Sắn là một trong những mặt hàng của Việt Nam luôn được người Trung Quốc săn lùng. (Nguồn: Cafebiz) |
Trung Quốc mỗi năm chi hàng tỷ USD săn lùng nông sản này
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn trong tháng 9/2023 đạt 262.834 tấn với trị giá hơn 122,8 triệu USD, tăng 18,8% về lượng và tăng 19% về trị giá so với tháng 7/2023.
Tính chung trong 8 tháng đầu năm, xuất khẩu mặt hàng này thu về hơn 891,7 triệu USD với hơn 2,1 triệu tấn xuất khẩu, giảm 8,4% về lượng và giảm 13% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2022. Giá xuất khẩu bình quân đạt 418 USD/tấn.
Tin liên quan |
EVFTA ‘chắp cánh’ cho nông sản Việt tại Bỉ |
Sắn là một trong những mặt hàng của Việt Nam luôn được người Trung Quốc săn lùng. Cụ thể trong tháng 8/2023, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn sang Trung Quốc đạt 253.526 tấn với trị giá hơn 117,5 triệu USD, tăng 19,45% về lượng và tăng 20% về trị giá so với tháng 7/2023.
Tính chung trong 3 quý đầu năm, Việt Nam xuất khẩu hơn 1,9 triệu tấn sắn và các sản phẩm từ sắn sang Trung Quốc, thu về hơn 804 triệu USD, giảm 9,52% về lượng và giảm 14% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Nhìn lại năm 2022, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam đạt 3,25 triệu tấn, trị giá 1,4 tỷ USD, tăng 13,3% về lượng và tăng 19,7% về trị giá so với năm 2021. Giá xuất khẩu bình quân sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam năm 2022 ở mức 432,7 USD/tấn, tăng 5,6% so với năm 2021.
Năm 2022, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ sắn và các sản phẩm từ sắn lớn nhất của Việt Nam, chiếm 91,67% về lượng và chiếm 91,47% về kim ngạch trong tổng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của cả nước, với 2,98 triệu tấn, trị giá 1,28 tỷ USD, tăng 11% về lượng và tăng 17,2% về trị giá so với năm 2021.
Trong năm 2022, Việt Nam là nguồn cung lớn thứ 2 cung cấp tinh bột sắn cho Trung Quốc, thị phần tinh bột sắn của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Trung Quốc chiếm 37,49%, tăng mạnh so với mức 17,56% của năm 2021.
Tổng cục Thống kê thông tin, thời điểm hiện tại Việt Nam đang là quốc gia xuất khẩu sắn lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau Thái Lan. Việt Nam hiện có có 528.000 ha sắn. Trên địa bàn cả nước có 27 tỉnh có nhà máy chế biến tinh bột sắn và có khoảng 120 nhà máy chế biến tinh bột sắn quy mô công nghiệp với tổng công suất thiết kết 11,3 triệu tấn củ tươi/năm. Giá sắn tươi tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên tiếp tục có xu hướng tăng lên. Giá thu mua sắn tươi tại Gia Lai được đẩy tăng lên mức 4.000 đồng/kg.
Thời gian tới, dự báo nhu cầu mua sắn và tinh bột sắn từ các nhà nhập khẩu vẫn cao do các nước tăng cường dự trữ lương thực, ngũ cốc cho tiêu dùng và sản xuất thức ăn chăn nuôi.
New Zealand sẽ nới lỏng giám sát kiểm dịch thực vật đối với một số trái cây Việt
Ngày 10/10/2023, Văn phòng SPS Việt Nam đã có Công văn số 222/SPS-BNNVN gửi Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) thông báo dự thảo các biện pháp kiểm dịch thực vật đối với một số loại quả tươi từ Việt Nam nhập khẩu vào New Zealand.
Công văn nêu rõ, Văn phòng SPS Việt Nam nhận được thông báo của New Zealand về dự thảo các biện pháp kiểm dịch thực vật đối với một số loại quả tươi của Việt Nam, điển hình như chôm chôm, bưởi, cây cho quả có múi...
Theo đó, thông báo số G/SPS/N/NZL/742, ngày 19/9/2023 cho biết, Bộ các ngành công nghiệp cơ bản - New Zealand (MPI) đang xem xét các yêu cầu kiểm dịch thực vật trước khi xuất khẩu đối với tiêu chuẩn sức khỏe về chôm chôm tươi nhập khẩu từ Việt Nam. Những thay đổi được đề xuất sẽ loại bỏ yêu cầu của Tổ chức bảo vệ thực vật quốc gia (NPPO) phải kiểm tra từng lô của người trồng và có thể xác định tính đồng nhất của lô theo ISPM 31.
