Xung đột Nga-Ukraine ‘đổ thêm dầu’ vào ‘lửa lạm phát’, mọi ngóc ngách ở châu Âu đứng ngồi không yên

Hải An
Xung đột Nga-Ukraine, giá năng lượng, lương thực tăng chóng mặt, đứt gãy chuỗi cung ứng khiến các nước châu Âu đối mặt với lạm phát tăng cao kỷ lục. “Chỉ mặt, vạch tên” và tìm giải pháp đối phó, liệu châu lục này có rơi vào suy thoái?
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Xung đột Nga-Ukraine ‘đổ thêm dầu’ vào ‘lửa lạm phát’, mọi ngóc ngách ở châu Âu đứng ngồi không yên. (Nguồn: Euronews)
Xung đột Nga-Ukraine góp phần khiến giá năng lượng và lương thực tăng vọt, lạm phát tại Eurozone cao kỷ lục. (Nguồn: Euronews)

Lạm phát tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) tiếp tục tăng lên mức cao kỷ lục. Eurostat - Cơ quan thống kê Liên minh châu Âu (EU) nhận định, lạm phát tại Eurozone có thể lên tới mức 10% trong tháng 9/2022, tăng so với mức 9,1% của tháng trước đó.

Nước nào bị ảnh hưởng nặng nề nhất?

Thống kê sơ bộ cho thấy, trong tháng 9, giá thực phẩm, rượu, thuốc lá, hàng hóa công nghiệp phi năng lượng và dịch vụ tại châu lục này đều tăng vọt, có thể lên hơn 11%.

Đặc biệt, Eurostat ước tính, trong tháng 9, tỷ lệ lạm phát năng lượng tại EU ở mức 40,8%, tăng hơn 2 điểm phần trăm so với mức 38,6% của tháng 8.

Trong đó, các nước Baltic tiếp tục bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Estonia đang trải qua mức lạm phát cao nhất Eurozone khi tăng lên 24,2% vào tháng 9/2022 so với 6,4% cùng kỳ năm ngoái.

Lạm phát ở Latvia và Lithuania cũng lần lượt ở mức 22,4% và 22,5%.

Hà Lan chứng kiến ​​mức tăng giá hằng tháng lớn nhất, từ 13,7% trong tháng 8 lên 17,1% vào tháng 9.

Trong số 19 nước thuộc Eurozone, có 10 nước ghi nhận tỷ lệ lạm phát trong tháng 9 ở mức 2 con số, gồm cả Đức - nền kinh tế đầu tàu châu lục. Theo đó, lạm phát tại quốc gia này trong tháng 9/2022 ở mức 10,9% - con số cao nhất được ghi nhận ​​kể từ năm 1951.

Trong một diễn biến khác, ngày 17/8, Cơ quan thống kê quốc gia (ONS) Vương quốc Anh công bố báo cáo cho biết, tỷ lệ lạm phát ở nước này đã tăng lên mức cao nhất trong 40 năm (từ 1982), ở mốc 10,1% vào tháng 7/2022.

Theo ONS, giá lương thực tăng là yếu tố đóng góp lớn nhất vào tỷ lệ lạm phát hằng năm trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 7 năm nay.

Giới chuyên gia nhận định, lạm phát tại Eurozone đã tăng lên 7,4% vào tháng 4, khi người dân châu Âu tiếp tục chứng kiến ​​giá năng lượng và lương thực tăng vọt. Nguyên nhân phần lớn là do xung đột Nga-Ukraine.

Mọi ngóc ngách của lục địa này đều đang phải đối mặt với giá cả tăng cao, đà phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19 tiếp tục bị cản trở.

Là quốc gia châu Âu và đang đối mặt với “trùng điệp” lệnh trừng phạt từ phương Tây liên quan đến chiến dịch quân sự ở Ukraine, Nga cũng đang phải đối mặt với tình trạng lạm phát tăng cao hai con số, ghi nhận ở mức 15,1% trong tháng 7, giảm từ 17,1% trong tháng 5.

Làm gì để đối phó lạm phát?

Theo “bước chân” của các đối tác ở nhiều khu vực khác trên thế giới như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nhằm đối phó với “cơn gió ngược” mang tên “lạm phát”, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã tăng lãi suất lần đầu tiên trong 11 năm vào ngày 21/7/2022.

