Nhỏ Bình thường Lớn

Xung đột Nga-Ukraine, cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc và căng thẳng địa chính trị tạo sân khấu toàn cầu cho EU với ‘nút quyền lực thứ ba’?

Trong bối cảnh Mỹ và Trung Quốc tập trung sự chú ý vào nhau, Nga triển khai chiến dịch quân sự tại Ukraine, chiến tranh ở Gaza... thì EU, với "nút quyền lực thứ ba" có thể làm gì để định vị mình là một bên tham gia phát triển toàn cầu?
Xung đột Nga-Ukraine, cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc và căng thẳng địa chính trị  tạo sân khấu toàn cầu cho EU với ‘nút quyền lực thứ ba’?
Với an ninh kinh tế là mục tiêu chính trị hàng đầu, việc đảm bảo hàng hóa và tiếp cận các nguyên liệu thô quan trọng là nhiệm vụ số 1 của Liên minh châu Âu (EU). Trong ảnh: Cờ EU bên ngoài trụ sở Ủy ban châu Âu ở Brussels, Bỉ. (Nguồn: Reuters)

Trong những năm gần đây, nhiệm vụ đảm bảo an ninh kinh tế và quyền tự chủ chiến lược đã trở thành vấn đề định hình nền chính trị của Liên minh châu Âu (EU). Nhu cầu cạnh tranh toàn cầu để có được các nguồn tài nguyên hữu hạn cần thiết cho quá trình chuyển đổi xanh và kỹ thuật số cũng như sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc để giành quyền thống trị toàn cầu, tất cả đều thúc đẩy chương trình nghị sự này.

Và trong khi đại dịch Covid-19 và xung đột ở Ukraine làm nổi bật sự phụ thuộc toàn cầu của các quốc gia, thì căng thẳng địa chính trị ngày càng sâu sắc đã khiến những cân nhắc về an ninh quốc gia được đặt lên hàng đầu. Đồng thời, sự trỗi dậy của các đảng dân túy trên khắp châu Âu đang thúc đẩy lời kêu gọi lợi ích quốc gia của các nước đóng vai trò quyết định trong hợp tác phát triển.

Điều này thể hiện một môi trường đầy thách thức cho hợp tác phát triển của EU. Bị cuốn vào mô hình mới này, hợp tác phát triển ngày càng được coi là đòn bẩy của quyền lực cứng và là công cụ gây ảnh hưởng có thể được sử dụng để củng cố quyền tự chủ chiến lược và an ninh kinh tế của châu Âu.

Tin liên quan
Ảnh ấn tượng (8-14/7): Tổng thống Nga nói về lối đi riêng của BRICS, ‘nóng rẫy’ vụ ông Trump bị ám sát, lý do Thủ tướng Hungary thăm Trung Quốc Ảnh ấn tượng (8-14/7): Tổng thống Nga nói về lối đi riêng của BRICS, ‘nóng rẫy’ vụ ông Trump bị ám sát, lý do Thủ tướng Hungary thăm Trung Quốc

Với lợi ích là trọng tâm trong chiến lược hợp tác phát triển của EU, bầu không khí mất lòng tin giữa châu lục này và các đối tác đang ngày càng gia tăng, do ký ức không xa về “chủ nghĩa dân tộc” vaccine trong đại dịch Covid-19, hay các tiêu chuẩn khác nhau mà một số người châu Âu áp dụng liên quan đến việc thăm dò nhiên liệu hóa thạch và những tác động tiêu cực mà Thỏa thuận Xanh (Green Deal) sẽ gây ra đối với sự tăng trưởng và phát triển của các nước châu Phi.

Tuy nhiên, việc định hình chính sách phát triển của EU theo kiểu này, tức là đặt lợi ích địa chiến lược lên hàng đầu, sẽ gây bất lợi hơn là có ích cho chính khối này trong trung và dài hạn, đồng thời có nguy cơ gây ra xung đột lợi ích với các đối tác.

Sự phân mảnh về địa kinh tế và sự thiếu hụt niềm tin vào chính phủ đang đe dọa khả năng của các chính phủ trong việc giải quyết những thách thức toàn cầu cấp bách.

