Xung đột Nga-Ukraine: ‘Bùa hộ mệnh’ khí đốt có giúp Moscow né trừng phạt của Mỹ và phương Tây?

Hải An
Nga tấn công Ukraine, các lệnh trừng phạt mạnh mẽ được áp dụng, làm gián đoạn nguồn cung cấp khí đốt của châu Âu và gây ra "một cú sốc đình trệ” đối với châu lục này, giá dầu tiếp tục tăng có nguy cơ gây ra những bất ổn chưa từng có tiền lệ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Xung đột Nga-Ukraine: ‘Bùa hộ mệnh’ khí đốt có giúp Moscow né trừng phạt của Mỹ và phương Tây? Nỗi sợ hãi về bất ổn chưa từng có
Trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine, các nước xuất khẩu khí đốt không thể thay thế hoàn toàn nguồn cung khí đốt của Nga cho châu Âu nếu nguồn này bị cắt giảm. (Nguồn: Shutterstock))

Theo tờ Financial Times, cuộc khủng hoảng Ukraine đe dọa nghiêm trọng đến sự lạc quan trên toàn cầu về triển vọng phục hồi kinh tế, sau khi Nga điều quân đến các khu vực ly khai ở Đông Ukraine, gây ra hàng loạt lệnh trừng phạt từ phương Tây và khiến giá năng lượng tiếp tục tăng.

Trước khi cuộc khủng hoảng Ukraine leo thang, các ngân hàng trung ương cũng đã cảnh báo về nguy cơ lạm phát cao kéo dài.

Căng thẳng hiện nay được dự báo sẽ đẩy giá dầu và khí đốt lên cao và tiếp tục làm chậm quá trình phục hồi kinh tế, đặc biệt là ở châu Âu. Điều này dẫn đến lo ngại gia tăng về diễn biến lạm phát, đồng thời làm trầm trọng thêm vấn đề nan giải về thời điểm thắt chặt chính sách tiền tệ.

Châu Âu vẫn phụ thuộc lớn vào năng lượng Nga

Hầu hết các chuyên gia kinh tế cho rằng mặc dù có khó khăn song các nền kinh tế tiên tiến có khả năng phục hồi mà không để lại những “vết sẹo” nghiêm trọng.

Chuyên gia Daniela Ordonez tại cơ quan nghiên cứu Oxford Economics lưu ý rằng mặc dù cuộc khủng hoảng Ukraine là phép thử đối với sự lạc quan về triển vọng phục hồi kinh tế, các cuộc khảo sát cho thấy niềm tin của doanh nghiệp vẫn ở mức cao.

Tuy nhiên, nhà kinh tế trưởng toàn cầu của tập đoàn Citi Nathan Sheets cảnh báo, leo thang căng thẳng có thể nhanh chóng ảnh hưởng tới tâm lý lạc quan này. Một cuộc xung đột trên toàn Ukraine sẽ làm suy yếu triển vọng về con đường phục hồi kinh tế suôn sẻ khi áp lực lạm phát đang làm suy giảm thu nhập của các hộ gia đình.

Các nhà kinh tế tin rằng, mối đe dọa ngay lập tức đối với kinh tế toàn cầu từ các lệnh trừng phạt gia tăng sẽ chỉ là hạn chế. Mặc dù một số ngành và người tiêu dùng đang phụ thuộc vào thương mại với Nga, xuất khẩu sang Nga nói chung đã giảm mạnh kể từ khi Moscow sáp nhập Crimea vào năm 2014.

Tỷ trọng xuất khẩu sang Nga của Đức đã giảm từ 3,5% năm 2014 xuống dưới 2%, trong khi tỷ lệ này của Mỹ ở mức dưới 0,5%.

Tuy nhiên, tác động gián tiếp của các hành động của Nga đối với giá dầu và khí đốt toàn cầu có nguy cơ lớn hơn rất nhiều. Ngày 22/2, giá dầu thô Brent tăng lên mức gần 100 USD/thùng, trong khi giá xăng bán buôn cũng tăng mạnh.

Nhà kinh tế tại Capital Economics Bethany Beckett cho biết "rõ ràng, cuộc xung đột Nga-Ukraine làm tăng nguy cơ lạm phát tiếp tục cao trong thời gian dài”, ảnh hưởng tới các công ty năng lượng và người tiêu dùng.

Mô hình mô phỏng của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cho thấy những tác động nghiêm trọng, nếu nguồn cung khí đốt từ Nga bị gián đoạn.

