nhiên liệu. Công ty này vừa biểu hiện cho sức mạnh địa chính trị của Điện Kremlin vừa mang về nguồn thu lớn.

Tầm vóc đó của công ty đã mang lại lợi ích cho Nga. Khi các nhà đầu tư quốc tế quay lưng với năng lượng hạt nhân sau sự cố ở Fukushima năm 2011, một số công ty phương Tây tham gia vào chu trình cung cấp nhiên liệu, bao gồm Areva SA ở Pháp, Enrichment Co. và Westinghouse Electric Co., (Mỹ) bị phá sản.

Trong bối cảnh đó, Nga đã nhanh chóng nhập cuộc, xây dựng thị phần không chỉ từ các lò phản ứng hạt nhân hiện có trên thế giới mà còn cung cấp nguồn tài chính hào phóng cho các dự án mới ở nước ngoài.

Ngày nay, 330.000 công nhân của Rosatom chịu trách nhiệm sản xuất các bộ phận nhiên liệu cho nhiều lò phản ứng cũ ở Đông Âu và Nga, đồng thời đang xây dựng 33 tổ máy điện mới tại 10 quốc gia, bao gồm cả Trung Quốc và Ấn Độ, cũng như sẽ ký kết các hợp đồng nhiên liệu trong nhiều thập niên tới.

Liên bang Nga có công nghệ nguồn về điện hạt nhân, hiện vẫn tiếp tục phát triển điện hạt nhân trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu điện hạt nhân ra nước ngoài. Tại thị trường nội địa Nga, tỷ lệ điện hạt nhân chiếm khoảng 20% sản lượng điện.

Nước nào phụ thuộc nhiều nhất?

Liên Xô trước đây đã xây nhiều lò hạt nhân ở Đông Âu và hàng chục lò phản ứng năng lượng nước VVER hiện nay vẫn vận hành an toàn và rất kinh tế. Hầu hết các tổ máy cũ này đều sử dụng nhiên liệu của tập đoàn Rosatom và hoạt động lâu hơn thời gian ban đầu được cơ quan quản lý cấp phép. Điều đó có nghĩa là có rất ít động lực cho các công ty mới tham gia vào thị trường này để cạnh tranh với nguồn cung của Nga.

Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp ngoại lệ. Westinghouse, sau khi thoát khỏi tình trạng vỡ nợ vào năm 2018, đã ký hợp đồng cung cấp nhiên liệu cho một số lò phản ứng VVER của Ukraine. Nhưng ngay cả khi đó, Kiev cũng vẫn tiếp tục phụ thuộc vào nguồn cung của Rosatom và sẽ không thể đa dạng hóa hoàn toàn khỏi Nga cho đến cuối thập niên này.

Thách thức tương tự cũng đến với cả Bulgaria, Cộng hòa Czech và Phần Lan, nơi việc tìm kiếm nhà cung cấp thay thế dự kiến sẽ mất nhiều năm. Tổng cộng, Nga đáp ứng khoảng 30% nhu cầu uranium đã được làm giàu của Liên minh châu Âu (EU).

Xếp xung đột ở Ukraine và lệnh trừng phạt sang một bên, Mỹ-EU ‘bấm bụng’ mua nhiên liệu hạt nhân của Nga, đây là lý do
Nhà máy năng lượng hạt nhân Leningrad II của Nga. (Nguồn Rosatom)

Mỹ phụ thuộc mức độ nào?

Thương mại nguyên tử Nga-Mỹ đã tăng lên sau Chiến tranh lạnh theo chương trình được gọi là “Megatons to Megawatts”, chuyển đổi 500 tấn uranium cấp độ vũ khí của Nga thành nhiên liệu phù hợp cho các lò phản ứng của Mỹ. Moscow tiếp tục là nhà cung cấp chính các dịch vụ khai thác, nghiền, chuyển đổi và làm giàu uranium cho các cơ sở sản xuất của Washington.

Theo số liệu của chính phủ Mỹ, năm 2022, Nga đã cung cấp khoảng 1/4 lượng uranium đã làm giàu cho các lò phản ứng điện hạt nhân của Mỹ. Trong đó, tập đoàn Rosatom hiện cung cấp gần như toàn bộ uranium Làm giàu thấp thử nghiệm cao (HALEU) cho Mỹ.

Mỹ làm gì để giảm phụ thuộc?

Tính dễ bị tổn thương về kinh tế ở cả hai bờ Đại Tây Dương đang thúc đẩy sự hợp tác chưa từng có trong việc khởi động lại chu trình nhiên liệu hạt nhân. Tháng 3 năm nay, Mỹ và Canada đã cam kết cùng nhau xây dựng lại năng lực hạt nhân ở Bắc Mỹ.

Ngoài ra, Mỹ, Anh, Canada, Nhật Bản và Pháp cũng đã ký một thỏa thuận riêng để phát triển “chuỗi cung ứng chung nhằm cô lập Nga”.