Tới ngày 8/9, ECB tiếp tục tăng lãi suất cơ bản thêm 0,75% lên 1,25%. Đây là mức tăng cao nhất kể từ khi đồng tiền chung châu Âu (Euro) được đưa vào sử dụng 20 năm trước.

Ngân hàng này cũng để ngỏ khả năng tiếp tục tăng lãi suất trong những tháng tới nếu lạm phát không được hạ nhiệt.

Tin liên quan
Ảnh ấn tượng tuần (26/9-2/10): Xung đột Nga-Ukraine, ‘sôi sục’ việc sáp nhập 4 vùng lãnh thổ và lệnh tổng động viên quân đội; Nord Stream bị phá hoại? Ảnh ấn tượng tuần (26/9-2/10): Xung đột Nga-Ukraine, ‘sôi sục’ việc sáp nhập 4 vùng lãnh thổ và lệnh tổng động viên quân đội; Nord Stream bị phá hoại?

Động thái trên đặt ra câu hỏi rằng, liệu việc vội vàng tăng lãi suất có khiến các nền kinh tế lớn tại châu lục rơi vào suy thoái hay không, đặc biệt trong bối cảnh giá lương thực, nhiên liệu và mọi thứ đều tăng phi mã?

Trước đó, trong tuần đầu tiên của tháng 9, các Bộ trưởng năng lượng của EU đã đạt được thỏa thuận nhằm kiềm chế giá điện tăng cao.

Cụ thể, các quan chức đã ủng hộ kế hoạch về giới hạn giá (giá trần) đối với tất cả khí đốt nhập khẩu và đánh thuế đối với phần siêu lợi nhuận mà các công ty năng lượng hưởng lợi do giá điện tăng cao.

Tại châu Âu, giá điện bán buôn tăng mạnh do được gắn với giá khí đốt tự nhiên và xu hướng này diễn ra bất kể điện được sản xuất bằng khí đốt hay không.

Trong cuộc họp hôm 9/9, EU đã nhất trí về 4 giải pháp cấp bách để giảm giá năng lượng gồm: Thống nhất về mức giới hạn chung đối với giá khí đốt nhập khẩu vào châu Âu, giới hạn doanh thu của các nhà sản xuất điện, can thiệp tạm thời và khẩn cấp vào thị trường khí đốt, đề nghị Ủy ban châu Âu (EC) trình bày các biện pháp để điều phối việc giảm nhu cầu điện trên toàn EU, đặc biệt trong giờ cao điểm và giúp giải quyết các vấn đề thanh khoản trên các thị trường năng lượng.

Truy tìm “thủ phạm”

Châu Âu và hầu hết các nền kinh tế lớn trên thế giới đều đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi giá năng lượng tăng vọt, yếu tố góp phần gây ra lạm phát, ngay từ trước khi Nga triển khai chiến dịch quân sự tại Ukraine vào cuối tháng Hai.

Tuy nhiên, xung đột Nga-Ukraine đã làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng năng lượng do làm dấy lên lo ngại toàn cầu rằng, nó có thể dẫn đến việc gián đoạn nguồn cung cấp dầu và khí đốt từ Moscow.

Phóng viên ảnh Evgeniy Maloletka chạy khỏi đám cháy trên cánh đồng lúa mì sau trận pháo kích ở Khakov, Ukraine, nơi cách biên giới Ukraine-Nga vài km. (Nguồn: AP)
Phóng viên ảnh Evgeniy Maloletka chạy khỏi đám cháy trên cánh đồng lúa mì sau trận pháo kích ở Khakov, Ukraine, nơi cách biên giới Ukraine-Nga vài km. (Nguồn: AP)

Những năm gần đây, Moscow là nhà cung cấp dầu, khí đốt tự nhiên và than đá hàng đầu của EU, chiếm khoảng 1/4 sản lượng năng lượng của nước này.

Lệnh cấm của EU đối với than từ Nga có hiệu lực vào tháng 8. Các nước thuộc Liên minh này cũng đang nỗ lực giảm 2/3 nhu cầu đối với khí đốt tự nhiên của Nga trong năm nay.

Trong khi đó, giá của nhiều mặt hàng quan trọng, bao gồm cả thực phẩm, đã tăng kể từ khi các biện pháp hạn chế nhằm ngăn chặn đại dịch Covid-19 lây lan lần đầu tiên, được áp dụng cách đây hai năm. Điều này đã làm căng thẳng chuỗi cung ứng toàn cầu.

