Xung đột Nga-Ukraine: Chi 'khủng' cho chiến dịch quân sự, Tổng thống Putin đang lấy tiền từ đâu?

Minh Anh
Mỗi ngày, Nga chi khoảng 900 triệu USD cho chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, trong bối cảnh Moscow liên tiếp hứng chịu các lệnh trừng phạt khắc nghiệt từ phương Tây, vậy Tổng thống Putin đã lấy tiền từ đâu?
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Xuất khẩu năng lượng cung cấp một dòng tiền khổng lồ chảy vào ngân khố của Nga và đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ đồng Ruble. (Nguồn: The Columnist)
Xung đột Nga-Ukraine: Chi khủng cho chiến dịch quân sự, Tổng thống Putin lấy tiền từ đâu? (Nguồn: The Columnist)

Mỗi ngày 900 triệu USD?

Khi Moscow quyết định thực hiện chiến dịch quân sự nhằm vào Ukraine, chắc chắn người đứng đầu nước Nga đã dự tính được khả năng nền kinh tế có thể bị tổn hại nặng nề trong nhiều năm tới.

Tổng biên tập Sean Spoonts của SOFREP - một cơ quan truyền thông chuyên về tin tức quân sự, thông tin với với Newsweek rằng, chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine đã sắp qua tháng thứ ba và để duy trì nó, Tổng thống Putin cần khoảng 900 triệu USD mỗi ngày.

Theo ước tính của SOFREP, một số yếu tố quan trọng đang góp phần đẩy mức chi phí lên mức cao vọt như vậy. Có thể kể đến chi phí trả lương cho những người lính Nga đang chiến đấu ở Ukraine; cung cấp cho họ bom, đạn và tên lửa; và cũng không ít tiền chi để sửa chữa các thiết bị quân sự bị hư hỏng hoặc sắm mới các khí tài bị mất.

Nga cũng phải “đầu tư” lớn cho hàng nghìn vũ khí quan trọng và tên lửa hành trình đã được sử dụng trong cuộc chiến, theo tính toán của Tổng biên tập Spoonts, con số rơi vào khoảng 1,5 triệu USD/chiếc.

Những con số trên hiện không tính đến việc Nga có thể đã thiệt hại bao nhiêu về tài chính vì các lệnh trừng phạt kinh tế nghiêm trọng đã bị áp đặt lên nước này, kể từ sau khi Nga nổ tiếng súng đầu tiên tại Ukraine vào cuối tháng Hai.

Tất nhiên, theo thông tin từ Nhà Trắng, các biện pháp trừng phạt vẫn có được duy trì ngay cả khi Nga tuyên bố rút quân.

Không ít nhà quan sát đã tin rằng, Nga sẽ nhanh chóng đánh bại Ukraine, do ưu thế quân sự của nước này. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, Nga vẫn chưa có nhiều thành công về mặt quân sự. Lực lượng quân sự hùng mạnh của Nga vẫn không kiểm soát được thủ đô Kiev và cũng vẫn phải vật lộn ở các thành phố lớn khác.

Mà theo như Thư ký báo chí Lầu Năm Góc John Kirby đã chỉ ra, mọi động thái của lực lượng Nga đều vấp phải sự phản kháng mạnh mẽ của người Ukraine. "Tất cả những gì tôi có thể nói là người Nga đã không đạt được tiến bộ ở Donbas và miền Nam mà chúng tôi tin rằng họ muốn đạt được. Chúng tôi tin rằng, họ đang chậm tiến độ", ông Kirby nói.

Donbas là một khu vực phía Đông của Ukraine có hai nước cộng hòa ly khai do Nga hậu thuẫn là Luhansk và Donetsk.

Những vấn đề Nga gặp phải tại Ukraine có thể khiến nước này phải trả giá rất đắt, cả về tài chính và thiệt hại về nhân mạng, mặc dù Điện Kremlin mới đây cũng đã miễn cưỡng công bố về con số thương vong quân sự.