Quốc hội Mỹ đang xem xét các giới hạn trong nước đối với nhập khẩu uranium của Nga và khuyến khích đầu tư để thu hút các nhà cung cấp mới. Đạo luật năng lượng sạch và khí hậu mang tính bước ngoặt của Tổng thống Joe Biden, được thông qua vào năm ngoái, trị giá 700 triệu USD để phát triển nguồn cung cấp nhiên liệu trong nước cho các lò phản ứng tiên tiến. Bộ Năng lượng và Tập đoàn năng lượng Centrus đang thực hiện dự án HALEU.

Các nhà sản xuất nhiên liệu châu Âu, như Urenco Ltd. và Orano SA, cũng đang đầu tư nâng cao công suất, bao gồm cả ở Mỹ, để giúp khách hàng không bị phụ thuộc vào nhà cung cấp Nga. Các nhà quản lý ngành cho rằng sẽ mất khoảng 5 năm để hoàn thành việc xoay trục khỏi Moscow.

Sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự tại Ukraine, xuất khẩu của tập đoàn Rosatom đã tăng hơn 1/5, đồng thời ký kết các thỏa thuận mới tại các thị trường mới nổi. Hồi tháng 6 năm nay, Rosatom thông báo với khách hàng rằng, trong khi các nước phương Tây sở hữu các bộ phận riêng lẻ của chuỗi cung ứng nhiên liệu hạt nhân, không một quốc gia nào có thể cạnh tranh với thương hiệu và tầm vóc của Rosatom.

Tuy nhiên, Rosatom cho biết họ “nhận thức được rủi ro” và “sẽ bảo vệ lợi ích của mình”, bằng cách cung cấp cho các quốc gia “các giải pháp tốt nhất đã được thử nghiệm”.

Nhìn chung, với sự đầu tư mạnh, lợi thế về khoa học công nghệ, nguồn nhân lực hàng đầu thế giới, giàu kinh nghiệm, Nga là một trong những quốc gia hàng đầu thế giới về năng lượng điện hạt nhân. Do đó, trong vòng một thập niên tới, nhiều nước sẽ còn pải phụ thuộc vào xứ sở bạch dương trong lĩnh vực này.

Bloomberg: Xuất khẩu dầu thô của Nga tiệm cận mức tối đa kể từ cuối tháng 6/2023

Bloomberg: Xuất khẩu dầu thô của Nga tiệm cận mức tối đa kể từ cuối tháng 6/2023

Nga thu về 15,3 tỷ USD từ xuất khẩu dầu thô và các sản phẩm từ dầu trong tháng 7/2023 tăng gần 20% so với ...

Quan chức Slovenia: EU-Trung Quốc phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế ở mức độ cao

Quan chức Slovenia: EU-Trung Quốc phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế ở mức độ cao

Quan chức Slovenia cho rằng, mối quan hệ giữa EU với Trung Quốc là chìa khóa đối với an ninh lương thực toàn cầu.

Thị trường bất động sản khó khăn, ngân hàng Trung Quốc chuẩn bị có động thái mới

Thị trường bất động sản khó khăn, ngân hàng Trung Quốc chuẩn bị có động thái mới

Việc giảm lãi suất thế chấp hiện tại dự kiến sẽ gây áp lực lên biên lãi ròng của ngành ngân hàng Trung Quốc.

Kinh tế thế giới nổi bật (18-24/8): Nga gỡ phong tỏa một phần tài sản nước ngoài, Mỹ-Trung hạ nhiệt căng thẳng, ‘đầu tàu’ châu Âu thiếu động lực

Kinh tế thế giới nổi bật (18-24/8): Nga gỡ phong tỏa một phần tài sản nước ngoài, Mỹ-Trung hạ nhiệt căng thẳng, ‘đầu tàu’ châu Âu thiếu động lực

BRICS mở rộng ảnh hưởng toàn cầu, Nga gỡ bỏ phong tỏa một phần tài sản nước ngoài, lạm phát tại Anh giảm, Đức có ...

Bất động sản mới nhất: Đất nền ven Hà Nội bị 'ngó lơ', khó phân biệt cắt lỗ hay cắt lãi; mở rộng đối tượng mua nhà ở xã hội

Bất động sản mới nhất: Đất nền ven Hà Nội bị 'ngó lơ', khó phân biệt cắt lỗ hay cắt lãi; mở rộng đối tượng mua nhà ở xã hội

Đất nền ảm đạm, thanh khoản kém, sẽ chậm phục hồi, Bắc Giang mở rộng đối tượng được mua nhà ở xã hội, Bộ Tư ...

