Kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước tính đến 15/4 đạt gần 209 tỷ USD, theo thống kê sơ bộ mới nhất vừa được Tổng cục Hải quan công bố. (Nguồn: Báo Đầu tư) |
Xuất khẩu đến giữa tháng 4/2024 tăng thêm 15 tỷ USD
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá cả nước từ đầu năm đến 15/4/2024 đạt xấp xỉ 209 tỷ USD, trong đó, kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 107,82 tỷ USD, tăng 16,34% so với cùng kỳ 2023, tương ứng tăng thêm 15 tỷ USD.
Kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước tính đến 15/4 đạt gần 209 tỷ USD, theo thống kê sơ bộ mới nhất vừa được Tổng cục Hải quan công bố.
Trong nửa đầu tháng 4 (1-15/4), xuất khẩu cả nước đạt hơn 15 tỷ USD, với 4 nhóm đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên gồm: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; điện thoại và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; dệt may.
Ngoài ra, nhiều nhóm hàng đạt kim ngạch hàng trăm triệu USD như giày dép; phương tiện vận tải và phụ tùng; máy ảnh, máy quay phim và linh kiện…
Ngành Nông nghiệp cũng có nhiều nhóm hàng xuất khẩu chủ lực cũng ghi nhận kim ngạch hàng trăm triệu USD như: gỗ và sản phẩm gỗ, thủy sản, cà phê, rau quả, gạo.
Tính chung từ đầu năm đến 15/4, tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 107,82 tỷ USD, tăng 16,34% so với cùng kỳ 2023 (tương đương kim ngạch tăng thêm hơn 15 tỷ USD).
Chiều ngược lại, nhập khẩu trong nửa đầu tháng 4 đạt 16,1 tỷ USD. Hai nhóm hàng nhập khẩu tỷ đô trong nửa đầu tháng này là: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng.
Lũy kế từ đầu năm đến 15/4, tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước đạt 101,1 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ 2023 (tương đương kim ngạch tăng thêm 13,5 tỷ USD).
Như vậy, từ đầu năm đến 15/4, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 208,94 tỷ USD, cán cân thương mại thặng dư 6,7 tỷ USD.
Trong nửa đầu tháng 4 (1-15/4), kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt hơn 15 tỷ USD. Trong đó có 4 nhóm đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên gồm: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; điện thoại và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; dệt may.
Ngoài ra, nhiều nhóm hàng đạt kim ngạch hàng trăm triệu USD như giày dép; phương tiện vận tải và phụ tùng; máy ảnh, máy quay phim và linh kiện…
Đối với ngành nông nghiệp, nhiều nhóm hàng xuất khẩu chủ lực cũng ghi nhận kim ngạch hàng trăm triệu USD như: gỗ và sản phẩm gỗ, thủy sản, cà phê, rau quả, gạo.
Tính chung từ đầu năm đến 15/4, tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 107,82 tỷ USD, tăng 16,34% so với cùng kỳ 2023 (tương đương kim ngạch tăng thêm hơn 15 tỷ USD).
Chiều ngược lại, nhập khẩu trong nửa đầu tháng 4 đạt 16,1 tỷ USD. Hai nhóm hàng nhập khẩu tỷ đô trong nửa đầu tháng này là: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng.
Lũy kế từ đầu năm đến 15/4, tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước đạt 101,1 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ 2023 (tương đương kim ngạch tăng thêm 13,5 tỷ USD).
Như vậy, từ đầu năm đến 15/4, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 208,94 tỷ USD, với cán cân thương mại thặng dư 6,7 tỷ USD.
Trong nửa đầu tháng 4 (1-15/4), kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt hơn 15 tỷ USD. Trong đó có 4 nhóm đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên gồm: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; điện thoại và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; dệt may.
Ngoài ra, nhiều nhóm hàng đạt kim ngạch hàng trăm triệu USD như giày dép; phương tiện vận tải và phụ tùng; máy ảnh, máy quay phim và linh kiện…
Đối với ngành nông nghiệp, nhiều nhóm hàng xuất khẩu chủ lực cũng ghi nhận kim ngạch hàng trăm triệu USD như: gỗ và sản phẩm gỗ, thủy sản, cà phê, rau quả, gạo.