Xung đột ở Ukraine như “đổ thêm dầu vào lửa”, làm xấu triển vọng phục hồi hậu Covid-19, làm đứt gãy chuỗi cung ứng, khiến giá năng lượng và lương thực tăng vọt.

Nga và Ukraine là nhà cung cấp lúa mì, lúa mạch, dầu hướng dương hàng đầu thế giới, chiếm gần một phần ba sản lượng lúa mì, lúa mạch toàn cầu, 2/3 lượng dầu hướng dương.

Ngoài ra, Ukraine cũng là nước xuất khẩu ngô lớn thứ 4 thế giới.

Ảnh ấn tượng tuần (26/9-2/10): Xung đột Nga-Ukraine, ‘sôi sục’ việc sáp nhập 4 vùng lãnh thổ và lệnh tổng động viên quân đội; Nord Stream bị phá hoại?

Ảnh ấn tượng tuần (26/9-2/10): Xung đột Nga-Ukraine, ‘sôi sục’ việc sáp nhập 4 vùng lãnh thổ và lệnh tổng động viên quân đội; Nord Stream bị phá hoại?

Xung đột Nga-Ukraine, Lễ quốc tang cố Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo, đường ống Nord Stream dẫn khí đốt từ Nga sang châu Âu ...

Kinh tế thế giới nổi bật (23-29/9): EU sẽ ‘cấm cửa’ kim cương Nga, Nord Stream hư hại ‘chưa từng có’, Moscow nói ‘cáo buộc ngớ ngẩn’, Đức kém vui

Kinh tế thế giới nổi bật (23-29/9): EU sẽ ‘cấm cửa’ kim cương Nga, Nord Stream hư hại ‘chưa từng có’, Moscow nói ‘cáo buộc ngớ ngẩn’, Đức kém vui

EU cảnh báo áp dụng gói trừng phạt thứ 8 đối với Nga, đường ống khí đốt Nord Stream gặp sự cố, Mỹ-Nhật thúc đẩy ...

OECD: Xung đột Nga-Ukraine làm trầm trọng thêm áp lực lạm phát, 'đầu tàu' châu Âu sẽ rơi vào suy thoái

OECD: Xung đột Nga-Ukraine làm trầm trọng thêm áp lực lạm phát, 'đầu tàu' châu Âu sẽ rơi vào suy thoái

Ngày 26/9, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) cảnh báo, nền kinh tế thế giới trong năm tới sẽ chịu ảnh ...

Bloomberg: Fed tăng lãi suất là 'đòn' nghiêm trọng đánh vào kinh tế toàn cầu

Bloomberg: Fed tăng lãi suất là 'đòn' nghiêm trọng đánh vào kinh tế toàn cầu

Theo hãng tin Bloomberg, Ngân hàng Trung ương các nước phương Tây đang tăng lãi suất nhằm ngăn chặn việc gia tăng lạm phát, khiến ...

Xung đột Nga-Ukraine đẩy kinh tế thế giới đứng trước 'bờ vực thẳm', triển vọng phục hồi mịt mờ

Xung đột Nga-Ukraine đẩy kinh tế thế giới đứng trước 'bờ vực thẳm', triển vọng phục hồi mịt mờ

Cuộc xung đột Nga-Ukraine và những hậu quả đối với chuỗi cung ứng toàn cầu, giá năng lượng và giá lương thực đang làm thui ...

(theo Euronews, TASS)

Xem nhiều

Đọc thêm

Chứng nhận Halal - hiệu quả, minh bạch và toàn diện hơn với công nghệ hiện đại

Chứng nhận Halal - hiệu quả, minh bạch và toàn diện hơn với công nghệ hiện đại

Thị trường Halal toàn cầu được ước tính trị giá hàng nghìn tỷ USD, nêu bật tầm quan trọng của quy trình chứng nhận Halal đáng tin cậy và hiệu ...
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/7 và sáng 28/7: Lịch thi đấu giao hữu - Arsenal vs MU; vòng bảng bóng đá nam Olympic Paris 2024

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/7 và sáng 28/7: Lịch thi đấu giao hữu - Arsenal vs MU; vòng bảng bóng đá nam Olympic Paris 2024

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/7 và sáng 28/7: Lịch thi đấu giao hữu - Arsenal vs MU; môn bóng đá nam Olympic Paris 2024 - Nhật Bản ...
Điểm chuẩn đại học 2024 sẽ biến động thế nào?

