Xung đột Israel - Hamas: Đột kích các trại tị nạn ở Bờ Tây gây thương vong, Nga nêu quan điểm về ‘giải pháp Arab’

Chu Văn
Cơ quan y tế tại Ramallah cho biết, ít nhất 7 người Palestine đã thiệt mạng trong ngày 3/11 sau nhiều cuộc đụng độ khác nhau với quân đội Israel ở Bờ Tây.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Người dân Palestine tìm kiếm những người sống sót sau cuộc không kích của Israel ở Deir al-Balah, Gaza, ngày 22/10. (Nguồn: AP)
Người dân Palestine tìm kiếm những người sống sót sau cuộc không kích của Israel ở Deir al-Balah, Gaza, ngày 22/10. (Nguồn: AP)

Theo nguồn tin, 2 người Palestine đã thiệt mạng trong một vụ ném bom do máy bay trinh sát Israel thực hiện tại trại tị nạn Jenin ở phía Bắc Bờ Tây, 2 người qua đời vì trúng đạn ở thành phố Jenin, 2 người không qua khỏi trong vụ đụng độ ở trại Al-Fawwar (phía Nam Hebron), trong khi 1 người khác bị bắn chết khi lực lượng Israel tấn công trại tị nạn Qalandiya, ở phía Bắc khu vực Đông Jerusalem.

Tin liên quan
Mất lợi thế từ khí đốt giá rẻ Nga, xương sống nền kinh tế Đức nguy cơ ‘sập nguồn’, đây là kế sách giải cứu của Berlin Mất lợi thế từ khí đốt giá rẻ Nga, xương sống nền kinh tế Đức nguy cơ ‘sập nguồn’, đây là kế sách giải cứu của Berlin

Ngoài ra, hơn 14 người khác bị thương trong những cuộc đụng độ với lực lượng Israel ở nhiều nơi.

Ngày 3/11, trại tị nạn Jenin đã chứng kiến cuộc đột kích lớn của hàng chục phương tiện quân sự và máy ủi của Israel, hoạt động này diễn ra trong hơn 10 giờ liên tục.

Máy bay trinh sát Israel đã ném bom một số địa điểm thuộc phạm vi trại Jenin, trong khi lực lượng bộ binh chiếm giữ một số ngôi nhà để triển khai lính bắn tỉa.

Các nguồn tin Palestine xác nhận, những cuộc đụng độ vũ trang đã nổ ra ở nhiều khu vực. Lực lượng Israel đã san phẳng cơ sở hạ tầng và đường sá trong trại Jenin cũng như khu vực xung quanh, đồng thời phá hủy các đài tưởng niệm một số người Palestine thiệt mạng.

Kể từ khi cuộc xung đột Hamas-Israel nổ ra hôm 7/10, số người Palestine thiệt mạng do bị lực lượng Israel sát hại ở Bờ Tây đã tăng lên 144.

Liên quan tình hình xung đột, trong những cuộc điện đàm riêng rẽ với những người đồng cấp Faisal Mekdad (Syria) Sheikh Mohammed bin Abdulrahman Al Thani (Qatar), Ngoại trưởng Iran Hossein Amir-Abdollahian ngày 3/11 đã nhắc lại lời kêu gọi ngăn chặn “các tội ác chiến tranh” và chuyển hàng viện trợ nhân đạo đến Dải Gaza.

Theo tuyên bố của Bộ Ngoại giao Iran, trong các cuộc điện đàm, các bên đã thảo luận về các diễn biến mới nhất liên quan tình hình ở Gaza.

Trong cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Syria Mekdad, ông Amir-Abdollahian đã trình bày chi tiết về những nỗ lực ngoại giao và tham vấn mới nhất của Tehran với các quốc gia trong khu vực nhằm ngăn chặn hành vi của Israel đối với người dân Palestine và gửi hàng viện trợ nhân đạo tới Gaza.

Về phần mình, Ngoại trưởng Mekdad bày tỏ lập trường ủng hộ hoàn toàn và kiên định của Syria đối với Palestine, bất chấp những thách thức mà Damascus đang phải đối mặt.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Amir-Abdollahian và người đồng cấp Qatar Sheikh Mohammed đã nhấn mạnh sự cần thiết phải ngay lập tức chấm dứt những cuộc tấn công của Israel nhằm vào Gaza và gửi viện trợ nhân đạo quy mô lớn cho người dân tại đây. Hai ngoại trưởng cũng thảo luận về khả năng đạt thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza hoặc nguy cơ xung đột lan rộng.

Cuộc xung đột Hamas-Israel kéo dài gần một tháng qua đã khiến hơn 9.200 người Palestine ở Gaza thiệt mạng, trong khi ở phía Israel, con số này là hơn 1.400.