Tính chung từ đầu năm đến 15/4, tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 107,82 tỷ USD, tăng 16,34% so với cùng kỳ 2023 (tương đương kim ngạch tăng thêm hơn 15 tỷ USD).
Chiều ngược lại, nhập khẩu trong nửa đầu tháng 4 đạt 16,1 tỷ USD. Hai nhóm hàng nhập khẩu tỷ đô trong nửa đầu tháng này là: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng.
Lũy kế từ đầu năm đến 15/4, tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước đạt 101,1 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ 2023 (tương đương kim ngạch tăng thêm 13,5 tỷ USD).
Như vậy, từ đầu năm đến 15/4, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 208,94 tỷ USD, với cán cân thương mại thặng dư 6,7 tỷ USD.
Việt Nam thực sự đang trở thành công xưởng mới của thế giới, là mắt xích quan trọng và là địa điểm chiến lược trong chuỗi cung ứng toàn cầu tại Khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Sắp tới, Việt Nam sẽ đón thêm hàng trăm nhà mua hàng toàn cầu như Aeon, Uniqlo (Nhật Bản); Walmart, Amazon, Safeway (Hoa Kỳ); Falabella (Chile); Carrefour, Decathlon (Pháp); Central Group (Thái Lan); Coppel (Mexico); IKEA (Thuỵ điển), LuLu (UAE),..tới kết nối, giao thương tìm nhà cung ứng tại chuỗi sự kiện Kết nối chuỗi cung ứng hàng hoá quốc tế diễn ra trong tháng 6/2024.
Các chương trình kết nối, giao thương với các nhà mua hàng toàn cầu sẽ thúc đẩy thương mại và xuất khẩu của nước ta tiếp đà hồi phục.
Việt Nam đề xuất điều chỉnh danh mục gạo thơm vào EU
Hiện nay, theo thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Bỉ, có một số doanh nghiệp xuất khẩu gạo sang EU đang có phản ánh về việc gạo ST24 và ST25 của các doanh nghiệp khi nhập khẩu vào EU vẫn chưa được hưởng ưu đãi thuế quan như báo chí đưa tin.
Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết đã tra cứu trên các trang thông tin điện tử có đưa tin về việc 2 giống gạo thơm ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU theo trích dẫn thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Thông tin này là không chính xác.
Trong khuôn khổ thực thi Hiệp định EVFTA đang triển khai, hiện nay có 9 giống gạo thơm được hưởng ưu đãi thuế trong hạn ngạch khi xuất khẩu sang EU, bao gồm: Jasmine85, ST5, ST20, Nàng Hoa 9, VĐ20, RVT, OM4900, OM5451 và Tài Nguyên Chợ Đào. Danh mục này được xây dựng từ trước 2015 (khi kết thúc đàm phán Hiệp định EVFTA).
Sau gần 4 năm triển khai thực hiện Hiệp định, Việt Nam đang đề xuất điều chỉnh danh mục gạo thơm để xuất khẩu vào EU với mức thuế là 0% theo hạn ngạch để phù hợp với thực tế xuất khẩu gạo của Việt Nam hiện nay.
Việc đàm phán điều chỉnh bổ sung danh mục gạo thơm đang được Vụ Hợp tác quốc tế phối hợp cùng Cục Trồng trọt để làm việc với phía EU và đến nay vẫn chưa đi đến quyết định cuối cùng là điều chỉnh bổ sung giống gạo thơm nào vào danh mục các giống gạo sẽ được hưởng ưu đãi thuế trong hạn ngạch khi xuất khẩu vào thị trường EU.
Do đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thông tin để tránh ảnh hưởng đến quá trình đàm phán điều chỉnh bổ sung danh mục giống gạo thơm của Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế trong hạn ngạch khi xuất khẩu vào thị trường EU cũng như tránh hiểu nhầm cho các doanh nghiệp khi thực hiện các hợp đồng xuất khẩu gạo thơm sang EU.
Doanh nghiệp "gian nan" khi hướng tới logistics xanh
Ngày 16/4, tại Hà Nội, Vụ Chính sách Thương mại đa biên,Bộ Công Thương đã phối hợp tổ chức Hội thảo APEC về Thúc đẩy logistics xanh để tăng trưởng toàn diện và bền vững.