Điểm chuẩn đại học 2024 sẽ biến động thế nào?

Các chuyên gia tuyển sinh dự báo, điểm chuẩn đại học năm nay có thể tăng cao ở nhiều ngành, trường.
Cựu Tổng thống Trump và Thủ tướng Israel tươi cười tìm cách hàn gắn liên minh chính trị

Cựu Tổng thống Trump và Thủ tướng Israel tươi cười tìm cách hàn gắn liên minh chính trị

Cựu Tổng thống Trump và Thủ tướng Israel tươi cười tìm cách hàn gắn liên minh chính trị sau gần 4 năm "lạnh nhạt"...
Việt Nam cần làm gì để sử dụng nguồn lực tự nhiên hiệu quả

Việt Nam cần làm gì để sử dụng nguồn lực tự nhiên hiệu quả

Chiếm 20 - 55% tổng tài sản của các quốc gia, nguồn lực tự nhiên là nhân tố đóng góp chính cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
OpenAI ra mắt công cụ tìm kiếm SearchGPT, thách thức vị thế của Google

OpenAI ra mắt công cụ tìm kiếm SearchGPT, thách thức vị thế của Google

OpenAI vừa ra mắt công cụ tìm kiếm SearchGPT sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI), hứa hẹn sẽ mang đến cho người dùng câu trả lời nhanh chóng, chính ...
Chứng nhận Halal - hiệu quả, minh bạch và toàn diện hơn với công nghệ hiện đại

Chứng nhận Halal - hiệu quả, minh bạch và toàn diện hơn với công nghệ hiện đại

Thị trường Halal toàn cầu được ước tính trị giá hàng nghìn tỷ USD, nêu bật tầm quan trọng của quy trình chứng nhận Halal đáng tin cậy và hiệu quả.
Việt Nam cần làm gì để sử dụng nguồn lực tự nhiên hiệu quả

Việt Nam cần làm gì để sử dụng nguồn lực tự nhiên hiệu quả

Chiếm 20 - 55% tổng tài sản của các quốc gia, nguồn lực tự nhiên là nhân tố đóng góp chính cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Giá tiêu hôm nay 27/7/2024: Thị trường còn tăng trong trung và dài hạn, Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu lớn nhất cho Ấn Độ

Giá tiêu hôm nay 27/7/2024: Thị trường còn tăng trong trung và dài hạn, Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu lớn nhất cho Ấn Độ

Giá tiêu hôm nay 27/7/2024 tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 149.000 – 150.000 đồng/kg.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dẫn dắt Việt Nam vào một thời kỳ mở cửa kinh tế mạnh mẽ

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dẫn dắt Việt Nam vào một thời kỳ mở cửa kinh tế mạnh mẽ

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại nhiều dấu ấn nổi bật với nhiều quyết sách đột phá, góp phần đổi mới, đưa nền kinh tế đất nước vươn lên mạnh mẽ.
Lấy ý kiến về Dự thảo Thông tư quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong AANZFTA

Lấy ý kiến về Dự thảo Thông tư quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong AANZFTA

Bộ Công Thương lấy ý kiến Dự thảo Thông tư quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định AANZFTA.
Việt Nam mong muốn Algeria tạo điều kiện tăng cường hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực nhà ở

Việt Nam mong muốn Algeria tạo điều kiện tăng cường hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực nhà ở

Ngày 26/7, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị đã có buổi tiếp đón Bộ trưởng Bộ Cựu chiến binh và người có công Algeria Laid Rebigua.
Bất động sản mới nhất: Thị trường ấm lên từng ngày, định lại giá đất hơn 60 dự án, quy định mới về mua bán đất nền

Bất động sản mới nhất: Thị trường ấm lên từng ngày, định lại giá đất hơn 60 dự án, quy định mới về mua bán đất nền

Lượng giao dịch tăng hơn 10%, Khánh Hòa định lại giá đất 60 dự án, quy định mới về mua bán đất nền dự án… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Cần một chữ ‘thông’ để thị trường ‘đổi sắc’; đề xuất phạt tới 1 tỷ đồng nếu không công khai dự án ‘cắm’ ngân hàng

Bất động sản mới nhất: Cần một chữ ‘thông’ để thị trường ‘đổi sắc’; đề xuất phạt tới 1 tỷ đồng nếu không công khai dự án ‘cắm’ ngân hàng

Ba Luật mới sẽ gỡ 'nút thắt' cho thị trường, Hà Nội đồng ý tiếp tục thực hiện Khu đô thị Thanh Hà A, B… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Từ ngày 1/8, có bắt buộc đổi sổ đỏ/sổ hồng cũ sang sổ mới theo Luật Đất đai 2024 không?