Cùng ngày 3/11, Nhà Trắng xác nhận 100 công dân Mỹ và thân nhân đã rời Gaza hôm 2/11 và thông báo một nhóm khác bao gồm rất nhiều công dân Mỹ dự kiến rời khỏi vùng lãnh thổ này trong ngày 3/11 (theo giờ địa phương).

Phát biểu với báo giới khi Tổng thống Joe Biden bay tới bang Maine, Thư ký báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre cho biết, những cuộc đàm phán căng thẳng về công tác sơ tán công dân nước ngoài khỏi Gaza đang diễn ra và đó là tình huống ẩn chứa nhiều biến động.

Cũng trong ngày 3/11, Ngoại trưởng Pháp Catherine Colonna thông báo 34 công dân nước này và người thân ở Gaza đã nhập cảnh Ai Cập qua cửa khẩu Rafah.

Đến nay, mới chỉ có một vài người trong số 170 công dân Pháp, bao gồm các nhân viên của Trung tâm Văn hóa Pháp và người thân, rời khỏi được Gaza.

Trong diễn biến khác liên quan, ngày 3/11, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố, Moscow sẽ ủng hộ giải pháp do các quốc gia Arab đề xuất liên quan đến cuộc khủng hoảng ở Gaza tại Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab (AL) và Hội nghị thượng đỉnh Arab-châu Phi sắp tới.

Phát biểu họp báo sau cuộc hội đàm với người đồng cấp Kuwait Sheikh Salem Abdullah Al-Jaber Al-Sabah ở Moscow, Ngoại trưởng Lavrov nêu rõ điều “quan trọng cơ bản” là Nga phải hiểu được quan điểm chung của thế giới Arab và nước này sẽ làm mọi cách để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình triển khai mọi kế hoạch và sáng kiến do các quốc gia Arab đề xuất.

Ông Lavrov bày tỏ: “Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng họ sẽ đảm bảo hòa bình và ổn định… và sẽ ủng hộ ‘giải pháp Arab’ về vấn đề phức tạp này”.

Cùng ngày, Bộ Tình trạng khẩn cấp Liên bang Nga thông báo theo chỉ thị trước đó của Tổng thống Vladimir Putin, nước này sẽ điều động 2 máy bay IL-76 vận chuyển 28 tấn hàng viện trợ nhân đạo cho người dân ở Dải Gaza.

Gói viện trợ nhân đạo nói trên sẽ bao gồm thuốc, thuốc cầm máu và vật liệu băng bó. Trước tiên, lô hàng này sẽ được bàn giao cho các đại diện của hiệp hội Trăng lưỡi liềm đỏ Ai Cập và sau đó chuyển đến Dải Gaza.

Trong tháng 10, Nga đã vận chuyển 27 tấn thực phẩm cho người dân Gaza.

Tình hình Dải Gaza: Đoàn xe cứu thương bị không kích, Israel nêu điều kiện ‘ngừng bắn tạm thời’, Mỹ đề cao mục tiêu thành lập Nhà nước Palestine

Tình hình Dải Gaza: Đoàn xe cứu thương bị không kích, Israel nêu điều kiện ‘ngừng bắn tạm thời’, Mỹ đề cao mục tiêu thành lập Nhà nước Palestine

Ngày 3/11, chính quyền do lực lượng Hamas kiểm soát ở Gaza thông báo, một cuộc tấn công của Israel đã đánh trúng một đoàn ...

Bất động sản mới nhất: Nhà đầu tư khôi phục niềm tin vào thị trường, nhiều thương vụ M&A lớn, nguyên tắc cho thuê, mua bán nhà ở xã hội

Bất động sản mới nhất: Nhà đầu tư khôi phục niềm tin vào thị trường, nhiều thương vụ M&A lớn, nguyên tắc cho thuê, mua bán nhà ở xã hội

Hoạt động mua bán – sáp nhập (M&A) ngày càng sôi động; sắp đấu giá đất ở Hà Nội, có thửa giá khởi điểm gần ...

Giá tiêu hôm nay 4/11/2023, nhận định kém vui, 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất của tiêu Việt

Giá tiêu hôm nay 4/11/2023, nhận định kém vui, 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất của tiêu Việt

Giá tiêu hôm nay 4/11/2023 tại thị trường trong nước tiếp tục đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 65.500 ...

Một quốc gia Đông Nam Á đàm phán với Tây Ban Nha đóng 10 tàu giám sát hàng hải

Một quốc gia Đông Nam Á đàm phán với Tây Ban Nha đóng 10 tàu giám sát hàng hải

Ngày 3/11, Bộ Biển và nghề cá Indonesia (KKP) cho biết, quốc gia này đang tìm cách hợp tác với chính phủ Tây Ban Nha ...

