Kinh tế Mỹ đang đối diện với nhiều thách thức. (Nguồn: WSJ) |
Lãi suất cao đẩy doanh nghiệp đến bờ vực thẳm
Lần lượt các tập đoàn khổng lồ bao gồm SVB Financial, Bed Bath & Beyond và Yellow đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản (theo Chương 11, Luật Bảo hộ phá sản Mỹ) trong năm nay. Nguyên nhân được cho là môi trường lạm phát và lãi suất tăng cao, viện trợ của chính phủ suy yếu và gián đoạn chuỗi cung ứng kéo dài. Giữa bối cảnh cuộc đua tăng lãi suất vẫn chưa hạ nhiệt, danh sách doanh nghiệp phá sản nhiều khả năng tiếp tục kéo dài do lãi suất cao đẩy các công ty lớn đến bờ vực thẳm.
Trong khi sự phá sản phản ánh tình trạng khó khăn, sự sụp đổ của các doanh nghiệp lớn mang đến những rủi ro kinh tế đặc biệt nghiêm trọng. Chúng có thể khiến thị trường tài chính “ớn lạnh”, khiến hàng chục nghìn người mất việc làm hoặc - như trong trường hợp của Lehman Brothers năm 2008 - củng cố những lời đồn đoán về một cuộc suy thoái kinh tế đang diễn ra.
Quả thực, sự sụp đổ của công ty vận tải đường bộ Yellow vào mùa Hè này đã gây chấn động khắp nền kinh tế Mỹ, từ thị trường vận tải nội địa và bất động sản đến Phố Wall.
Tin liên quan |
Quên Trung Quốc đi, đây mới là nền kinh tế đang rối loạn, đe dọa trực tiếp đến sự ổn định toàn cầu |
Kinh tế Mỹ vẫn tăng trưởng khi người tiêu dùng vung tiền mua sắm và các doanh nghiệp đẩy mạnh tuyển dụng công nhân. Các nhà tuyển dụng đã bổ sung 336.000 việc làm trong tháng 9/2023, một con số cao đáng kinh ngạc, với việc tuyển dụng rộng rãi ở khắp các ngành nghề.
Tuy nhiên, số đơn xin bảo hộ phá sản lại tăng cao. Theo một ước tính, chỉ số này đã tăng gấp ba lần trong nửa đầu năm nay so với cùng kỳ năm ngoái, đi kèm với những rủi ro kinh tế ngày càng gia tăng.
Các hộ gia đình đang cạn tiền tiết kiệm do đại dịch, các ngân hàng đang hạn chế hoạt động cho vay và lãi suất trái phiếu đang tăng cao. Tất cả những điều này đang kìm hãm tăng trưởng.
Stephen Brown, Phó Giám đốc kinh tế Bắc Mỹ tại tổ chức nghiên cứu Capital Economics, cho biết, sự gia tăng các vụ phá sản doanh nghiệp “là một dấu hiệu đáng lo ngại đối với triển vọng (kinh tế)”.
Mỹ ghi nhận tỷ lệ thất nghiệp ở mức 3,8% trong tháng trước, tăng từ mức thấp nhất của nửa thế kỷ là 3,4% được ghi nhận hồi đầu năm nay. Và trong khi tốc độ tăng trưởng việc làm nói chung vẫn ở mức cao, nhiều dấu hiệu cho thấy tốc độ tăng trưởng này yếu hơn ở các công ty lớn so với các công ty nhỏ.
Tổ chức dịch vụ trả lương doanh nghiệp ADP, nơi thực hiện việc kiểm kê bảng lương hằng tháng của doanh nghiệp, cho biết, các công ty tư nhân lớn đã sa thải 83.000 lao động trong tháng 9/2023. Việc làm tại các công ty lớn này đã giảm 150.000 đơn vị so với hồi tháng Giêng.
Theo công ty tư vấn Cornerstone Research, “các vụ phá sản lớn” hay những vụ phá sản của các công ty có tài sản hơn 1 tỷ USD, đã tăng lên 16 vụ trong nửa đầu năm nay, vượt mức trung bình trong nửa năm của giai đoạn 2005-2022 là 11 vụ.
Cornerstone cho biết, tập đoàn tài chính SVB, công ty mẹ của Ngân hàng Thung lũng Silicon, là vụ phá sản doanh nghiệp lớn nhất, với tài sản gần 20 tỷ USD vào thời điểm nộp đơn. Khó khăn tài chính của SVB nhanh chóng lan rộng, làm gia tăng lo ngại về suy thoái kinh tế và buộc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) phải vào cuộc để trấn an thị trường. SVB sụp đổ đã gây ra sự sụt giảm trong hoạt động cho vay ngân hàng và tiếp tục đe dọa nền kinh tế.
Người tiêu dùng có thể nhận thấy các cửa hàng Bed Bath & Beyond đóng cửa tại các trung tâm mua sắm địa phương sau khi công ty này nộp đơn xin phá sản và công bố kế hoạch đóng các cửa hàng trên khắp nước Mỹ.
Yellow, một trong những công ty vận tải đường bộ lớn nhất nước Mỹ, cũng nộp đơn xin phá sản vào mùa Hè năm nay. Việc Yellow ngừng hoạt động đã “xóa sổ” khoảng 30.000 việc làm, mức giảm lớn nhất tại một công ty kể từ khi Boeing tuyên bố vào cuối năm 2020 rằng họ sẽ cắt giảm khoảng 30.000 lao động.