Ở châu Phi, sự rạn nứt này thể hiện rõ ở rất nhiều hội nghị cấp cao châu Phi cộng một, chẳng hạn như Hội nghị thượng đỉnh Hàn Quốc-châu Phi (tháng 6/2024). Thay vì sử dụng các phương tiện đa phương để giải quyết vấn đề hợp tác phát triển, môi trường mới này đã tạo ra sự chuyển hướng nguồn lực sang các sáng kiến ​​song phương, trong đó lợi ích địa chính trị là trực tiếp.

Trong bài viết này, các tác giả đề xuất thiết lập lại câu chuyện quan hệ quốc tế của EU và “con đường thứ ba” để liên minh định vị mình là một bên tham gia phát triển toàn cầu.

Tại sao EU nên hành động ngay lập tức?

Năm 2019, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen đặt ra nguyện vọng về một “Ủy ban địa chính trị” và chọn Addis-Abeba, trụ sở của Liên minh châu Phi (AU), là nơi tới thăm trong chuyến công du đầu tiên, Điều này báo hiệu rằng EU sẽ đặt châu Phi làm ưu tiên hàng đầu của mình. Vào năm 2020, EC công bố một thông cáo chung có tiêu đề “Hướng tới một chiến lược toàn diện với châu Phi”, đề xuất quan hệ đối tác về tiếp cận năng lượng, chuyển đổi kỹ thuật số, di cư và các vấn đề khác.

Tuy nhiên, trong 5 năm qua, nhiều cuộc khủng hoảng đã xung đột với tham vọng này, dẫn đến việc thất hứa, tiêu chuẩn kép và cách tiếp cận chia rẽ. Đại dịch Covid-19 khiến các nước EU tích trữ và sau đó bán phá giá vaccine, trong khi cách tiếp cận hoàn toàn khác của liên minh đối với chiến tranh ở Gaza và xung đột ở những nơi khác trên thế giới, so với xung đột ở Ukraine, đã dẫn đến cáo buộc về tiêu chuẩn kép và làm suy yếu uy tín của liên minh đối với “sân khấu” thế giới.

Sự mâu thuẫn ngày càng tăng giữa các nguyên tắc và thực tiễn của EU đã làm suy yếu độ tin cậy của các giá trị nền tảng của tổ chức này, cả trong và ngoài nước. Đó là các giá trị về công bằng xã hội và đoàn kết; tính bền vững và toàn diện; cũng như hành động đa phương.

Một số quốc gia thành viên đã xem nhẹ các tiêu chuẩn châu Âu về dân chủ và pháp quyền, trong khi hợp tác phát triển ngày càng tăng để theo đuổi các mục tiêu an ninh và di cư đã làm dấy lên những lời chỉ trích rằng EU đang từ bỏ các nguyên tắc phát triển cốt lõi. Ý tưởng về một “Ủy ban địa chính trị” đã biến hợp tác phát triển thành một lĩnh vực chính sách mang tính tư lợi, trong đó các hành động được liên kết chặt chẽ và củng cố các mục tiêu an ninh kinh tế của khối.

Trong khi đó, nhu cầu tài chính ở các nước châu Phi đã tăng vọt. Những nỗ lực nhằm chống lại tác động của các cuộc khủng hoảng đã được kết hợp với các nguồn tài chính thay thế hạn chế.

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá, “thu nhập ở châu Phi cận Sahara đang ngày càng tụt hậu so với phần còn lại của thế giới trong bối cảnh kinh tế phục hồi chậm chạp”, đồng tời cảnh báo những rủi ro “từ địa chính trị, bất ổn trong nước và biến đổi khí hậu”.

Covid-19 và chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine đã chấm dứt hoạt động vay lãi suất thấp. Lãi suất và chi phí năng lượng đã tăng vọt. Đồng nội tệ mất giá trị so với USD. Các nhà đầu tư đang rút tiền ra khỏi châu Phi. Các nhà tài trợ châu Âu đã chi gần 1/5 số tiền dành cho viện trợ của họ tại quê nhà.