Hội thảo được tổ chức nhằm đánh giá về cơ hội và thách thức khi triển khai hoạt động logistics xanh trong APEC, từ đó nâng cao nhận thức về vai trò của phát triển logistics xanh ở cấp độ nền kinh tế và doanh nghiệp.
Theo ông Lương Hoàng Thái - Vụ trưởng Vụ Chính sách Thương mại đa biên, logistics là lĩnh vực liên quan đến hoạt động dịch vụ, có vai trò quan trọng trong việc duy trì kết nối và thúc đẩy các dòng chảy kinh tế, thương mại, đặc biệt là thương mại hàng hóa, dịch vụ.
Theo một nghiên cứu năm 2021 của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), có tới 37% lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu là do vận tải, một trong những khâu quan trọng nhất của hoạt động hậu cần. Các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh dự kiến sẽ tăng gấp 3 nhu cầu vận chuyển hàng hóa vào năm 2050, dẫn đến lượng phát thải khí nhà kính tăng gấp đôi. Trong bối cảnh mới, phát triển bền vững và bao trùm là xu hướng của mọi nền kinh tế, phát triển logistics xanh đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Tuy nhiên, theo Vụ trưởng Lương Hoàng Thái, ở nhiều nền kinh tế đang phát triển, trong đó có Việt Nam, logistics xanh vẫn đang là một khái niệm tương đối mới. Khái niệm và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động logistics xanh chưa được hiểu đầy đủ và chính xác. Vì vậy, để thúc đẩy logistics xanh để tăng trưởng toàn diện và bền vững tại Việt Nam, điều quan trọng là phải hiểu bản chất và vai trò của logistics xanh.
“Xanh hóa logistics không chỉ là trách nhiệm mà còn giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao hình ảnh thương hiệu, hướng tới phát triển bền vững và toàn diện hơn” - Vụ trưởng Lương Hoàng Thái nhấn mạnh và cho rằng, Hội thảo APEC về Thúc đẩy logistics xanh để tăng trưởng toàn diện và bền vững được tổ chức là sự đóng góp của Chính phủ Việt Nam vào nỗ lực chung nhằm đạt được các mục tiêu của Bangkok về Nền kinh tế xanh sinh học (BCG) đã được Lãnh đạo APEC thông qua vào tháng 11/2022.
Chỉ ra những thách thức trong việc xanh hóa ngành logistics của doanh nghiệp trong nước, ông Ngô Khắc Lê - Phó Tổng thư ký Hiệp hội doanh nghiệp logistics Việt Nam cho rằng, trước hết đó là do nhận thức và hiểu biết của các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa về câu chuyện xanh hóa ngành logistics. “Nhiều doanh nghiệp họ đang hiểu không đúng về khái niệm logistics xanh. Họ trồng cây, trồng hoa… trong doanh nghiệp và coi đó là logistics xanh. Hoặc các doanh nghiệp nhỏ nhưng lại học theo cách làm logistics xanh của các doanh nghiệp, tập đoàn lớn...”, ông Lê dẫn chứng và cho rằng, chuyển đổi xanh là xu hướng và yêu cầu bắt buộc của mỗi doanh nghiệp, xong phải chọn giải pháp, phương án phù hợp với từng doanh nghiệp, lĩnh vực.
Thứ hai là nguồn lực về tài chính. Thứ ba là thách thức về trình độ, năng lực, trong đó quan trọng là vấn đề con người. Thứ tư là vấn đề về công nghệ thông tin và thứ năm là cơ sở hạ tầng.
Những kết quả thảo luận tại Hội thảo sẽ được báo cáo lên Ủy ban Thương mại và Đầu tư APEC (CTI) để sớm biến các định hướng, chính sách thành hiện thực.
This browser does not support the video element.
Chuối Việt Nam vượt Philippines tại Trung Quốc
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu thống kê từ Cơ quan Hải quan Trung Quốc cho biết, 2 tháng đầu năm 2024, trị giá nhập khẩu chủng loại quả chuối (mã HS 0803) của Trung Quốc đạt 336,9 nghìn tấn, trị giá 159,9 triệu USD, tăng 6,1% về lượng, nhưng giảm 17,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Trị giá giảm là do giá chuối nhập khẩu bình quân trong 2 tháng đầu năm 2024, giảm 21,9% so với cùng kỳ năm 2023, ở mức 474,5 USD/tấn.