Mô hình này ước tính tỷ lệ thiếu hụt khí đốt ở mức 10% có thể khiến Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) giảm 0,7%, với những tác động rõ rệt nhất ở các nước có ngành điện và khí đốt lớn và các ngành công nghiệp phụ thuộc nhiều vào khí đốt.

Bộ Năng lượng Qatar ngày 22/2 nhấn mạnh nước này và các nước khác không thể thay thế hoàn toàn nguồn cung khí đốt của Nga cho châu Âu nếu nguồn này bị cắt giảm.

Mỹ và phương Tây liên thủ trừng phạt

Mặc dù vậy, hầu hết các nhà kinh tế cho rằng quy mô của tác động này sẽ không quá nghiêm trọng tại những quốc gia đã hứng chịu những thiếu hụt nguồn cung lớn trong đại dịch và có thể thích ứng với tình trạng giảm nguồn cung khí đốt từ Nga.

Tin liên quan
Kinh tế thế giới nổi bật (18-24/2): Căng thẳng Nga-Ukraine Kinh tế thế giới nổi bật (18-24/2): Căng thẳng Nga-Ukraine 'thổi' giá khí đốt, Tây Âu không được bổ sung nguồn cung, Dòng chảy phương Bắc 2 'lĩnh đòn'

Theo chuyên gia kinh tế tại Viện Tài chính Quốc tế Elina Ribakova, các phản ứng ngay tức thì, như quyết định của Đức vào ngày 22/2 nhằm ngừng phê duyệt dự án đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc 2, sẽ mang "giá trị biểu tượng mạnh mẽ" bởi dự án này chưa đi vào hoạt động.

Trong khi đó, chuyên gia kinh tế trưởng tại ngân hàng Berenberg Holger Schmieding tin rằng, Nga sẽ cảm thấy sức ép của các lệnh trừng phạt “ăn miếng trả miếng” trước các nước phương Tây.

Ông lập luận, nếu cuộc khủng hoảng không gia tăng đáng kể, các lệnh trừng phạt "sẽ làm suy yếu nền kinh tế Nga theo thời gian trong khi có tác động rất hạn chế lên các nền kinh tế tiên tiến”.

Chuyên gia này dự đoán, thị trường tài chính sẽ trở lại bình thường sau một thời gian và sau một vài tháng suy thoái đối với doanh nghiệp cũng như niềm tin tiêu dùng, "tăng trưởng kinh tế ở châu Âu sẽ hồi phục mạnh mẽ trở lại sau làn sóng Omicron, trong bối cảnh tình trạng thiếu hụt nguồn cung đang giảm dần".

Tuy nhiên, các ngân hàng trung ương sẽ phải đối mặt với với một tình thế tiến thoái lưỡng nan khẩn cấp nếu giá năng lượng và lạm phát tiếp tục tăng. Các ngân hàng sẽ cần chứng tỏ sự nghiêm túc trong việc kiểm soát tăng giá.

Hiện, các ngân hàng trung ương đang công khai đưa ra tín hiệu thắt chặt chính sách, phản ánh lo ngại về nguy cơ tăng trưởng thấp không kém lo ngại về lạm phát cao.

Lưu ý về những bất ổn ở Ukraine và kỳ vọng thị trường về tăng lãi suất mạnh ở Vương quốc Anh, Phó Thống đốc Ngân hàng trung ương Anh (BoE) Dave Ramsden nói "cũng có rủi ro từ việc thắt chặt chính sách tiền tệ quá mức".

Tuy vậy, quan điểm đang thay đổi nhanh chóng để phản ứng với diễn biến Ukraine. Erik Nielsen, cố vấn của UnCredit, cho biết hiện tại có "những bất ổn chưa từng có tiền lệ về kinh tế và địa chính trị”.

Xung đột Nga-Ukraine: ‘Bùa hộ mệnh’ khí đốt có giúp Moscow né trừng phạt của Mỹ và phương Tây? Nỗi sợ hãi về bất ổn chưa từng có
Quyết định của Đức vào ngày 22/2 nhằm ngừng phê duyệt dự án đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc 2 sẽ mang "giá trị biểu tượng mạnh mẽ" bởi dự án này chưa đi vào hoạt động. (Nguồn: AP)

Viễn cảnh về cuộc suy thoái toàn cầu

Các nhà phân tích cảnh báo, thế giới có thể rơi vào một cuộc suy thoái nếu Nga chấm dứt xuất khẩu năng lượng sang châu Âu do những căng thẳng với Ukraine và việc giá dầu toàn cầu có thể tăng vọt lên trên mức 100 USD/thùng.