Tin liên quan |
Giống thanh long mới do Việt Nam và New Zealand 'bắt tay' phát triển được tung ra thị trường quốc tế |
Thông báo số G/SPS/N/NZL/738, ngày 14/9/2023 có nội dung: Những thay đổi về dịch hại cần áp dụng các biện pháp kiểm dịch thực vật trên cây có múi (Citrus limon); những thay đổi để điều chỉnh các yêu cầu về mẫu kiểm dịch thực vật phù hợp với ISPM 31. Các khu vực hoặc quốc gia cụ thể: gồm Australia, Brazil, Trung Quốc, Ai Cập, Fiji, Mexico, Peru, Samoa, Hoa Kỳ, Vanuatu và Việt Nam.
Thông báo số G/SPS/N/NZL/736, ngày 13/9/2023 với nội dung: những thay đổi về dịch hại cần áp dụng các biện pháp kiểm dịch thực vật trên cây có múi tươi (Citrus aurantiifolia); những thay đổi để điều chỉnh các yêu cầu về mẫu kiểm dịch thực vật phù hợp với ISPM 31. Các khu vực hoặc quốc gia cụ thể: Australia, Ai Cập, Peru, Quần đảo Solomon, Hoa Kỳ, Vanuatu, Việt Nam và New Caledonia.
Thông báo số G/SPS/N/NZL/734, ngày 13/9/2023 với nội dung: Những thay đổi về dịch hại cần áp dụng các biện pháp kiểm dịch thực vật trên quả bưởi tươi (Citrus maxima); thay đổi để phù hợp với kiểm dịch thực vật yêu cầu mẫu kiểm tra với ISPM 31. Các khu vực hoặc quốc gia cụ thể: Trung Quốc, Ai Cập, Samoa, Hoa Kỳ, Vanuatu và Việt Nam.
Thông báo số G/SPS/N/NZL/733, ngày 13/9/2023 với nội dung: Những thay đổi về dịch hại cần áp dụng các biện pháp kiểm dịch thực vật trên cây có múi tươi (Citrus latifolia); những thay đổi để điều chỉnh các yêu cầu về mẫu kiểm dịch thực vật phù hợp với ISPM 31. Các khu vực hoặc quốc gia cụ thể: Ausatralia, Brazil, Fiji, Mexico, Peru, Samoa, Vanuatu, Việt Nam, Quần đảo Cook và New Caledonia.
Ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam cho hay, New Zealand thông báo dự kiến nới lỏng biện pháp lấy mẫu giám sát và loại bỏ đối tượng kiểm dịch thực vật (rệp sáp) đối với một số sản phẩm có múi như: bưởi, chanh ta, chanh vàng…; chôm chôm của một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Do đó, Văn phòng SPS Việt Nam đề nghị Cục Bảo vệ thực vật nghiên cứu và thông báo cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân liên quan xuất khẩu những loại quả tươi nói trên sang thị trường New Zealand để có góp ý cho dự thảo và đáp ứng các điều kiện theo yêu cầu của thị trường nhập khẩu.
9 tháng, Việt Nam nhập khẩu hơn 8 triệu m3 xăng dầu
Số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, trong tháng 9, Việt Nam nhập khẩu hơn 826.319 m3 xăng dầu, đạt 783 triệu USD, giảm 24,7% về lượng và giảm 21% về giá trị so với tháng 8. So với cùng kỳ năm 2022, nhập khẩu xăng dầu về Việt Nam tháng này vẫn tăng 31,5% về lượng và tăng 27% về giá trị.
Giá xăng dầu nhập khẩu trong tháng 9 đạt 948 USD/m3, tăng 4,8% so với tháng 8 nhưng giảm 2,4% so với tháng 9/2022. Đây cũng là tháng thứ 4 liên tiếp, giá xăng dầu nhập khẩu đi lên và đạt mức cao nhất kể từ đầu năm nay.
9 tháng đầu năm 2023, Việt Nam nhập khẩu hơn 8 triệu m3 xăng dầu, tương đương 6,65 tỷ USD, tăng 23,1% về lượng nhưng giảm 2,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022.
Giá xăng dầu nhập khẩu bình quân 9 tháng đầu năm ở mức 829 USD/m3, giảm 20,7% so với cùng kỳ năm 2022.
9 tháng đầu năm nay, Hàn Quốc, Singapore và Malaysia là ba nhà cung cấp xăng dầu chính cho Việt Nam, chiếm hơn 81% tổng lượng nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam.
Trong tháng 9, Việt Nam nhập khẩu của Hàn Quốc 355.540 m3 xăng dầu, trị giá hơn 333 triệu USD, tăng 83% về lượng và 66% về kim ngạch.
Tính chung 9 tháng, Việt Nam đã chi trên 2,7 tỷ USD để nhập 3,3 triệu m3 xăng dầu, tăng 29,1% về lượng nhưng giảm 1,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022.
Lượng hàng mua từ Hàn Quốc chiếm 41,1% tổng lượng nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm. Bình quân giá xăng dầu nhập khẩu từ Hàn Quốc đạt 818 USD/m3, giảm 23,7% so với cùng kỳ năm 2022.