(theo Washington Post)

Xem nhiều

Đọc thêm

Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Hai sự cố đứt cáp viễn thông ngầm ở Biển Baltic hồi cuối tuần trước đã dấy lên những đồn đoán về hành vi phá hoại cũng như chủ mưu ...
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11, tăng gần 2% khi xung đột Nga -Ukraine gia tăng nhanh chóng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô.
Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Sau tám năm thi công, giai đoạn đầu tiên của khu phức hợp siêu cảng Chancay trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và con đường khánh thành tại Peru.
Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Từ ngày 24-28/11, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.
Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Ngày 22/11, Hội thảo 'Giới thiệu Báo cáo quốc gia lần thứ hai của Việt Nam về thực thi Công ước chống tra tấn' được tổ chức tại Hà Nội.
Vịnh Hạ Long và những lần được thế giới trao 'vương miện'

Vịnh Hạ Long và những lần được thế giới trao 'vương miện'

Cách đây gần 30 năm, ngày 17/12/1994, tại Thái Lan, lần đầu tiên Vịnh Hạ Long được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới.
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11, tăng gần 2% khi xung đột Nga -Ukraine gia tăng nhanh chóng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô.
Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới  44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR

Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới 44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR

Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới 44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR.
Giá heo hơi hôm nay 22/11: Giữ giá trên cả 3 miền, nguồn cung thị trường toàn cầu giảm sút

Giá heo hơi hôm nay 22/11: Giữ giá trên cả 3 miền, nguồn cung thị trường toàn cầu giảm sút

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay giữ ổn định trên cả nước. Theo khảo sát, thị trường heo hơi toàn quốc hiện dao động trong khoảng 60.000 - 63.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024 tại thị trường trong nước quay đầu giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.500 đồng/kg.
Doanh nghiệp Hàn Quốc 'mách' Việt Nam cách tăng năng suất, cải thiện hiệu quả sản xuất

Doanh nghiệp Hàn Quốc 'mách' Việt Nam cách tăng năng suất, cải thiện hiệu quả sản xuất

TS. Nguyễn Văn Thân thông tin, Diễn đàn Hợp tác đầu tư Việt Nam-Hàn Quốc 2024 đã thu hút hơn 500 đại biểu từ hai quốc gia.
Khát vọng về 'chân trời tăng trưởng và phát triển mới' cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam-Hàn Quốc

Khát vọng về 'chân trời tăng trưởng và phát triển mới' cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam-Hàn Quốc

Chiều nay (21/11), Diễn đàn Hợp tác đầu tư Việt Nam-Hàn Quốc năm 2024 đã diễn ra tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), Hà Nội.
Bất động sản mới nhất: Chênh lệch giá chung cư giữa Đông và Tây Hà Nội, đề nghị dừng thanh tra 10 dự án, điều kiện bồi thường khi thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Chênh lệch giá chung cư giữa Đông và Tây Hà Nội, đề nghị dừng thanh tra 10 dự án, điều kiện bồi thường khi thu hồi đất

Khảo sát thị trường chung cư Hà Nội, Hải Dương đề nghị dừng thanh tra 10 dự án… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới

73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới

Theo Báo cáo của Batdongsan.com.vn nửa cuối năm 2024, 73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới.
Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, giá thuê lại ‘bất động’, điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, giá thuê lại ‘bất động’, điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Căn hộ chung cư vẫn là 'điểm nóng' của thị trường, gần 4.000 căn hộ cũ tại TP.HCM sắp được sửa chữa… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Loạt dự án chung cư giá tăng vọt tại Hà Nội và TPHCM, Cần Thơ kiểm kê đất đai chuyên đề về sân golf… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Giải thưởng Nhà môi giới bất động sản Việt Nam nhằm tôn vinh các cá nhân có đóng góp tích cực, nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững.
Bất động sản mới nhất: Mặc kệ tồn kho ngày càng lớn, giá vẫn tăng vù vù, thị trường vào mùa cuối năm, bảng giá 14 chung cư vừa mở bán

Bất động sản mới nhất: Mặc kệ tồn kho ngày càng lớn, giá vẫn tăng vù vù, thị trường vào mùa cuối năm, bảng giá 14 chung cư vừa mở bán

Tồn kho ngày càng lớn, giá chung cư tại TPHCM chạm 80 triệu đồng/m2, Hà Nội thu hồi hơn 7.100 m2 đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11: USD vượt mốc 107, thị trường tự do gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11: USD vượt mốc 107, thị trường tự do gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11 ghi nhận đồng USD lên mức 107,15, mức cao nhất kể từ ngày 4/10/2023.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11: Loạt đồng tiền trú ẩn an toàn tăng giá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11: Loạt đồng tiền trú ẩn an toàn tăng giá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11 ghi nhận Yen Nhật, đồng Franc Thụy Sỹ và đồng bạc xanh đã tăng giá.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11: USD hạ nhiệt, Yen Nhật thêm 'báo động'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11: USD hạ nhiệt, Yen Nhật thêm 'báo động'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11 tiếp tục hạ nhiệt, vẫn neo trên mức 106.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11: USD đảo chiều, thị trường tự do tiếp đà 'bay cao'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11: USD đảo chiều, thị trường tự do tiếp đà 'bay cao'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11 ghi nhận đồng USD giảm trong khi đồng EUR tăng 0,54%, đạt mức 1,0598 USD.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11: Thị trường tự do tiến xa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11: Thị trường tự do tiến xa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11 ghi nhận USD mua vào tại các thị trường tự do đang cao hơn 465 đồng so với kênh ngân hàng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11: USD vươn tới mức đỉnh một năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11: USD vươn tới mức đỉnh một năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11 ghi nhận đồng USD tăng giá so với các đồng tiền chính, neo ở mức đỉnh trong một năm.
Phiên bản di động