Tổng thặng dư thương mại của Trung Quốc trong tháng 10 đang ở mức 56,5 tỷ USD, giảm đáng kể so với mức 77,71 tỷ USD trong tháng 9. (Nguồn: Tân Hoa xã) |
Ngày 7/11, Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho biết, xuất khẩu đã giảm tháng thứ sáu liên tiếp trong tháng 10, xuống còn 274,8 tỷ USD, giảm 6,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo nhà cung cấp dữ liệu tài chính Trung Quốc Wind, mức giảm này đã tăng so với mức giảm 6,2% trong tháng 9, thấp hơn kỳ vọng được khảo sát. Trong khi đó, nhập khẩu đã tăng 3% trong tháng trước lên 218,3 tỷ USD, vượt kỳ vọng của Wind.
Kể từ mùa Hè năm nay, Bắc Kinh đã công bố một loạt chính sách kích thích để vực dậy tốc độ tăng trưởng kinh tế đang có xu hướng đình trệ. Tuy nhiên, sự phục hồi về tổng thể vẫn còn mong manh, do tình trạng sụt giảm tài sản vẫn tiếp diễn và các khoản nợ của chính quyền địa phương đang là nguy cơ gây rủi ro lớn cho nền kinh tế.
Tin liên quan |
'Mây đen' che phủ đà phục hồi kinh tế Trung Quốc |
Xu Tianchen, chuyên gia kinh tế thuộc tổ chức dự báo và tư vấn có uy tín của Anh EIU nhận định: “Dữ liệu xuất khẩu cho thấy những điều không chắc chắn liên quan đến sự phục hồi của nhu cầu bên ngoài. Sự gia tăng nhập khẩu có thể cho thấy nhu cầu trong nước phục hồi, nhưng sự phục hồi sẽ ở mức độ vừa phải do tỷ giá hối đoái còn yếu".
Nhập khẩu đậu tương đã tăng 14,6% trong 10 tháng đầu năm tính theo khối lượng so với cùng kỳ năm trước, trong khi nhập khẩu dầu thô tăng 14,4% và lượng mua than tăng 66,8% trong cùng kỳ.
Hội chợ Canton - thước đo khả năng phục hồi xuất khẩu của Trung Quốc, cũng không đạt được kỳ vọng, với các giao dịch không thể trở lại mức trước đại dịch khi hội chợ kết thúc phiên họp mới nhất vào hôm 4/11 tại tỉnh Quảng Đông.
Tổng thặng dư thương mại của Trung Quốc trong tháng 10 đang ở mức 56,5 tỷ USD, giảm đáng kể so với mức 77,71 tỷ USD trong tháng 9.
“Tăng trưởng xuất khẩu vẫn chậm chạp do đà tăng trưởng kinh tế ở Mỹ và châu Âu đang chậm lại. Nhu cầu bên ngoài có thể sẽ suy yếu hơn nữa trong 6 tháng tới”, Zhang Zhiwei, Chủ tịch kiêm chuyên gia kinh tế trưởng tại Pinpoint Asset Management cho biết.
Cũng theo chuyên gia này, Trung Quốc đang phải dựa nhiều hơn vào nhu cầu trong nước để thúc đẩy tăng trưởng.
"Sự phục hồi của tăng trưởng nhập khẩu là một bất ngờ tích cực. Không rõ liệu sự phục hồi này có cho thấy rằng nhu cầu trong nước đã được cải thiện hay không. Chúng tôi cần theo dõi các điểm dữ liệu khác, chẳng hạn như doanh số bán lẻ. Tuy nhiên, khi chính sách tài khóa trở nên chủ động hơn, nhu cầu trong nước có thể sẽ phục hồi trong những tháng tới", ông Zhang dự báo.
| Thế giới chao đảo vì khủng hoảng, Ấn Độ ngược chiều, sẵn sàng bùng nổ 'thay chân' Trung Quốc? Trong khi nền kinh tế toàn cầu chao đảo từ cuộc khủng hoảng này đến cuộc khủng hoảng khác thì Ấn Độ đã thoát khỏi ... |
| Phó Thủ tướng Trung Quốc chuẩn bị thăm Mỹ Nhận lời mời của Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen, Phó Thủ tướng Trung Quốc Hà Lập Phong sẽ thăm Mỹ từ ngày 8-12/11. |
| Việt Nam-Argentina: Quan hệ Đối tác toàn diện cùng xây dựng tương lai chung Ngày 2/11, Đại sứ quán Việt Nam tại Argentina phối hợp với Đại học Quốc gia Tres de Febrero (UNTREF) tổ chức buổi hội thảo ... |
| Ngoại giao kinh tế - điểm sáng và nền tảng để thu hút FDI tốt hơn Trong tháng 10 và 10 tháng năm 2023, công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế, ngoại giao kinh tế được đẩy mạnh là điểm ... |
| Kết nối xây dựng cộng đồng sinh viên Việt Nam tại Hong Kong, Trung Quốc Ngày 28/10, tại trụ sở Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Hong Kong, Tổng lãnh sự Phạm Bình Đàm đã có buổi làm việc ... |
| Trung Quốc quyết 'mạnh tay' làm điều này để vực dậy nền kinh tế Phát biểu tại Hội nghị Công tác tài chính Trung ương diễn ra trong 2 ngày (30-31/10), Chủ tịch Tập Cận Bình khẳng định, Trung ... |