Trong tháng 10, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc ghi nhận tốc độ tăng trưởng cao nhất trong top 5 thị trường nhập khẩu chính tôm của Việt Nam. (Nguồn: Báo Công Thương) |
Trung Quốc vượt Hoa Kỳ trở thành thị trường nhập khẩu tôm hàng đầu của Việt Nam
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho biết, tháng 10/2022, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc tăng 50% đạt 65 triệu USD. Đà tăng này giúp Trung Quốc vượt qua Hoa Kỳ, tiếp tục là thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam trong tháng 10.
Lũy kế 10 tháng, xuất khẩu tôm sang thị trường Trung Quốc đạt 547 triệu USD, tăng 60% so với cùng kỳ. Trong tháng 10, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc ghi nhận tốc độ tăng trưởng cao nhất trong top 5 thị trường nhập khẩu chính tôm của Việt Nam.
Sản lượng tôm nội địa của Trung Quốc sụt giảm do thời tiết bất lợi, dịch bệnh trên tôm ở một số khu vực sản xuất tôm chính. Nhu cầu nhập khẩu tôm tăng để phục vụ lễ hội Trung thu, ngày Quốc Khánh, và dịp Tết nguyên đán khiến Trung Quốc tăng cường nhập khẩu tôm trong những tháng vừa qua.
Theo Hải quan Trung Quốc, tháng 10/2022, nhập khẩu tôm của Trung Quốc đạt 80.000 tấn, giảm so với mức 87.000 tấn nhập khẩu trong tháng 9.
Nguồn cung từ Ấn Độ (chủ yếu là tôm bỏ đầu), giảm xuống một nửa còn 10.000 tấn trong tháng 10 từ 20.000 tấn trong tháng 9. Nhập khẩu từ Ecuador giảm 5.000 tấn so với 49.000 tấn trong tháng 9.
Về giá trị nhập khẩu, nhập khẩu tôm của Trung Quốc đạt 524 triệu USD trong tháng 10, trong đó nhập khẩu 310 triệu USD từ Ecuador và 68 triệu USD từ Ấn Độ. Giá trung bình nhập khẩu từ Ecuador giảm từ 6,33 USD/kg trong tháng 9 xuống 6,31 USD/kg trong tháng 10.
Lũy kế 10 tháng, xuất khẩu tôm sang thị trường Trung Quốc đạt 547 triệu USD, tăng 60% so với cùng kỳ. Trong tháng 10, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc ghi nhận tốc độ tăng trưởng cao nhất trong top 5 thị trường nhập khẩu chính tôm của Việt Nam.
Sản lượng tôm nội địa của Trung Quốc sụt giảm do thời tiết bất lợi, dịch bệnh trên tôm ở một số khu vực sản xuất tôm chính. Nhu cầu nhập khẩu tôm tăng để phục vụ lễ hội Trung thu, ngày Quốc Khánh, và dịp Tết nguyên đán khiến Trung Quốc tăng cường nhập khẩu tôm trong những tháng vừa qua.
Theo Hải quan Trung Quốc, tháng 10/2022, nhập khẩu tôm của Trung Quốc đạt 80.000 tấn, giảm so với mức 87.000 tấn nhập khẩu trong tháng 9.
Nguồn cung từ Ấn Độ (chủ yếu là tôm bỏ đầu), giảm xuống một nửa còn 10.000 tấn trong tháng 10 từ 20.000 tấn trong tháng 9. Nhập khẩu từ Ecuador giảm 5.000 tấn so với 49.000 tấn trong tháng 9.
Về giá trị nhập khẩu, nhập khẩu tôm của Trung Quốc đạt 524 triệu USD trong tháng 10, trong đó nhập khẩu 310 triệu USD từ Ecuador và 68 triệu USD từ Ấn Độ. Giá trung bình nhập khẩu từ Ecuador giảm từ 6,33 USD/kg trong tháng 9 xuống 6,31 USD/kg trong tháng 10.
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt kỷ lục
11 tháng, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam tăng ở mức hai con số và đạt trên 49 tỷ USD - cao nhất từ trước tới nay.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nông, lâm, thủy sản đạt khoảng 90,26 tỷ USD, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, riêng xuất khẩu nông, lâm, thủy sản là 49,04 tỷ USD, tăng 11,8% - mức cao nhất từ trước tới nay.
Trong 11 tháng, ngành nông nghiệp có 8 sản phẩm (nhóm sản phẩm) đạt giá trị xuất khẩu trên 2 tỷ USD là cà phê, cao su, gạo, rau quả, điều, tôm, cá tra, sản phẩm gỗ. Nhiều mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu cao hơn cùng kỳ năm ngoái, như cà phê (trên 3,5 tỷ USD), cao su (2,9 tỷ USD), gạo (3,2 tỷ USD), cá tra (2,2 tỷ USD), tôm (4,1 tỷ USD), gỗ và sản phẩm gỗ (14,6 tỷ USD). Hầu hết đều tăng trưởng 7-70% so với cùng kỳ năm ngoái.
Về thị phần xuất khẩu, châu Á chiếm 44,7%, châu Mỹ là 27,4%, châu Âu 11,3%, 16,6% thuộc các thị trường khác. Còn tính theo quốc gia - vùng lãnh thổ, Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất với 12,3 tỷ USD, chiếm 25% thị phần. Đứng thứ hai là Trung Quốc khoảng 9,3 tỷ USD (18,9%); thứ ba là Nhật Bản với giá trị đạt 3,9 tỷ USD (7,9%)...