Tất cả những điều này đang gây ra rủi ro lớn đối với khả năng tài chính của các nước đang phát triển trong ngắn hạn và ngăn cản họ đầu tư vào sự phát triển trong trung và dài hạn.

Tuy nhiên, với an ninh kinh tế là mục tiêu chính trị hàng đầu, việc đảm bảo hàng hóa và tiếp cận các nguyên liệu thô quan trọng là nhiệm vụ số 1 của EU. Khối đã tìm cách xây dựng chuỗi cung ứng linh hoạt và đa dạng hơn cho các khoáng sản quan trọng, do vai trò ngày càng tăng của chúng đối với quá trình chuyển đổi năng lượng xanh, hệ thống phòng thủ và các ứng dụng công nghệ cao khác, cũng như tính dễ bị tổn thương trước các cú sốc về nguồn cung.

Với việc châu Phi chiếm khoảng 30% trữ lượng khoáng sản quan trọng của thế giới, EU nhấn mạnh vào việc giảm sự phụ thuộc, đặc biệt là vào năng lượng và tập trung xây dựng các hành lang chiến lược với các nước châu Phi để củng cố an ninh của châu Âu. Kể từ năm 2020, khối 27 quốc gia thành viên đã thiết lập quan hệ đối tác về nguyên liệu thô với 4 quốc gia châu Phi, gồm CHDC Congo (DRC), Zambia, Rwanda và Namibia, đồng thời ký biên bản ghi nhớ để hỗ trợ phát triển “Hành lang Lobito” dọc theo DRC, Zambia và Angola. Đây là tuyến đường sắt dài 1.300 km để vận chuyển các nguyên liệu thô quan trọng và khoáng sản chiến lược.

Global Gateway của EU - một kế hoạch trị giá 300 tỷ EUR để tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng - được coi là cách để liên minh hiện thực hóa tham vọng trở thành một đối thủ nặng ký về địa chính trị so với Sáng kiến ​​Vành đai và con đường (BRI) của Trung Quốc. Global Gateway đặt trọng tâm vào việc cung cấp cơ sở hạ tầng đạt tiêu chuẩn cao nhất về tính bền vững, quản trị và minh bạch.

Tuy nhiên, kế hoạch này không bao gồm bất kỳ nguồn lực bổ sung nào từ ngân sách EU, cho đến nay vẫn thiếu quy mô, trọng tâm chiến lược, tính minh bạch và trách nhiệm giải trình, khiến liên minh bị cuốn vào “cuộc chiến đưa ra các đề nghị”. “Lời đề nghị phát triển” của châu Âu có ý nghĩa đặc biệt vì người dân châu lục này tin vào nền kinh tế hỗn hợp - một nền kinh tế thị trường được điều tiết tập trung vào việc xã hội hóa các rủi ro và dịch vụ công.

Điều này được cho là sẽ khiến lục địa già khác biệt với các chủ thể khác, đặc biệt là Trung Quốc và Mỹ, đồng thời giúp tạo ra một nền tảng trung gian quan trọng giữa các cách tiếp cận thuần túy theo định hướng thị trường và định hướng nhà nước. Nhưng trên thực tế, kế hoạch đã thất bại trong việc đưa ra “con đường thứ ba”.

Đồng thời, châu Phi đã tìm kiếm quan hệ đối tác kinh tế và quân sự với một danh sách dài các bên tham gia - bao gồm Brazil, Trung Quốc, các quốc gia vùng Vịnh, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga. Điều này khiến EU trở thành đối tác quan trọng nhưng không có nghĩa là duy nhất hoặc được ưu tiên của châu Phi.

Trong thập niên qua, Trung Quốc đã nổi lên là đối tác thương mại chính của các nước châu Phi cận Sahara, với kim loại, sản phẩm khoáng sản và nhiên liệu chiếm khoảng 60% kim ngạch xuất khẩu của khu vực sang nền kinh tế số 1 châu Á. Bắc Kinh cũng đã trở thành chủ nợ lớn và là nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài quan trọng đối với châu Phi.

Bên cạnh Trung Quốc, ảnh hưởng của Nga ở châu Phi, đặc biệt là về các vấn đề an ninh, tiếp tục gia tăng, chiếm 40% lượng vũ khí chính mà châu lục này nhập khẩu từ năm 2018-2022.