Mùa bán hàng cao điểm của chuối tại Trung Quốc kéo dài từ tháng 2 đến tháng 3 hàng năm. Năm nay, do thu hoạch chuối tại Trung Quốc muộn hơn do điều kiện thời tiết nên mùa cao điểm nhập khẩu chuối dự kiến sẽ kéo dài đến tháng 4/2024.
Trong 2 tháng đầu năm 2024, Việt Nam vượt Philippines trở thành thị trường cung cấp chuối lớn nhất cho Trung Quốc. (Nguồn: VnEconomy) |
Năm 2024, sản lượng chuối Philippines thấp đã đẩy giá lên cao, tạo ra khoảng cách giá đáng kể với chuối của Việt Nam. Trước đây, chuối của Philippines được đánh giá cao về hương vị thì chất lượng mùa này lại không được như mong đợi, trong khi chất lượng của chuối Việt Nam và Campuchia cải thiện hơn. Người tiêu dùng Trung Quốc đang dần chú ý hơn tới chuối nhập khẩu từ thị trường Việt Nam và Campuchia.
Theo số liệu thống kê từ Cơ quan Hải quan Trung Quốc, trong 2 tháng đầu năm 2024, Việt Nam vượt Philippines trở thành thị trường cung cấp chuối lớn nhất cho Trung Quốc, đạt 173,5 nghìn tấn, trị giá 70,3 triệu USD, tăng 21% về lượng và tăng 1,4% về trị giá, chiếm 51,5% tổng lượng chuối nhập khẩu của Trung Quốc, tăng 6,4 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2023.
Giá chuối nhập khẩu bình quân từ Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2024 ở mức 405,4 USD/ tấn, giảm 16,2% so với cùng kỳ năm 2023 và là mức thấp nhất trong số các nguồn cung cấp chuối cho thị trường Trung Quốc.
Trong khi đó, nhập khẩu từ Philippines đạt 64,6 nghìn tấn, trị giá 33,8 triệu USD, giảm 33% về lượng và giảm 45,3% về trị giá, chiếm 19,2% tổng lượng chuối nhập khẩu, giảm 11,9 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2023. Giá trái chuối nhập khẩu bình quân từ Philippines đạt 524 USD/tấn, giảm 18,4% so với cùng kỳ năm 2023.
Campuchia là thị trường cung cấp chuối lớn thứ 3 cho Trung Quốc trong 2 tháng đầu năm 2024, đạt 46,6 triệu USD, giảm 6,7% về lượng và giảm 35,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Giá chuối nhập khẩu bình quân từ Campuchia đạt 533,8 USD/tấn, giảm 30,7% so với cùng kỳ năm 2023.
Tại Tọa đàm "Kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế 2024" do Vụ Thị trường châu Âu - Mỹ (Bộ Công Thương) tổ chức ngày 12/4, ông Yuichiro Shiotani - Tổng giám đốc Công ty TNHH AEON Topvalu Việt Nam – thông tin, năm ngoái, tập đoàn này đã đưa chuối tươi Việt Nam vào 91 điểm bán của siêu thị ở Hồng Kông (Trung Quốc). 100% chuối tươi đang được bày bán là nhập khẩu từ Việt Nam, trong khi trước đó sản phẩm này do các nhà cung cấp Philippines, Đài Loan (Trung Quốc) hay Singapore đảm nhận.
Lý do khiến tập đoàn chọn hàng Việt do chất lượng cao. Hoạt động sản xuất chuối tại Việt Nam áp dụng hình thức kinh tế tuần hoàn. Trong quá trình trồng và chế biến, doanh nghiệp sản xuất không có phát sinh chất thải bên ngoài. Quy trình này đáp ứng được tiêu chí bền vững của tập đoàn. Dự định sản lượng chuối tập đoàn thu mua sẽ tăng lên gấp đôi so với năm 2023.
Theo nhà bán lẻ Nhật Bản, trong xu thế tiêu dùng hiện nay, các nhà thu mua đã nâng cao tiêu chí, trong đó, ngoài giá thì sản phẩm phải thân thiện với môi trường và giao hàng nhanh. Ngoài chuối, sắp tới xoài tươi được AEON thu mua 100% từ Việt Nam thay vì Thái Lan và Philippines như trước.
(tổng hợp)