Một nghiên cứu được phát hành hai tuần/lần cho biết, thiệt hại trực tiếp từ cuộc xung đột Nga-Ukraine đã khiến Moscow thiệt hại khoảng 7 tỷ USD.

Một báo cáo mới đây của CNBC chỉ ra rằng, các biện pháp trừng phạt kinh tế áp đặt lên nền kinh tế Nga kể từ khi cuộc xung đột bắt đầu đã có những tác động tàn khốc đối với đất nước và có thể được mỗi công dân Nga cảm nhận trong nhiều thập kỷ tới.

Khi đồng Ruble sụp đổ, nền kinh tế nước này có thể bị lùi lại khoảng 30 năm. Một số dự đoán cho rằng, mức sống của Nga có thể bị hạ thấp trong 5 năm tới, theo báo cáo của CNBC.

Viện Tài chính Quốc tế, một tổ chức tư vấn tài chính đại diện cho các công ty ở hơn 70 quốc gia, cho biết, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước Nga có thể sẽ giảm 15% trong năm nay, theo Business Insider.

Tất nhiên, ở phía bên kia, Ukraine cũng đang phải đối mặt với chi phí kinh tế nặng nề vì cuộc xung đột với Nga. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết, sẽ cần hàng trăm tỷ USD để sửa chữa những thiệt hại đối với nền kinh tế và cơ sở hạ tầng của đất nước. The Wall Street Journal đưa ra con số ước tính khoảng 600 tỷ USD.

Châu Âu không còn là khách hàng số 1

Nền kinh tế Nga phụ thuộc rất nhiều vào doanh thu từ lĩnh vực dầu và khí đốt. Ước tính hồi tháng 1/2022, doanh thu từ dầu chiếm 45% ngân sách liên bang Nga, trong đó châu Âu từ lâu đã là khách hàng số 1. Năm ngoái, 1/3 lượng dầu nhập khẩu của khu vực đến từ Nga, theo Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA).

Trước khi xung đột quân sự Ukraine nổ ra, châu Âu nhập khẩu khoảng 3,4 triệu thùng dầu mỗi ngày từ Nga. Con số này đã giảm nhẹ từ cuối tháng 2, bởi phần lớn các nhà buôn dầu ở châu Âu bắt đầu ngần ngại với dầu mỏ Nga, khi đối mặt chi phí vận chuyển tăng vọt và khó đảm bảo tài chính, bảo hiểm cho các lô hàng vận chuyển bằng tàu biển.

Đến tháng 4, châu Âu vẫn phải nhập khoảng 3 triệu thùng dầu mỗi ngày từ Nga, theo Rystad Energy. Tuy nhiên, sau hơn hai tháng xung đột diễn ra ở Ukraine, EU muốn tiến xa hơn nữa và nỗ lực đạt lệnh cấm nhập khẩu dầu từ Nga trong vòng 6 tháng và chấm dứt nhập hoàn toàn các sản phẩm dầu tinh chế vào cuối năm nay.

Kế hoạch của EU được dự tính sẽ gây áp lực lên nền kinh tế Nga, thậm chí có thể gây ra cuộc suy thoái nghiêm trọng đối với nền kinh tế phụ thuộc vào dầu mở này. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự đoán, nền kinh tế Nga sẽ giảm 8,5% trong năm nay. Một số nhà quan sát dự đoán, Nga sẽ phải cắt giảm khoảng 2 triệu thùng/ngày (tương đương 20% sản lượng) vì lệnh trừng phạt của EU nhằm đúng trụ cột kinh tế của Moscow.