Ukraine bác tin bí mật đàm phán với Nga; Mỹ thừa nhận gói viện trợ Kiev ‘dần cạn kiệt’, Tổng thống Zelensky sắp công du nước ngoài

Ukraine bác tin bí mật đàm phán với Nga; Mỹ thừa nhận gói viện trợ Kiev ‘dần cạn kiệt’, Tổng thống Zelensky sắp công du nước ngoài

Ngày 3/11, Ngoại trưởng Ukraine Dmitry Kuleba khẳng định, nước này không tiến hành những cuộc đàm phán bí mật với Nga.

Bài viết cùng chủ đề

Xung đột Israel-Hamas

Đọc thêm

Đại sứ Nguyễn Thị Bích Thảo: Mở ra thời kỳ phát triển mới trong quan hệ Việt Nam-Croatia

Đại sứ Nguyễn Thị Bích Thảo: Mở ra thời kỳ phát triển mới trong quan hệ Việt Nam-Croatia

Theo Đại sứ Nguyễn Thị Bích Thảo, 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao là dấu mốc mở ra thời kỳ phát triển mới trong quan hệ Việt Nam-Croatia.
Khám phá những màu sắc sẽ xuất hiện trên iPhone 16

Khám phá những màu sắc sẽ xuất hiện trên iPhone 16

Apple dự kiến sẽ ra mắt dòng sản phẩm iPhone 16 vào tháng 9 tới với nhiều nâng cấp đáng giá, trong đó có bảng màu mới tuyệt đẹp khiến ...
Trường Tiểu học Dịch Vọng B: Kết thúc năm học 2023 - 2024 với nhiều thành tích ấn tượng

Trường Tiểu học Dịch Vọng B: Kết thúc năm học 2023 - 2024 với nhiều thành tích ấn tượng

Năm học 2023-2024, thầy và trò trường Tiểu học Dịch Vọng B đã không ngừng phấn đấu và đạt được nhiều kết quả đáng trân trọng.
Thủ tướng ăn trưa làm việc với các chuyên gia, nhà khoa học bán dẫn, trí tuệ nhân tạo của Hàn Quốc

Thủ tướng ăn trưa làm việc với các chuyên gia, nhà khoa học bán dẫn, trí tuệ nhân tạo của Hàn Quốc

Trưa 1/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã Tọa đàm ăn trưa với các chuyên gia, nhà khoa học Hàn Quốc trong lĩnh vực bán dẫn và trí tuệ nhân ...
Nhận định trận đấu, soi kèo Romania vs Hà Lan, 23h00 ngày 2/7 - Vòng 1/8 EURO 2024

Nhận định trận đấu, soi kèo Romania vs Hà Lan, 23h00 ngày 2/7 - Vòng 1/8 EURO 2024

Nhận định trận đấu, soi kèo Romania vs Hà Lan tại vòng 1/8 EURO 2024 được diễn ra vào lúc 23h00 ngày 2/7.
Thông tin mới về đồng hồ thông minh Apple Watch X

Thông tin mới về đồng hồ thông minh Apple Watch X

Theo thông tin mới nhất, Apple Watch X sẽ trở thành chiếc đồng hồ thông minh Apple Watch có màn hình lớn nhất từ trước đến nay của “Táo khuyết”.
Bầu cử Tổng thống Iran: Tìm người mới giải những bài toán cũ

Bầu cử Tổng thống Iran: Tìm người mới giải những bài toán cũ

Cử tri Iran sẽ bước vào cuộc bầu cử trước thời hạn để chọn ra vị nguyên thủ mới sau vụ tai nạn trực thăng khiến Tổng thống Ibrahim Raisi tử nạn hồi tháng trước.
'Vật báu' trong chiến thuật của Nga và Ukraine, vừa rẻ vừa 'vô đối'

'Vật báu' trong chiến thuật của Nga và Ukraine, vừa rẻ vừa 'vô đối'

Chỉ phải bỏ ra chưa đến 500 USD, Nga và Ukraine đã có thể sở hữu một thứ vũ khí lợi hại có thể 'làm mưa làm gió' trên thực địa.
Tổng thống Ba Lan thăm Trung Quốc: Thời điểm để cần nhau

Tổng thống Ba Lan thăm Trung Quốc: Thời điểm để cần nhau

Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda đang có chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 24-26/6 theo lời mời của Chủ tịch nước chủ nhà Tập Cận Bình.
Thủ tướng Trung Quốc thăm New Zealand, Australia và Malaysia: Thêm bạn, tăng lợi ích

Thủ tướng Trung Quốc thăm New Zealand, Australia và Malaysia: Thêm bạn, tăng lợi ích

Chuyến thăm của Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường góp phần 'tái khởi động' quan hệ với Australia, củng cố hơn nữa quan hệ với New Zealand và Malaysia.
Quan điểm của Mỹ và Trung Quốc từ Đối thoại Shangri-La

Quan điểm của Mỹ và Trung Quốc từ Đối thoại Shangri-La

Dù có một số điểm chung, bài phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Trung Quốc tại Singapore cũng cho thấy những khác biệt trong cách nhìn nhận của mỗi bên.
Hội nghị thượng đỉnh G7: Vượt khó có thành?