EU có thể làm gì?

Hợp tác phát triển luôn là sự mở rộng của chính sách đối ngoại và thúc đẩy lợi ích cá nhân. Nhưng hợp tác là “sự điều chỉnh cho kỷ nguyên viện trợ trước đây, khi các nhà tài trợ có xu hướng dựa vào viện trợ để thực hiện một hình thức cạnh tranh ý thức hệ…”.

Xung đột Nga-Ukraine, cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc và căng thẳng địa chính trị  tạo sân khấu toàn cầu cho EU với ‘nút quyền lực thứ ba’?
Chủ tịch EC Ursula von der Leyen công bố kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng mang tên Global Gateway, tháng 12/2021. (Nguồn: EC)

Trong những năm qua, với sự hỗ trợ của châu Âu, “các thỏa thuận thận trọng và kiên quyết nhằm đạt được viện trợ ràng buộc với ưu tiên lợi ích thương mại của nước tài trợ thay vì tiến bộ phát triển ở các nước nghèo hơn... đã tạo áp lực cho nguyên tắc hợp tác thay vì cạnh tranh”.

Nhưng thời đại cạnh tranh giữa các cường quốc đã tạo ra một sự thay đổi có thể nhận thấy. Đó là sự xói mòn của hợp tác và sự quay trở lại với cách tiếp cận mang tính giao dịch trong hợp tác phát triển vì lợi ích an ninh kinh tế. Việc này có nguồn gốc từ phản ứng đối với Trung Quốc.

Hoạt động cho vay của Bắc Kinh, trên khắp thế giới phát triển, gắn liền với các công ty trong nước của Trung Quốc đã đạt được uy tín và ảnh hưởng đáng kể, mang lại lợi ích cho nước này trên toàn thế giới. Phản ứng mạnh mẽ từ Mỹ và một số đồng minh châu Âu trước nhận thức rằng sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc đã khiến họ phải trả giá gần như cố thủ cho xu hướng này.

Việc chuyển từ những phản ứng toàn cầu sang một cách tiếp cận song phương, mang tính giao dịch nhiều hơn đã tạo ra nhu cầu cấp thiết về “con đường thứ ba” - một nỗ lực nhằm cân bằng lợi ích quốc gia hoặc khu vực với mục tiêu mang lại tiến bộ phát triển ở những khu vực kém phát triển hơn trên thế giới và giải quyết các vấn đề của thế giới.

Khi Mỹ và Trung Quốc tập trung sự chú ý vào nhau - một “nút quyền lực thứ ba” đáng tin cậy có thể bảo vệ những lợi ích của sự phát triển toàn cầu và thúc đẩy chương trình nghị sự này.

Cam kết lâu dài của EU đối với sự phát triển có thể hoàn toàn phù hợp và là một lợi thế đối với các lợi ích an ninh kinh tế và chiến lược của khối. Việc thiết lập lại chiến lược có thể cho phép liên minh tái cân bằng việc thúc đẩy các mục tiêu phát triển toàn cầu với lợi ích an ninh kinh tế, thừa nhận rằng hợp tác quốc tế vừa là vấn đề đoàn kết, trách nhiệm, vừa mang lại các lợi ích.

Năm 2025, EC sẽ đưa ra đề xuất về ngân sách 7 năm, còn gọi là Khung khổ tài chính đa phương (MFF) 2028-2034. MFF sẽ thiết lập chiến lược, cơ cấu, tài chính và công cụ từ năm 2028 trở đi.

Khung khổ này sẽ định hình tương lai của sự tham gia đối ngoại và quan hệ quốc tế của EU, đặc biệt là sự phù hợp, độ tin cậy và tác động của liên minh với tư cách là một lực lượng đóng vai trò quan trọng trên thế giới. Trong bối cảnh môi trường địa chính trị không ổn định, không chắc chắn và cạnh tranh cũng như những hạn chế về tài chính, nền kinh tế bị thu hẹp, trầm trọng hơn do chi tiêu quốc phòng cao hơn và hỗ trợ kinh tế cho Ukraine, MFF phải dung hòa lợi ích và giá trị của EU.