Đứng ở vị trí thứ hai, trong 9 tháng, Singapore đã cung cấp cho Việt Nam 1,8 triệu m3 xăng dầu, tương ứng hơn 1,5 tỷ USD, tăng 91,6% về lượng và tăng 57% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022. Đây là mức tăng cao nhất trong các thị trường. Lượng hàng mua từ Singapore chiếm 22,7% tổng lượng nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm.
Thị trường xếp thứ 3 trong cơ cấu nhập khẩu xăng dầu các loại của Việt Nam là Malaysia, nhập khẩu mặt hàng này đạt 1,4 triệu m3, trị giá 1,1 tỷ USD, tăng 47,6% về lượng và 29% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước. Malaysia chiếm 17,5% cơ cấu các thị trường nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm.
Một số chuyên gia lý giải, gạo Việt tăng theo nhu cầu thị trường thế giới, trong khi gạo Thái Lan giảm do đồng tiền của nước này đang bị mất giá so với USD. (Nguồn: VNE) |
Gạo Việt "bỏ xa" Pakistan, Thái Lan
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), trong ngày 10/10, giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Thái Lan đã giảm 5 USD, còn 578-582 USD/tấn. Ngoài gạo 5% tấm thì gạo 25% tấm của nước này cũng giảm còn 530-534 USD/tấn (giảm 8 USD so với cuối tuần trước).
Tương tự, gạo 25% tấm của Pakistan cũng được điều chỉnh giảm 20 USD/tấn, xuống còn 468-472 USD/tấn. Riêng gạo 5% tấm vẫn giữ ổn định ở mức như cuối tuần vừa qua với giá 548-552 USD/tấn.
Trong khi các nguồn cung lương thực xu hướng giảm giá thì gạo của Việt Nam lại ngược chiều bật tăng thêm 5 USD/tấn với gạo 5% tấm. Sau khi điều chỉnh tăng, gạo này của Việt Nam có giá 618-622 USD/tấn và bỏ xa gạo cùng phẩm cấp của Thái Lan 40 USD/tấn và Pakistan 70 USD/tấn.
Một số chuyên gia lý giải, gạo Việt tăng theo nhu cầu thị trường thế giới, trong khi gạo Thái Lan giảm do đồng tiền của nước này đang bị mất giá so với USD. Bên cạnh đó là yếu tố lãi suất của Thái Lan thấp hơn phân nửa so với USD. Thị trường tài chính bất lợi kéo giá cả hàng hóa đi xuống.
Thêm vào đó nhu cầu gạo của thị trường thế giới hiện rất lớn. Cụ thể, ông Đỗ Hà Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, ngoài Philippines có nhu cầu gạo lớn thì trong năm nay Indonesia cần nhập khẩu khoảng 2 triệu tấn gạo hay quốc gia khác là Malaysia cần khoảng 1,5 triệu tấn...
| Xuất khẩu ngày 4-8/9: Tăng cao nhất trong 1 năm; khó khăn của ngành gỗ vẫn chưa 'hạ nhiệt' Việt Nam là nhà cung cấp hồ tiêu số một của Hoa Kỳ; hàng Việt Nam xuất khẩu tăng cao nhất trong 1 năm... là ... |
| Xuất khẩu ngày 15-17/9: Từ chạm đáy, xuất nhập khẩu dần hồi phục; thị trường EU chuộng cao su Việt Nam Một mặt hàng xuất khẩu sang Ấn Độ tăng trưởng 3 con số; xuất nhập khẩu phục hồi rõ nét ... là những tin nổi ... |
| Xuất khẩu ngày 18-22/9: Thu về 3,84 tỷ USD, rau quả lập kỷ lục lịch sử; cá ngừ tăng tốc vào thị trường Mỹ, EU Thu về 3,84 tỷ USD, rau quả lập kỷ lục lịch sử; Algeria yêu cầu một số thực phẩm nhập khẩu có chứng nhận Halal; ... |
| Xuất khẩu ngày 22-29/9: Chín tháng, xuất nhập khẩu hàng hoá chạm mốc gần 500 tỷ USD; cơ hội 'vàng ròng' từ phế phẩm ngành gỗ Trong 9 tháng qua, xuất nhập khẩu hàng hoá chạm mốc gần 500 tỷ USD; một loại gia vị của Việt Nam thu về hơn ... |
| Xuất khẩu ngày 29/9-6/10: Việt Nam sở hữu một nhóm hàng 'hốt bạc'; mặc thế giới giảm mạnh, giá gạo Việt vẫn 'cao ngất' Mặc thế giới giảm mạnh, giá gạo Việt Nam vẫn "cao ngất", xuất khẩu thủy sản dần "lấy lại phong độ", Việt Nam sở hữu ... |