Hội nghị thượng đỉnh G7: Vượt khó có thành?

Khó khăn trong nước, thách thức quốc tế “bủa vây” lãnh đạo các nước thành viên khiến Hội nghị thượng đỉnh G7 năm nay ở Italy trở nên đáng chú ý hơn.
‘Nhà báo Việt Minh’ ở Geneva

‘Nhà báo Việt Minh’ ở Geneva

Trong thời gian diễn ra Hội nghị Geneva 1954 tại Thụy Sỹ, có hai 'quan sát viên của Việt Minh' tác nghiệp đầy nhiệt huyết giữa Trung tâm báo chí...
Giấc mơ vũ trụ của Trung Quốc

Giấc mơ vũ trụ của Trung Quốc

Câu chuyện Vạn Hồ cố gắng phóng mình vào không gian bằng một chiếc ghế cho thấy khát vọng này đã rất lâu đời ở Trung Quốc.
IUU và nỗ lực bảo vệ hệ sinh thái biển

IUU và nỗ lực bảo vệ hệ sinh thái biển

Đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với hệ sinh thái biển.
Hiệp ước di cư và tị nạn mới của châu Âu

Hiệp ước di cư và tị nạn mới của châu Âu

Nghị viện châu Âu đã thông qua Hiệp ước về di cư và tị nạn, một dự án được khởi động cách đây chín năm và trải qua rất nhiều thăng trầm.
Xu thế luật hóa các tiêu chuẩn xanh của EU

Xu thế luật hóa các tiêu chuẩn xanh của EU

Xu hướng chuyển đổi xanh mang đến nhiều cơ hội nhưng cũng kéo theo sự phân hóa giữa các nhóm quốc gia.
Tại sao Mỹ trừng phạt năng lượng hạt nhân của Nga?

Tại sao Mỹ trừng phạt năng lượng hạt nhân của Nga?

Mỹ cấm nhập khẩu uranium được làm giàu từ Nga. Cấm vận này ảnh hưởng đến công nghiệp hạt nhân dân sự của Mỹ thế nào và và liệu châu Âu có sẵn sàng hỗ ...
Vì sao Hội nghị thượng đỉnh SCO lại quan trọng?

Vì sao Hội nghị thượng đỉnh SCO lại quan trọng?

Hội nghị thượng đỉnh SCO có tầm quan trọng với các cường quốc như Trung Quốc và Nga và cũng không kém phần ý nghĩa đối với các quốc gia Trung Á.
Vụ việc nhà sáng lập WikiLeaks: Vì sao Mỹ chấp nhận 'giơ cao đánh khẽ', ai đứng sau những 'cú quay xe'?

Vụ việc nhà sáng lập WikiLeaks: Vì sao Mỹ chấp nhận 'giơ cao đánh khẽ', ai đứng sau những 'cú quay xe'?

Nếu không có nỗ lực ngoại giao thầm lặng của chính phủ Australia, tự do của nhà sáng lập WikiLeaks Julian Assange có lẽ không đến sớm như vậy.
Con đường đưa Ukraine và Moldova gia nhập EU: Chông gai nhưng nhiều cơ hội

Con đường đưa Ukraine và Moldova gia nhập EU: Chông gai nhưng nhiều cơ hội

Ukraine và Moldova đang đàm phán gia nhập Liên minh châu Âu (EU). Đây là bước đầu tiên trong chặng đường dài để trở thành thành viên của khối này.
Báo chí Trung Quốc đưa đậm nét chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính

Báo chí Trung Quốc đưa đậm nét chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính

Lãnh đạo Trung Quốc khẳng định luôn đặt việc phát triển quan hệ song phương Trung-Việt là ưu tiên trong chính sách ngoại giao.
Tình hình bán đảo Triều Tiên: Những nước cờ mới, 'thêm dầu vào lửa'

Tình hình bán đảo Triều Tiên: Những nước cờ mới, 'thêm dầu vào lửa'

Tình hình bán đảo Triều Tiên lại 'nóng' trở lại khi cả Bình Nhưỡng, Seoul và cả Washington có những cách tiếp cận mới nhằm răn đe lẫn nhau.
Nhiệm kỳ 2 của nữ Chủ tịch EC: Động lực và tương lai của Liên minh châu Âu

Nhiệm kỳ 2 của nữ Chủ tịch EC: Động lực và tương lai của Liên minh châu Âu

Ngày 25/6, bà Ursula von der Leyen được tái chỉ định làm Chủ tịch EC với kỳ vọng tiếp tục góp phần xây dựng danh tiếng và ảnh hưởng của EU.
Phiên bản di động