Bộ trưởng Năng lượng Australia Angus Taylor cho biết ông nhận thấy giá xăng dầu kỷ lục đang ảnh hưởng đến tài chính hộ gia đình, nhưng chính phủ không có kế hoạch loại bỏ hoặc giảm thuế tiêu thụ đặc biệt nhiên liệu để giảm bớt áp lực chi phí.

Ông Taylor lý giải, mặc dù chi phí nhiên liệu trung bình ở mức cao nhất trong lịch sử là 179,1 xu AUD/lít, mức giá này của Australia vẫn nằm trong nhóm 25% thấp nhất trong các quốc gia thành viên Tổ chức Hợp tác phát triển kinh tế (OECD).

Số liệu của công ty tư vấn CommSec cho thấy, các hộ gia đình Australia hiện phải chi trung bình 251 AUD (176 USD)/tháng cho xăng, một mức chi kỷ lục, tăng 67 AUD so với năm trước. Theo Viện Dầu mỏ Australia, giá xăng không chì trung bình trên toàn quốc đã tăng 2,2 xu/lít vào tuần trước, lên mức kỷ lục 179,1 xu AUD/lít.

Trong bối cảnh Đức tạm dừng đường ống dẫn khí đốt tự nhiên trị giá 7,7 tỷ USD và các thương nhân lo ngại rằng Nga sẽ găm giữ khí đốt để trả đũa, qua đó đẩy giá khí đốt lên cao hơn, ông Taylor cho biết giá khí đốt của Australia hiện vẫn thấp hơn 77% so với châu Á và châu Âu.

Nga là nhà sản xuất dầu lớn thứ ba thế giới và sau khi cuộc khủng hoảng tại Ukraine xảy ra, giá dầu Brent giao sau đã tăng lên trên 99 USD/thùng trước khi giảm về gần 96 USD/thùng.

Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh và Tiêu dùng Australia Rod Sims đánh giá căng thẳng ở Ukraine sẽ góp phần làm leo thang giá xăng dầu, đồng thời tuyên bố chính phủ liên bang không thể làm gì nhiều để giúp giảm giá nhiên liệu.

Ông Sims cho biết: “Căng thẳng xung quanh Ukraine làm trầm trọng thêm vấn đề cung cầu trên thị trường năng lượng trên toàn thế giới hậu đại dịch Covid-19”.

Bác bỏ khả năng giá khí đốt sẽ còn tăng cao hơn, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh và Tiêu dùng Australia cho biết các nhà sản xuất khí đốt đang kiếm được rất nhiều tiền và sẽ không muốn bất cứ điều gì cản trở khả năng xuất khẩu của mình. Trong khi đó, chính phủ liên bang sẽ sẵn sàng xử lý nghiêm các nhà cung cấp khí đốt tăng giá quá mức.

Căng thẳng Mỹ-Trung Quốc: Khi tranh cãi và trả đũa vào ngõ cụt, các nước sẽ chọn hướng đi nào?

Căng thẳng Mỹ-Trung Quốc: Khi tranh cãi và trả đũa vào ngõ cụt, các nước sẽ chọn hướng đi nào?

Nhà phân tích hàng hóa của Ngân hàng Commonwealth Australia Vivek Dhar cảnh báo, vẫn có "rủi ro đáng kể” của việc giá dầu có thể tăng trên 100 USD/thùng nếu khủng hoảng Nga-Ukraine tiếp tục leo thang.

Do phần lớn châu Âu phụ thuộc vào khí đốt và than nhiệt của Nga, nhà phân tích Matthew Hope của Credit Suisse cảnh báo, nếu xuất khẩu năng lượng của Nga sang châu Âu bị cắt giảm bởi một trong hai bên, sản xuất công nghiệp sẽ chậm lại đáng kể và gây ra mối đe dọa của một cuộc suy thoái toàn cầu.

Ông Hope nói: “Chúng tôi tin rằng điều này khó xảy ra, vì nó sẽ gây bất lợi cho cả hai bên, nhưng nếu căng thẳng tăng cao và không có giải pháp tốt, không thể loại trừ điều này”.

Viễn cảnh về kịch bản căng thẳng ở châu Âu đến vào thời điểm khó khăn đối với nền kinh tế toàn cầu. Chi phí điện năng tăng cao đã khiến lạm phát tăng cao hơn, làm phức tạp thêm sự phục hồi sau đại dịch và buộc các ngân hàng trung ương phải tăng lãi suất.

Tình trạng gián đoạn trong chuỗi cung ứng do hậu quả của đại dịch vẫn chưa được giải quyết và chi phí vận chuyển toàn cầu vẫn tăng cao.

