Nhỏ Bình thường Lớn

Xuất khẩu gạo cuối năm 2024: Kỳ vọng lớn, cảnh báo yếu tố rủi ro

Nhiều doanh nghiệp (DN) kỳ vọng sẽ vượt mục tiêu xuất khẩu gạo trong năm 2024 và thu về hơn 5 tỷ USD.
dfff
Xuất khẩu gạo của Việt Nam trong những năm gần đây đã có nhưng bước tiến vượt bậc. (Nguồn: tienphong.vn)

Triển vọng kim ngạch xuất khẩu hơn 5 tỷ USD

Báo cáo của Bộ NN&PTNT, 7 tháng năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu 5,18 triệu tấn gạo với kim ngạch 3,27 tỷ USD, tăng 25,1% về lượng và 5,8% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Diện tích gieo cấu lúa đạt 6,25 triệu ha, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm trước; thu hoạch 3,82 triệu ha, tăng 1,3%; năng suất bình quân 65,6 tạ/ha, tăng 0,5 tạ/ha; sản lượng lúa trên diện tích thu hoạch đạt 25 triệu tấn, tăng 2%. Sự tăng trưởng này không chỉ phản ánh những nỗ lực không ngừng của các DN Việt Nam trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng thị trường mà còn mở ra những kỳ vọng lớn cho xuất khẩu gạo trong nửa cuối năm 2024.

Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam Nguyễn Văn Nam chia sẻ: “Xuất khẩu gạo của Việt Nam trong những năm gần đây đã có nhưng bước tiến vượt bậc. Chúng tôi đã nỗ lực không ngừng để nâng cao chất lượng sản phẩm đa dạng hóa các loại hình gạo xuất khẩu và mở rộng các thị trường tiêu thụ mới. Kết quả là Việt Nam đã khẳng định vị thế là nước xuất khẩu gạo số 1 thế giới”.

Với những kết quả ấn tượng trong nửa đầu năm, các DN và chuyên gia đều kỳ vọng xuất khẩu gạo Việt Nam tiếp tục khởi sắc trong nửa cuối năm 2024.

Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ và dự trữ lương thực toàn cầu vẫn đang duy trì ở mức cao, trong khi nguồn cung thắt chặt do ảnh hưởng của các bất ổn kinh tế, chính trị, và biến đổi khí hậu. Với nhu cầu nhập khẩu gạo của nhiều nước gia tăng, đặc biệt từ các thị trường truyền thống với gạo Việt Nam như Philippines, Indonesia, Malaysia và một số nước châu Phi… sẽ giúp giá gạo xuất khẩu hồi phục và tiếp tục mang lại cơ hội lớn cho các DN xuất khẩu gạo của Việt Nam nói riêng và cơ hội phát triển ngành hàng lúa gạo của Việt Nam nói chung.

Tại Philippines, dự báo lượng nhập khẩu gạo có thể đạt tới 4,5 triệu tấn trong năm 2024, cao hơn con số dự báo trước đây. Việt Nam hiện chiếm tới 85% thị phần gạo nhập khẩu tại đây. Indonesia dự báo nhu cầu nhập khẩu gạo của cả nước này sẽ tăng lên 5,18 triệu tấn trong năm 2024, tạo cơ hội lớn cho DN xuất khẩu gạo Việt Nam. Các DN xuất khẩu gạo Việt Nam cũng đang tích cực mở rộng sang các thị trường mới như châu Phi và Trung Đông để tận dụng cơ hội từ nhu cầu ngày càng tăng.

Trong báo cáo tháng 6/2024 của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), cơ quan này tiếp tục dự báo xuất khẩu gạo của Việt Nam trong niên vụ 2024 - 2025 khoảng 7,5 triệu tấn, chủ yếu là do nhu cầu nhập khẩu gạo từ một số quốc gia châu Á và châu Phi duy trì tốt trong bối cảnh thời tiết cực đoan bởi ảnh hưởng của La Nina do biến đổi khí hậu. Trong khi nhu cầu mua vào của nhiều nước trên thế giới đối với mặt hàng gạo tăng, nhưng do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nguồn cung lúa gạo toàn cầu đang có phần thắt chặt hơn so với trước.

Lượng gạo xuất khẩu của một số quốc gia xuất khẩu chính như Thái Lan trong niên vụ 2024-2025 có thể tiếp tục bị hạn chế vì tình trạng khô hạn dưới tác động của hiện tượng El Nino. Bối cảnh đó hỗ trợ giá gạo nội địa và xuất khẩu của Việt Nam không giảm sâu và có thể hồi phục trong thời gian tới.

Kỳ vọng xuất khẩu gạo của Việt Nam trong năm 2024 có thể tiếp tục duy trì mốc trên 8 triệu tấn - là kỷ lục xuất khẩu gạo mà Việt Nam đã đạt được trong năm 2023, cũng như sẽ mang về kim ngạch xuất khẩu vượt trội, đạt mục tiêu hơn 5 tỷ USD.