Kỳ vọng "hạ cánh mềm" mong manh
Dù vậy, cắt giảm việc làm trên khắp nước Mỹ vẫn ở mức thấp trong lịch sử. Quỹ đạo của thị trường lao động là chìa khóa để xác định liệu Fed có thể hạ lạm phát xuống mức mục tiêu 2% mà không gây ra suy thoái, hay còn được gọi là “hạ cánh mềm” hay không.
Khi lạm phát giảm, nhiều chuyên gia kinh tế hy vọng kịch bản “hạ cánh mềm” có thể dễ xảy ra hơn so với hồi đầu năm. Tuy nhiên, những người khác lại không lạc quan như vậy.
Steven Blitz, chuyên gia kinh tế trưởng tại GlobalData TS Lombard, cho biết, ngày càng có nhiều vụ phá sản, cùng với thị trường chứng khoán suy yếu và tình trạng nợ thẻ tín dụng quá hạn gia tăng, kinh tế Mỹ có thể đang hướng tới một cuộc suy thoái. Dù vậy, ông Blitz cho rằng, suy thoái vẫn sẽ ít nghiêm trọng hơn nhiều so với cuộc suy thoái 2007-2009.
Nhà kinh tế này nói: “Bạn sẽ không chứng kiến tình trạng phá sản và căng thẳng về bảng cân đối kế toán như bạn đã thấy trong thời kỳ đó”. Sự gia tăng gần đây về số vụ phá sản không có nghĩa là “nền kinh tế đang đi vào một vòng luẩn quẩn”.
Tin liên quan |
Chính phủ Mỹ lại đứng trước nguy cơ đóng cửa |
Số doanh nghiệp nộp đơn xin bảo hộ phá sản tăng lên trong thời kỳ tăng trưởng đôi khi cho thấy sự hỗn loạn tập trung trong một số ngành chứ không phải là sự suy yếu lan rộng. Đó là trường hợp của năm 2015 và 2016, khi giá dầu sụt giảm dẫn đến làn sóng phá sản ngành dầu khí, nhưng kinh tế Mỹ vẫn tăng trưởng ổn định.
Các doanh nghiệp lớn thực hiện vay nợ ở thời điểm lãi suất cực kỳ thấp nằm trong số những doanh nghiệp dễ bị tổn thương nhất khi nền kinh tế tăng trưởng chậm lại và lãi suất tăng cao.
Amy Quackenboss, Giám đốc điều hành của Viện Phá sản Mỹ (American Bankruptcy Institute), cho hay, nhiều công ty tồn tại được trong vài năm qua nhờ tận dụng môi trường lãi suất cực thấp. Tuy nhiên, nhiều trong số này đang chứng kiến những khoản vay đó sắp đến hạn và họ đang gặp khó khăn trong việc tái cấp vốn vì lãi suất hiện nay cao hơn đáng kể.
Công ty cho thuê máy bay Voyager Aviation Holdings cho rằng, việc họ phải nộp đơn xin phá sản vào mùa Hè này một phần là do môi trường lãi suất cao hơn.
Nick Kraemer, người đứng đầu bộ phận phân tích tại S&P Global Ratings, cho biết, các công ty khác vay nợ với lãi suất thả nổi đặc biệt dễ rơi vào tình trạng vỡ nợ khi chi phí cho vay tăng lên.
Petco là một trong những doanh nghiệp như vậy. Moody's đã hạ xếp hạng của Petco thêm một lần nữa xuống mức rủi ro cao vào mùa Hè. Nhà bán lẻ sản phẩm dành cho thú cưng này đã vay 1,7 tỷ USD hai năm trước với lãi suất khoảng 3,5%. Bây giờ họ phải trả gần 9%.
| IMF: Chính phủ Mỹ có thể tránh được nguy cơ đóng cửa, tin tưởng ở Trung Quốc Ngày 28/9, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá, việc chính phủ Mỹ sắp phải đóng cửa là rủi ro có thể tránh được, ... |
| Nhà Trắng có thể phải đóng cửa vào ngày 1/10 - thông lệ hay một rủi ro không đáng có? Ngày 1/10, chính phủ Mỹ sẽ đóng cửa nếu Lưỡng viện quốc hội Mỹ không thể thỏa hiệp nhằm thông qua 12 dự luật phân ... |
| Không vượt được 'ải' Hạ viện, kế hoạch cuối cùng của Chủ tịch McCarthy đổ bể, chính phủ Mỹ gần như chắc chắn đóng cửa Kế hoạch cuối cùng của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy nhằm giúp chính phủ nước này tạm thời có ngân sách để duy ... |
| CEO JP Morgan: Fed còn lâu mới kết thúc chu kỳ nâng lãi suất, 2 'cơn bão' bất thường có thể đổ bộ Mỹ Mới đây, Giám đốc điều hành (CEO) của ngân hàng JP Morgan Jamie Dimon nhận định, Fed có thể sẽ tiếp tục nâng lãi suất ... |
| Sự mâu thuẫn giữa lý tưởng và thực tế của Mỹ trong vấn đề trợ cấp công nghiệp Trong bối cảnh Liên minh châu Âu (EU) phải xem xét điều tra chống trợ cấp đối với mặt hàng xe điện và tuabin gió ... |