Nhà kinh tế trưởng của AMP Capital Shane Oliver đánh giá, Nga tấn công Ukraine, các lệnh trừng phạt mạnh mẽ được áp dụng, làm gián đoạn nguồn cung cấp khí đốt của châu Âu và gây ra "một cú sốc đình trệ đối với châu Âu, và ở mức độ thấp hơn trên toàn cầu, khi giá dầu tiếp tục tăng".

Tiến sĩ Oliver dự báo, giá cổ phiếu có thể sẽ giảm thêm 10% và thị trường sẽ mất khoảng 6 tháng để phục hồi.

Tuy nhiên, nếu các lực lượng của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tham gia vào việc này, thị trường cổ phiếu có thể giảm tới 1/5.

Bên cạnh đó, bà Helena Croft, Giám đốc chiến lược hàng hóa toàn cầu của RBC Capital, cho rằng nguy cơ lạm phát giá thực phẩm xuất phát từ cuộc xung đột cũng sẽ nghiêm trọng do Nga và Ukraine chiếm tổng số 1/4 lượng xuất khẩu lúa mỳ toàn cầu. Riêng Ukraine chiếm 13% lượng ngô xuất khẩu toàn cầu.

Khi nào chiến dịch của Nga ở Đông Ukraine kết thúc?

Khi nào chiến dịch của Nga ở Đông Ukraine kết thúc?

Chuyên gia quân sự Alexei Leonkov cho biết, các nhiệm vụ chính trong chiến dịch của quân đội nước này ở Donbass là phá hủy ...

Giá vàng hôm nay 24/2, Giá vàng tăng, thị trường chưa vượt nỗi sợ hãi tồi tệ nhất, nên rót tiền? SJC như diều gặp gió

Giá vàng hôm nay 24/2, Giá vàng tăng, thị trường chưa vượt nỗi sợ hãi tồi tệ nhất, nên rót tiền? SJC như diều gặp gió

Giá vàng hôm nay 24/2 điều chỉnh tăng, các lệnh trừng phạt Nga của Mỹ và phương Tây không phải là nỗi sợ hãi tồi ...

(theo Financial Times, TTXVN)

Bài viết cùng chủ đề

Khủng hoảng năng lượng

Xem nhiều

Đọc thêm

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/11/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/11/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 23/11. Lịch âm 23/11/2024? Âm lịch hôm nay 23/11. Lịch vạn niên 23/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 23/11/2024: Tuổi Hợi cải thiện tài chính

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 23/11/2024: Tuổi Hợi cải thiện tài chính

Xem tử vi 23/11 - tử vi 12 con giáp hôm nay 23/11/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Nhận định trận đấu MU vs Ipswich: Viên gạch đầu tiên của Amorim

Nhận định trận đấu MU vs Ipswich: Viên gạch đầu tiên của Amorim

MU vs Ipswich: Nếu Amorim thành công tại MU, người ta sẽ nhớ mãi về trận đấu đầu tiên của ông, để mà hoài niệm, để mà so sánh.
Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới  44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR

Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới 44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR

Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới 44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR.
Xu hướng làm đẹp tự nhiên: Thẩm mỹ viện Orchard Group và cách tư vấn khách hàng

Xu hướng làm đẹp tự nhiên: Thẩm mỹ viện Orchard Group và cách tư vấn khách hàng

Trong những năm gần đây, làm đẹp tự nhiên đã trở thành xu hướng nổi bật trong ngành thẩm mỹ. Khách hàng không chỉ muốn cải thiện vẻ ngoài mà ...
HLV Hansi Flick thêm trận chung kết Champions League 2024/25 vào lịch làm việc

HLV Hansi Flick thêm trận chung kết Champions League 2024/25 vào lịch làm việc

Tự tin vào khả năng Barcelona có thể đi đến tận cùng Champions League 2024/25, HLV Hansi Flick thêm trận chung kết vào lịch làm việc của mình.
Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới  44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR

Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới 44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR

Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới 44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR.
Giá heo hơi hôm nay 22/11: Giữ giá trên cả 3 miền, nguồn cung thị trường toàn cầu giảm sút

Giá heo hơi hôm nay 22/11: Giữ giá trên cả 3 miền, nguồn cung thị trường toàn cầu giảm sút

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay giữ ổn định trên cả nước. Theo khảo sát, thị trường heo hơi toàn quốc hiện dao động trong khoảng 60.000 - 63.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024 tại thị trường trong nước quay đầu giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.500 đồng/kg.
Doanh nghiệp Hàn Quốc 'mách' Việt Nam cách tăng năng suất, cải thiện hiệu quả sản xuất