Vẫn còn nhiều yếu tố khó lường

Tuy nhiên, theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia cảnh báo, trong nửa cuối năm 2024, số lượng bão và áp thấp nhiệt đới có thể xấp xỉ so với mức trung bình năm và có khả năng tập trung nhiều vào thời kỳ nửa cuối mùa mưa bão. Từ tháng 7-9/2024, bão và áp thấp nhiệt đới sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh miền Bắc, từ khoảng tháng 9-12/2024 sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh Miền Trung và khu vực phía Nam. Do vậy, các địa phương cần cập nhật kịp thời các thông tin dự báo khí tượng thủy văn và có các biện pháp chủ động phòng chống thiên tai, giảm thiểu ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất lúa gạo.

Mặt khác, hiện Ấn Độ đang xuất khẩu hơn 40% tổng lượng lúa gạo của toàn cầu. Nếu Ấn Độ cởi bỏ hoặc nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu sẽ kéo giá gạo của các quốc gia xuất khẩu chính trên thế giới xuống mức khá thấp, trong đó có Việt Nam.

Ngoài ra, giới chức Ấn Độ cũng đã kiến nghị giảm mức thuế xuất khẩu 20% đối với gạo đồ. Giới phân tích nhận định, bất kỳ quyết định nới lỏng xuất khẩu nào của Ấn Độ cũng có thể giúp hạ nhiệt giá gạo chuẩn ở châu Á. Do đó, áp lực cạnh tranh của các DN xuất khẩu gạo Việt Nam sẽ càng gay gắt hơn, trong khi vẫn đang phải so kè với những đối thủ lớn khác như Thái Lan hay Pakistan.

Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) Nguyễn Như Cường nhận định, nhu cầu gạo thế giới vẫn vao và sản lượng không dư, nên nếu Ấn Độ gỡ bỏ lệnh hạn chế xuất khẩu gạo trắng thì cũng ít ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, việc điều chỉnh lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ sẽ mang lại nhiều biến động cho thị trường gạo toàn cầu. Các DN Việt Nam cần theo dõi sát sao tình hình để có thể chủ động ứng phó và nắm bắt cơ hội trong thời gian tới.

Phó Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) Trần Thanh Hải cho biết, hiện nay giá gạo có điều chỉnh giảm, tuy nhiên vẫn ở mức tương đối cao, vẫn thuận lợi cho các DN của chúng ta xuất khẩu. Các DN xuất khẩu gạo Việt nam vẫn phải luôn sẵn sàng chuẩn bị cho mọi khả năng, tình huống. Yếu tố quan trọng ở đây vẫn làm sao đảm bảo, duy trì được chất lượng gạo giữa các lô hàng. Tiếp đến, phải đảm bảo yếu tố cạnh tranh, tránh những hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh để phá giá gạo. Vì điều đó cũng sẽ gây ảnh hưởng không chỉ đến một DN mà có thể nói là rất nhiều DN xuất khẩu gạo của chúng ta.

Xuất khẩu đạt kỷ lục, Việt Nam vẫn chi gần 900 triệu USD nhập khẩu gạo

Xuất khẩu đạt kỷ lục, Việt Nam vẫn chi gần 900 triệu USD nhập khẩu gạo

Xuất khẩu gạo của Việt Nam lập kỷ lục lịch sử, thu về 4,78 tỷ USD. Song, trong năm 2023, nước ta cũng chi gần ...

Nước châu Âu cảnh báo NATO 'lằn ranh đỏ' chớ vượt ở Ukraine, Tổng thư ký Jens Stoltenberg cũng tỏ rõ lập trường

Nước châu Âu cảnh báo NATO 'lằn ranh đỏ' chớ vượt ở Ukraine, Tổng thư ký Jens Stoltenberg cũng tỏ rõ lập trường

Hồi cuối tuần, Bộ trưởng Quốc phòng Slovakia Robert Kalinak đã chỉ trích ý tưởng đưa lực lượng của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại ...

Trung Quốc cảnh báo sầu riêng xuất khẩu của Việt Nam

Trung Quốc cảnh báo sầu riêng xuất khẩu của Việt Nam

Tổng cục Hải quan Trung Quốc cảnh báo về việc 30 lô hàng sầu riêng Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc bị nhiễm kim ...

Biển Đỏ vẫn 'nổi bão', hãng tàu hàng đầu thế giới cảnh báo về rủi ro gia tăng

Biển Đỏ vẫn 'nổi bão', hãng tàu hàng đầu thế giới cảnh báo về rủi ro gia tăng

Công ty vận tải biển Maersk ngày 22/3 cho biết, còn quá sớm để nối lại hoạt động vận tải đi qua Biển Đỏ do ...

Kinh tế Việt Nam 6 tháng cuối năm 2024: Kỳ vọng tăng trưởng tốt hơn so với cùng kỳ năm trước

Kinh tế Việt Nam 6 tháng cuối năm 2024: Kỳ vọng tăng trưởng tốt hơn so với cùng kỳ năm trước

Nửa đầu năm 2024, tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam phục hồi khá. Quý I đạt 5,66% so với cùng ...

(theo Kinh tế & Đô thị)

Tin cũ hơn