Từ ngày 1/8, có bắt buộc đổi sổ đỏ/sổ hồng cũ sang sổ mới theo Luật Đất đai 2024 không?

Có hay không bắt buộc đổi sổ đỏ/sổ hồng cũ sang sổ mới theo Luật Đất đai 2024 đang được người dân quan tâm khi hiệu lực Luật mới đã điều chỉnh.
Người mua chú ý nhất đến tiềm lực tài chính và uy tín thương hiệu khi lựa chọn chủ đầu tư

Người mua chú ý nhất đến tiềm lực tài chính và uy tín thương hiệu khi lựa chọn chủ đầu tư

Theo Báo cáo của PropertyGuru Việt Nam, khi cân nhắc chủ đầu tư, người mua chú ý nhất đến tiềm lực tài chính và uy tín thương hiệu.
3 luật về bất động sản có hiệu lực từ ngày 1/8/2024

3 luật về bất động sản có hiệu lực từ ngày 1/8/2024

Quốc hội vừa thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai 2024, Luật Kinh doanh bất động sản 2023, Luật Nhà ở 2023 và Luật Các tổ chức tín ...
Bất động sản mới nhất: Phân khúc tăng giá nhất, loại 12 dự án khỏi danh mục đấu giá, điều kiện cấp sổ hồng cho chung cư mini

Bất động sản mới nhất: Phân khúc tăng giá nhất, loại 12 dự án khỏi danh mục đấu giá, điều kiện cấp sổ hồng cho chung cư mini

Loại 12 dự án khỏi danh mục đấu giá, giá căn hộ cao cấp và đất nền tại TPHCM tăng gấp đôi sau 8 năm… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/7: USD chưa dứt đà giảm, Yen Nhật được hỗ trợ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/7: USD chưa dứt đà giảm, Yen Nhật được hỗ trợ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/7 ghi nhận USD giảm nhẹ, trong bối cảnh lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm của Mỹ đi xuống.
MB cho vay mua ôtô phê duyệt siêu tốc chỉ trong 5 phút

MB cho vay mua ôtô phê duyệt siêu tốc chỉ trong 5 phút

Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) triển khai gói vay ưu đãi 5000 tỷ đồng dành cho khách hàng vay mua ô tô với lãi suất hấp dẫn chỉ từ 7,5%/năm, khách hàng có thể ...
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/7: Yen Nhật 'chiếm sóng'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/7: Yen Nhật 'chiếm sóng'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/7 ghi nhận đồng USD giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 2 tháng so với đồng Yen Nhật.
MB tung gói vay mua nhà miễn trả gốc trong 5 năm đầu – hàng trăm bạn trẻ đã hiện thực hóa ước mơ an cư

MB tung gói vay mua nhà miễn trả gốc trong 5 năm đầu – hàng trăm bạn trẻ đã hiện thực hóa ước mơ an cư

Với gói vay mua nhà linh hoạt, lãi suất ưu đãi và thời gian vay lên đến 35 năm, MB mang đến cơ hội “hiện thực hóa ngôi nhà mơ ước" cho người trẻ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/7: Yen Nhật bật tăng, thị trường 'im hơn lặng tiếng'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/7: Yen Nhật bật tăng, thị trường 'im hơn lặng tiếng'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/7 ghi nhận đồng USD phản ứng rất ít với dữ liệu doanh số bán nhà hiện tại của Mỹ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/7: USD lao dốc nhẹ khi nhận tin của Tổng thống Biden rời cuộc đua

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/7: USD lao dốc nhẹ khi nhận tin của Tổng thống Biden rời cuộc đua

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/7 ghi nhận đồng USD giảm nhẹ trong bối cảnh giao dịch tổng thể trầm lắng.
Phiên bản di động