Với chủ nghĩa dân túy đang trỗi dậy ở khối 27 quốc gia thành viên, EC có thể chọn chống chọi với sự phân cực - Đông và Tây, Bắc và Nam - hoặc đối mặt với nó và tự coi mình là “nút quyền lực thứ ba”. Tuy nhiên, khi làm như vậy, liên minh phải nhận ra rằng, sức mạnh của mình với tư cách là một tác nhân toàn cầu vạch ra cách tiếp cận cân bằng giữa lợi ích và giá trị, sẽ tiếp tục phụ thuộc phần lớn vào sự hợp tác phát triển của chính khối.

Vào thời điểm quan trọng này, EU nên kiên trì với các giá trị cốt lõi của mình và điều đó có nghĩa là nhấn mạnh vào các giá trị xã hội và hợp tác quốc tế, cam kết chắc chắn đối với trật tự quốc tế dựa trên luật lệ và cách tiếp cận thế giới tập trung vào lợi ích chung, chọn một hướng đi tốt chứ không vì tư lợi hẹp hòi.

Kinh tế thế giới nổi bật (5-11/7): Ba ‘con nợ’ lớn nhất của IMF, ra mắt tàu container đầu tiên chạy bằng methanol, Mỹ giảm tốc, Trung Quốc đáp trả EU

Kinh tế thế giới nổi bật (5-11/7): Ba ‘con nợ’ lớn nhất của IMF, ra mắt tàu container đầu tiên chạy bằng methanol, Mỹ giảm tốc, Trung Quốc đáp trả EU

OPEC nâng dự báo tăng trưởng toàn cầu, xuất khẩu dầu của Nga giảm mạnh nhất kể từ khi nổ ra xung đột với Ukraine, ...

Thêm một quốc gia chấp nhận hệ thống thanh toán Mir của Nga

Thêm một quốc gia chấp nhận hệ thống thanh toán Mir của Nga

Ngày 16/7, hãng thông tấn TASS dẫn nguồn Đại sứ quán Nga tại Myanmar cho biết, hệ thống thanh toán Mir đã bắt đầu hoạt ...

Ảnh ấn tượng (1-7/7): Nga ủng hộ 'kết thúc tận cùng' xung đột với Ukraine, ông Trump có lợi thế; căng thẳng Hezbollah-Israel; lý do Ronaldo bật khóc

Ảnh ấn tượng (1-7/7): Nga ủng hộ 'kết thúc tận cùng' xung đột với Ukraine, ông Trump có lợi thế; căng thẳng Hezbollah-Israel; lý do Ronaldo bật khóc

Tổng thống Nga Putin khẳng định ủng hộ chấm dứt hoàn toàn và tận cùng xung đột với Ukraine, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận ...

Kinh tế thế giới nổi bật (28/6-4/7): Vượt G7, tỷ trọng BRICS trong GDP toàn cầu đạt kỷ lục, Mỹ nguy cơ mất đà, đấu giá xì gà Cuba ở Anh

Kinh tế thế giới nổi bật (28/6-4/7): Vượt G7, tỷ trọng BRICS trong GDP toàn cầu đạt kỷ lục, Mỹ nguy cơ mất đà, đấu giá xì gà Cuba ở Anh

Khoảng 1/3 thực phẩm được sản xuất bị thất thoát, tỷ trọng BRICS trong GDP toàn cầu đạt kỷ lục, đồng Ruble Nga tăng mạnh ...

Bất động sản mới nhất: Phân khúc tăng giá nhất, loại 12 dự án khỏi danh mục đấu giá, điều kiện cấp sổ hồng cho chung cư mini

Bất động sản mới nhất: Phân khúc tăng giá nhất, loại 12 dự án khỏi danh mục đấu giá, điều kiện cấp sổ hồng cho chung cư mini

Loại 12 dự án khỏi danh mục đấu giá quyền sử dụng đất, giá căn hộ cao cấp và đất nền tại TPHCM tăng gấp ...

(theo cgdev.org)

Tin cũ hơn