Doanh nghiệp Hàn Quốc 'mách' Việt Nam cách tăng năng suất, cải thiện hiệu quả sản xuất

TS. Nguyễn Văn Thân thông tin, Diễn đàn Hợp tác đầu tư Việt Nam-Hàn Quốc 2024 đã thu hút hơn 500 đại biểu từ hai quốc gia.
Khát vọng về 'chân trời tăng trưởng và phát triển mới' cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam-Hàn Quốc

Khát vọng về 'chân trời tăng trưởng và phát triển mới' cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam-Hàn Quốc

Chiều nay (21/11), Diễn đàn Hợp tác đầu tư Việt Nam-Hàn Quốc năm 2024 đã diễn ra tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), Hà Nội.
Giới thiệu hình ảnh, tiềm năng của Bình Định với nhà đầu tư, doanh nghiệp Thái Lan

Giới thiệu hình ảnh, tiềm năng của Bình Định với nhà đầu tư, doanh nghiệp Thái Lan

Từ 21-23/11, tại TP. Quy Nhơn, UBND tỉnh Bình Định tổ chức sự kiện Gặp gỡ các doanh nghiệp Thái Lan.
Bất động sản mới nhất: Chênh lệch giá chung cư giữa Đông và Tây Hà Nội, đề nghị dừng thanh tra 10 dự án, điều kiện bồi thường khi thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Chênh lệch giá chung cư giữa Đông và Tây Hà Nội, đề nghị dừng thanh tra 10 dự án, điều kiện bồi thường khi thu hồi đất

Khảo sát thị trường chung cư Hà Nội, Hải Dương đề nghị dừng thanh tra 10 dự án… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới

73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới

Theo Báo cáo của Batdongsan.com.vn nửa cuối năm 2024, 73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới.
Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, giá thuê lại ‘bất động’, điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, giá thuê lại ‘bất động’, điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Căn hộ chung cư vẫn là 'điểm nóng' của thị trường, gần 4.000 căn hộ cũ tại TP.HCM sắp được sửa chữa… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Loạt dự án chung cư giá tăng vọt tại Hà Nội và TPHCM, Cần Thơ kiểm kê đất đai chuyên đề về sân golf… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Giải thưởng Nhà môi giới bất động sản Việt Nam nhằm tôn vinh các cá nhân có đóng góp tích cực, nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững.
Bất động sản mới nhất: Mặc kệ tồn kho ngày càng lớn, giá vẫn tăng vù vù, thị trường vào mùa cuối năm, bảng giá 14 chung cư vừa mở bán

Bất động sản mới nhất: Mặc kệ tồn kho ngày càng lớn, giá vẫn tăng vù vù, thị trường vào mùa cuối năm, bảng giá 14 chung cư vừa mở bán

Tồn kho ngày càng lớn, giá chung cư tại TPHCM chạm 80 triệu đồng/m2, Hà Nội thu hồi hơn 7.100 m2 đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11: USD vượt mốc 107, thị trường tự do gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11: USD vượt mốc 107, thị trường tự do gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11 ghi nhận đồng USD lên mức 107,15, mức cao nhất kể từ ngày 4/10/2023.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11: Loạt đồng tiền trú ẩn an toàn tăng giá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11: Loạt đồng tiền trú ẩn an toàn tăng giá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11 ghi nhận Yen Nhật, đồng Franc Thụy Sỹ và đồng bạc xanh đã tăng giá.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11: USD hạ nhiệt, Yen Nhật thêm 'báo động'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11: USD hạ nhiệt, Yen Nhật thêm 'báo động'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11 tiếp tục hạ nhiệt, vẫn neo trên mức 106.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11: USD đảo chiều, thị trường tự do tiếp đà 'bay cao'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11: USD đảo chiều, thị trường tự do tiếp đà 'bay cao'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11 ghi nhận đồng USD giảm trong khi đồng EUR tăng 0,54%, đạt mức 1,0598 USD.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11: Thị trường tự do tiến xa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11: Thị trường tự do tiến xa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11 ghi nhận USD mua vào tại các thị trường tự do đang cao hơn 465 đồng so với kênh ngân hàng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11: USD vươn tới mức đỉnh một năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11: USD vươn tới mức đỉnh một năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11 ghi nhận đồng USD tăng giá so với các đồng tiền chính, neo ở mức đỉnh trong một năm.
Phiên bản di động