Tuy nhiên, nhìn sự việc ở một góc độ khác, không ít nhà phân tích lại cho rằng, lệnh cấm năng lượng từ một nhà nhập khẩu khổng lồ như châu Âu sẽ khiến giá dầu thô tiếp tục tăng mạnh, giúp Nga có thể thu về nhiều tiền hơn từ dầu mỏ, ít nhất là trong ngắn hạn. Tất nhiên, điều này phụ thuộc vào khả năng chuyển hướng các lô hàng dầu khí tới các khách hàng mới.

Trên thực tế, Nga đang ráo riết chào mời các khách hàng mới. Chẳng hạn, Ấn Độ - đang tiêu thụ khoảng 5 triệu thùng dầu/ngày, đã tăng mạnh nhập khẩu từ Nga. Con số cụ thể, tháng 4 đã tăng gần 360.000 thùng/ngày, gấp 5 lần so với tháng 1, theo dữ liệu từ Rystad Energy. “Lượng dầu nhập từ Nga vẫn còn rất nhỏ so với mức tiêu thụ của Ấn Độ", Bộ Xăng dầu và khí đốt Ấn Độ cho biết.

Trung Quốc lâu nay vẫn là khách hàng mua dầu đơn lẻ lớn nhất của Nga. Từ sau từ sau khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra, lượng nhập khẩu dầu của Trung Quốc trong tháng 4 được ghi nhận có tăng, nhưng không đáng kể, theo dữ liệu của Rystad.

Tuy nhiên, người ta tin rằng, Trung Quốc - cho đến nay vẫn duy trì mối quan hệ thương mại mạnh mẽ với Nga, khó bỏ qua nguồn cung năng lượng đang được chào bán với mức giá quá hấp dẫn.

Trung Quốc hiện là nhà nhập khẩu dầu và khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới. Trong năm 2021, Nga là nhà cung cấp dầu lớn thứ 2 của Trung Quốc. Do đó, việc Bắc Kinh sẽ tiếp tục duy trì quan hệ đối tác với Nga về năng lượng là điều hiển nhiên. Như lâu nay, Trung Quốc vẫn duy trì nguồn nhập khẩu dầu từ Iran và Venezuela, bất chấp lệnh trừng phạt của Mỹ lên hai quốc gia giàu dầu mỏ này.

Giáo sư Nhật Bản: Cả Mỹ và Trung Quốc đều đang cố gắng lôi kéo ASEAN về phía mình

Giáo sư Nhật Bản: Cả Mỹ và Trung Quốc đều đang cố gắng lôi kéo ASEAN về phía mình

Giáo sư Mie Oba, chuyên gia về chính trị châu Á của Đại học Kanagawa (Nhật Bản), nhận định, cạnh tranh chiến lược gia tăng ...

JETRO Hà Nội: Hợp tác không giới hạn, Việt Nam-Nhật Bản cùng thúc đẩy xu hướng kinh doanh mới

JETRO Hà Nội: Hợp tác không giới hạn, Việt Nam-Nhật Bản cùng thúc đẩy xu hướng kinh doanh mới

Phát biểu trong chuyến thăm chính thức Việt Nam trong hai ngày (30/4 và 1/5), Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio cho rằng, khả năng ...

(theo Newsweek, CNN)

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Đọc thêm

Nga-Ukraine: Moscow hạ thêm 4 tên lửa ATACMS, ông Trump úp mở kế hoạch chi tiết giải quyết xung đột

Nga-Ukraine: Moscow hạ thêm 4 tên lửa ATACMS, ông Trump úp mở kế hoạch chi tiết giải quyết xung đột

Các hệ thống phòng không của Nga đã bắn hạ 4 tên lửa tầm xa ATACMS mà Mỹ cung cấp cho Ukraine trên bầu trời bán đảo Crimea trong đêm ...
Dự báo thời tiết 10 ngày tới (4-14/5): Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ chiều, tối mưa rào, giông rải rác; Trung-Nam Trung Bộ khả năng nắng nóng diện rộng

