Xung đột Nga-Ukraine làm trầm trọng hơn nạn đói ở Nigeria. (Nguồn: Bloomberg) |
Trong bài viết đăng trên IB Times ngày 7/3, TS. Panos Mourdoukoutas (Đại học LIU Post ở New York, Mỹ) nhận định, các nước thu nhập thấp như Nigeria, Kenya và Philippines vốn chật vật với nạn đói do lạm phát giá lương thực đã bị "cú bồi" từ xung đột Nga-Ukraine khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn.
Nga và Ukraine nằm trong danh sách những nhà sản xuất ngũ cốc lớn nhất thế giới. Ukraine là nhà cung cấp lúa mì lớn thứ hai cho Chương trình Lương thực thế giới của Liên hợp quốc.
Ngũ cốc là nguyên liệu thô quan trọng cho nhiều sản phẩm thực phẩm, bao gồm cả bánh mì. Căng thẳng Nga-Ukraine rất có thể khiến hoạt động sản xuất và nguồn cung ứng bị gián đoạn.
Điều này sẽ làm tăng thêm các nút thắt của chuỗi cung ứng vốn có trong nền kinh tế thế giới đang nỗ lực phục hồi sau đại dịch Covid-19.
Giá ngũ cốc đã tăng vọt trên các sàn giao dịch hàng hóa. Mức giá cao hơn sẽ được chuyển sang các nhà chế biến ngũ cốc và các cửa hàng địa phương.
TS. Panos Mourdoukoutas cho rằng, căng thẳng Nga-Ukraine khiến giá dầu tăng vọt, qua đó làm tăng thêm giá thành của các sản phẩm ngũ cốc do chi phí vận chuyển cao hơn. Ngũ cốc được vận chuyển đến các nhà máy chế biến và sau đó thành phẩm được vận chuyển đến các điểm bán hàng cuối cùng.
Vấn đề giá lương thực tăng cao được cảm thấy rõ hơn ở các nền kinh tế thị trường cận biên và thị trường mới nổi hơn là ở các nền kinh tế phát triển.
Nguyên nhân là thu nhập ở các nền kinh tế thị trường cận biên và mới nổi thấp hơn, và mức chi cho lương thực tính trên thu nhập nhiều hơn đáng kể hơn so với các nước phát triển.
Lạm phát lương thực cũng có tác động đáng kể hơn so với các nước phát triển. Một số quốc gia đã ghi nhận tỷ lệ đói cao trước khi chiến sự Nga-Ukraine nổ ra.
Dữ liệu Gallup (công ty tư vấn và dữ liệu, chuyên làm các cuộc khảo sát trên toàn cầu) cho thấy, dẫn đầu danh sách các quốc gia chịu ảnh hưởng là Nigeria, Kenya và Philippines.
Chẳng hạn, 71% người Nigeria cho biết họ thiếu tiền để mua thực phẩm trong 12 tháng qua, tiếp theo là 69% người Kenya và 68% người Philippines.
Danh sách của Gallop còn có Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập. Hai nước này nhập khẩu gần 75% nhu cầu ngũ cốc từ Nga và Ukraine.
| Tác động kinh tế từ xung đột Nga-Ukraine Xung đột Nga-Ukraine sẽ tạo nên một số ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến đời sống kinh tế mỗi quốc gia và toàn ... |
| Xung đột Nga-Ukraine: Kiev thúc đẩy hành lang nhân đạo, Moscow nói Đức phân biệt đối xử Ukraine khẳng định nước này sẽ có thêm các thỏa thuận với Nga về việc thiết lập các hành lang nhân đạo để sơ tán ... |