Năm nay, xuất khẩu trái cây của Việt Nam khá nhiều thuận lợi. Cuối tháng 11, sau 6 năm đàm phán, quả bưởi tươi chính thức được nhập khẩu vào thị trường Mỹ sau quả xoài, nhãn, vải, thanh long, chôm chôm và vú sữa...
Trước đó, lô sầu riêng xuất khẩu đầu tiên của Việt Nam cũng được xuất chính ngạch qua Trung Quốc. Hay các sản phẩm khác như tổ yến, chanh dây, khoai lang Việt Nam cũng đã được chấp thuận xuất chính ngạch qua thị trường khổng lồ này.
Để nông sản Việt vươn xa trên thế giới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, sẽ đàm phán với Trung Quốc các nội dung kỹ thuật để sớm ký Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật với thanh long, nhãn, vải, chôm chôm, xoài xuất khẩu sang Trung Quốc. Song song đó, nhà chức trách sẽ phối hợp kiểm tra trực tuyến hàng tuần với hải quan nước này với mặt hàng chuối và sầu riêng để thúc đẩy xuất khẩu thuận lợi.
Sắp tới, Bộ sẽ đàm phán với nhà chức trách của các thị trường lớn khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Myanmar, Australia, New Zealand... để tháo gỡ rào cản kỹ thuật, rào cản thương mại và mở cửa thị trường xuất khẩu nông sản chính ngạch vào các quốc gia này.
Bộ sẽ tổng hợp các thông báo và cảnh báo từ các đối tác thương mại và các nước thành viên WTO, phản hồi các góp ý đối với dự thảo biện pháp kiểm dịch động thực vật mới của Việt Nam đã thông báo với WTO. Cùng đó, Bộ sẽ hướng dẫn doanh nghiệp các quy định về đăng ký và quản lý doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nhập khẩu nước ngoài cũng như quy định về iện pháp quản lý an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải quan Trung Quốc.
VCCI góp ý Dự thảo Nghị định về kinh doanh xuất khẩu gạo
Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có văn bản góp ý với Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo do Bộ Công Thương chủ trì soạn thảo.
Theo đó, trong văn bản góp ý, VCCI đề nghị Bộ Công Thương lưu ý các biện pháp quản lý nhập khẩu, đã được quy định tại Luật Quản lý ngoại thương và các văn bản quy định chi tiết. Việc áp dụng biện pháp nào, căn cứ áp dụng, điều kiện áp dụng, đều đã được quy định và các cơ quan nhà nước cần tham chiếu các quy định này khi áp dụng.
Cụ thể, VCCI cho rằng, Bộ Công Thương cần cân nhắc về sự cần thiết của việc bổ sung thêm quy định về nhập khẩu thóc, gạo. Không những thế, quy định tại dự thảo chưa đủ rõ ràng, chẳng hạn không rõ tiêu chí nào để đánh giá tăng nhập khẩu có nguy cơ ảnh hưởng đến sản xuất trong nước.
Đồng thời VCCI cũng bày tỏ, không rõ các biện pháp quản lý nhập khẩu mà cơ quan nhà nước đề xuất là gì. Việc áp dụng các biện pháp quản lý hạn chế nhập khẩu không phải chỉ mang lại tác dụng tích cực mà điều này có thể ảnh hưởng đến các doanh nghiệp sản xuất khác trong nước, khiến giá thành sản xuất tăng, thiếu nguồn nguyên liệu đầu vào, giảm tính cạnh tranh của hàng hoá, sản phẩm từ Việt Nam.
VCCI vừa có văn bản góp ý với Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo do Bộ Công Thương chủ trì soạn thảo. (Nguồn: Tạp chí Tài chính) |
VCCI cũng nêu quan điểm cho rằng, việc áp dụng các biện pháp quản lý nhập khẩu cần xem xét đến lợi ích của cả các doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu để sản xuất. Do vậy, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc việc bổ sung quy định này.
Việc quản lý nhập khẩu nên áp dụng thống nhất quy định của Luật Quản lý ngoại thương. Dù vậy, Dự thảo có thể quy định về việc cung cấp thông tin từ các cơ quan nhà nước khác để cơ quan quản lý có thêm thông tin khi ra quyết định (như Dự thảo đã quy định).
Cho rằng, việc tăng nhập khẩu gạo có thể làm tăng cạnh tranh giữa gạo nhập khẩu với sản phẩm trong nước, tác động đến đời sống người sản xuất, gián tiếp ảnh hưởng đến an ninh lương thực, trong Tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi Nghị định số 107/2018/NĐ-CP, ngày 15/8/2018 về kinh doanh xuất khẩu gạo (Nghị định số 07), Bộ Công Thương đã đề xuất bổ sung quy định về quản lý nhập khẩu lúa, gạo.
Theo lý giải của Bộ Công Thương, do nhập khẩu gạo quá nhiều, nhưng không được quản lý, thống kê đầy đủ, kịp thời sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất trong nước, tác động đến sản xuất lúa gạo của Việt Nam, đời sống của người nông dân và gián tiếp ảnh hưởng đến an ninh lương thực.
Do vậy, quan điểm của Bộ Công Thương là cần phải có quy định về quản lý nhập khẩu gạo theo các tiêu chí: Số lượng, trị giá, chủng loại, thị trường khách hàng xuất khẩu, thương nhân nhập khẩu; cửa khẩu nhập khẩu để giúp cơ quan quản lý nhà nước chủ động, kịp thời điều tiết, điều hành hoạt động nhập khẩu gạo phù hợp với mục tiêu quản lý trong từng thời kỳ.