Dự báo thời tiết 10 ngày tới (4-14/5): Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ chiều, tối mưa rào, giông rải rác; Trung-Nam Trung Bộ khả năng nắng nóng diện rộng

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực 10 ngày tới (4-14/5) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Mỹ, Australia, Nhật Bản và Philippines gửi thông điệp thượng tôn luật pháp quốc tế tại Biển Đông

Mỹ, Australia, Nhật Bản và Philippines gửi thông điệp thượng tôn luật pháp quốc tế tại Biển Đông

Mục tiêu hợp tác biển giữa Mỹ, Nhật Bản, Australia và Philippines là đảm bảo hòa bình, ổn định tại Biển Đông và đề cao luật pháp quốc tế.
Trung Quốc phát hiện hầm mộ được bảo tồn tốt từ thời nhà Minh

Trung Quốc phát hiện hầm mộ được bảo tồn tốt từ thời nhà Minh

Một hầm mộ cổ bằng gạch có niên đại từ thời nhà Minh (1368-1644) được tìm thấy tại một ngôi làng ở tỉnh Sơn Tây, miền Bắc Trung Quốc.
Ngoại trưởng Blinken: Mỹ đang cạnh tranh gay gắt với Trung Quốc, điều này không có gì sai miễn là công bằng

Ngoại trưởng Blinken: Mỹ đang cạnh tranh gay gắt với Trung Quốc, điều này không có gì sai miễn là công bằng

Mỹ đang tích cực hợp tác với Trung Quốc để đạt được sự hiểu biết lẫn nhau tốt hơn về những khác biệt giữa hai nước.
Vì sao cần khuyến khích giáo viên nam trong giáo dục mầm non?

Vì sao cần khuyến khích giáo viên nam trong giáo dục mầm non?

Lối nghĩ nam giới không phù hợp để trở thành giáo viên mầm non cần được xóa bỏ, nhằm xây dựng một môi trường giáo dục toàn diện cho trẻ ...
Giá cà phê hôm nay 4/5/2024: Giá cà phê 'rớt khủng khiếp', cơ hội bán giá cao trên sàn đã qua?

Giá cà phê hôm nay 4/5/2024: Giá cà phê 'rớt khủng khiếp', cơ hội bán giá cao trên sàn đã qua?

Giá cà phê hôm nay 4/5/2024: Giá cà phê 'rớt khủng khiếp', cơ hội bán giá cao trên sàn đã qua?
Giá heo hơi hôm nay 4/5: Giá heo hơi miền Bắc bật tăng nhẹ sau nhiều ngày 'nằm im', thịt heo Mỹ sang Mexico vượt kỷ lục

Giá heo hơi hôm nay 4/5: Giá heo hơi miền Bắc bật tăng nhẹ sau nhiều ngày 'nằm im', thịt heo Mỹ sang Mexico vượt kỷ lục

Giá heo hơi hôm nay 4/5 ghi nhận miền Bắc tăng nhẹ 1.000 đồng/kg tại Yên Bái, Thái Nguyên và Phú Thọ.
VIETSTAR và Đại học Ulsan đồng phát triển chương trình lãnh đạo bền vững cho lãnh đạo cấp cao các doanh nghiệp Việt

VIETSTAR và Đại học Ulsan đồng phát triển chương trình lãnh đạo bền vững cho lãnh đạo cấp cao các doanh nghiệp Việt

Ngày 03/05/2024, tại Đại học Ulsan Hàn Quốc đã diễn ra Lễ ký kết Thỏa thuận hợp tác giữa Công ty Cổ phần Tư vấn và Đào tạo Sao Việt (VIETSTAR Training & Consulting JSC) ...
Giá tiêu hôm nay 4/5/2024, thị trường cán mốc quan trọng, các đợt tăng liên tục tác động tới giá tiêu Việt xuất khẩu

Giá tiêu hôm nay 4/5/2024, thị trường cán mốc quan trọng, các đợt tăng liên tục tác động tới giá tiêu Việt xuất khẩu

Giá tiêu hôm nay 4/5/2024 tại thị trường trong nước đồng loạt tăng mạnh ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 99.000 – 100.000 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay 3/5/2024: Giá cà phê đồng loạt giảm rất mạnh, trong nước 'đổ dốc' 12.500 đồng/kg, ồ ạt bán tháo vì sao?

Giá cà phê hôm nay 3/5/2024: Giá cà phê đồng loạt giảm rất mạnh, trong nước 'đổ dốc' 12.500 đồng/kg, ồ ạt bán tháo vì sao?

Giá cà phê hôm nay 3/5/2024: Giá cà phê đồng loạt giảm rất mạnh, trong nước 'đổ dốc' 12.500 đồng/kg, ồ ạt bán tháo vì sao?
Bồi dưỡng nhân tài công nghệ, đưa Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu

Bồi dưỡng nhân tài công nghệ, đưa Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu

Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Công ty Samsung Việt Nam tổ chức Lễ khai giảng Chương trình phát triển nhân tài công nghệ tại NIC.
Bất động sản mới nhất: 3 kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, nhà riêng ngoại thành Hà Nội hút khách, nhà đầu tư đã sẵn sàng ‘xuống tiền’

Bất động sản mới nhất: 3 kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, nhà riêng ngoại thành Hà Nội hút khách, nhà đầu tư đã sẵn sàng ‘xuống tiền’

Kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, hai phân khúc được quan tâm nhiều nhất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

Sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

Lãnh đạo các cơ quan Chính phủ Nhật Bản gần đây liên tục có các chuyến thăm và làm việc với Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Thành phố Thông minh Bắc Hà ...
Bộ Xây dựng: Quý I/2024, có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Bộ Xây dựng: Quý I/2024, có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Quý I/2024, số lượng dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai bằng 80,85% với quý IV/2023 và bằng 73,08% so với cùng kỳ năm 2023.
Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Cần thiết siết hoạt động phân lô bán nền, nguyên nhân chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng thừa nhận giá chung cư tại một số nơi ở Hà Nội có tình trạng bị đẩy giá nhưng với giá tăng đột biến có rất ít và gần như không phát ...
Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, người mua đắn đo, thận trọng hơn, nên mua ngay lúc này?… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/5: Yen Nhật thoát đáy 34 năm, nhờ đâu?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/5: Yen Nhật thoát đáy 34 năm, nhờ đâu?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/5 ghi nhận đồng USD tiếp đà giảm, Yen Nhật biến động mạnh.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5: Yen Nhật có 'sự can thiệp', USD lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5: Yen Nhật có 'sự can thiệp', USD lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5 ghi nhận đồng USD giảm, Yen Nhật chốt phiên giao dịch ở mức 154,83/USD.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5: USD tăng mạnh trở lại, Yen Nhật gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5: USD tăng mạnh trở lại, Yen Nhật gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5 ghi nhận đồng USD tăng mạnh trở lại.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4: Yen Nhật vụt tăng, USD 'lép vế'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4: Yen Nhật vụt tăng, USD 'lép vế'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4 ghi nhận USD đã sụt giảm trong phiên giao dịch vừa qua, trong bối cảnh Yen Nhật vụt tăng trở lại.
BIDV triển khai tích cực tín dụng xanh

BIDV triển khai tích cực tín dụng xanh

Về tín dụng xanh, BIDV cũng là ngân hàng đầu tiên ký hợp tác để triển khai tích cực các chiến lược giảm khí thải carbon, theo cam kết COP 26 của Thủ tướng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4: USD phục hồi, Euro tăng vượt ngưỡng kháng cự

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4: USD phục hồi, Euro tăng vượt ngưỡng kháng cự

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4 ghi nhận USD tăng mạnh trở lại, phục hồi phần lớn khoản lỗ trong cả tuần vừa qua.
Phiên bản di động