Xung đột Nga-Ukraine thổi bùng khủng hoảng lương thực toàn cầu?

Linh Chi
Xung đột Nga-Ukraine khiến giá thực phẩm trở nên đắt đỏ hơn trên toàn cầu, có nguy cơ làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu, đói và bất ổn chính trị ở các nước đang phát triển.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Khủng hoảng lương thực toàn cầu
Một nông dân làm việc trên cánh đồng ở vùng Zaporizhzhia, Ukraine. (Nguồn: Reuters)

Nga và Ukraine cộng lại chiếm tới gần 1/3 xuất khẩu lúa mì và lúa mạch toàn thế giới. Ukraine cũng là nhà cung cấp chính mặt hàng ngô và là cường quốc số 1 thế giới về dầu hướng dương, sử dụng trong chế biến thực phẩm.

Giá lương thực thế giới đã leo thang và xung đột Nga-Ukraine càng làm mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Căng thẳng giữa hai quốc gia này khiến khoảng 20 triệu tấn ngũ cốc Ukraine không thể vận chuyển đến Trung Đông, Bắc Phi và một số khu vực của châu Á.

Các cuộc đàm phán kéo dài nhiều tuần về hành lang an toàn để đưa ngũ cốc ra khỏi các cảng Biển Đen của Ukraine có rất ít tiến triển.

GS. Anna Nagurney tại Đại học Massachusetts Amherst (Mỹ) cho biết, 400 triệu người trên thế giới dựa vào nguồn cung cấp thực phẩm của Ukraine.

Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) dự báo, có tới 181 triệu người ở 41 quốc gia có thể đối mặt với khủng hoảng lương thực hoặc mức độ đói tồi tệ hơn trong năm nay.

Giá lương thực tăng cao

Thông thường, 90% lúa mì và các loại ngũ cốc khác từ các cánh đồng của Ukraine được vận chuyển đến các thị trường thế giới bằng đường biển. Tuy nhiên, Nga đã phong tỏa bờ Biển Đen.

Một phần ngũ cốc của Ukraine đang được định tuyến lại qua châu Âu bằng đường sắt, đường bộ và đường sông, nhưng số lượng này giảm đáng kể so với các tuyến đường biển. Bên cạnh đó, việc vận chuyển qua đường sắt tương đối khó khăn vì các khổ đường sắt của Ukraine không khớp với các khổ đường sắt của các nước láng giềng ở phương Tây.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Ukraine Markian Dmytrasevych đã yêu cầu các nhà lập pháp Liên minh châu Âu (EU) tìm lời giải cho xuất khẩu ngũ cốc nước này, bao gồm mở rộng một cảng Romania trên Biển Đen hoặc xây dựng thêm các bến hàng hóa trên sông Danube.

Nhưng điều đó có nghĩa là thực phẩm phải đi xa hơn.

Joseph Glauber, thành viên nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu chính sách lương thực quốc tế ở Washington (Mỹ) nhận định: “Bây giờ, ngũ cốc phải đi khắp châu Âu để quay trở lại Địa Trung Hải. Điều này sẽ làm tăng thêm chi phí vận chuyển cho ngũ cốc Ukraine".

Ukraine chỉ có thể xuất khẩu 1,5 triệu đến 2 triệu tấn ngũ cốc mỗi tháng, kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại nước này. Con số này đã giảm so với mức 6 triệu tấn trước đó.

Thực phẩm của Nga cũng không ngoại lệ.

Tin liên quan
Ai là Ai là 'ngư ông đắc lợi' trong ngành công nghiệp vũ khí toàn cầu sau xung đột Nga-Ukraine?

Moscow cho biết, các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với ngành ngân hàng và vận tải biển của nước này khiến Nga không thể xuất khẩu thực phẩm và phân bón.

Tuy nhiên, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen và các nhà lãnh đạo phương Tây cho rằng, các lệnh trừng phạt không ảnh hưởng đến thực phẩm.

Giá lương thực đã tăng trước khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, xuất phát từ các yếu tố như thời tiết xấu, nguồn cung bị cắt giảm trong khi nhu cầu toàn cầu phục hồi mạnh mẽ từ đại dịch Covid-19.

Theo ông Glauber, giá lương thực tăng do thu hoạch lúa mì kém vào năm ngoái ở Mỹ, Canada và hạn hán đã ảnh hưởng đến sản lượng đậu tương ở Brazil.

Tình hình cũng trở nên trầm trọng hơn do biến đổi khí hậu. Vùng Sừng châu Phi đang phải đối mặt với một trong những đợt hạn hán tồi tệ nhất trong 4 thập niên. Bên cạnh đó, đợt nắng nóng kỷ lục ở Ấn Độ vào tháng 3 đã làm giảm sản lượng lúa mì.

Những vấn đề đó kết hợp với chi phí nhiên liệu và phân bón tăng cao đã ngăn cản các nước sản xuất ngũ cốc lớn khác "lấp đầy khoảng trống" của lượng ngũ cốc thiếu hụt từ Ukraine.

Khủng hoảng lương thực toàn cầu
Hình ảnh lúa mì tại một cánh đồng gần thành phố Nikolaev, miền Nam Ukraine. (Nguồn: Reuters)

Gánh nặng trên vai người nghèo

Ukraine và Nga chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng chủ lực sang các nước đang phát triển dễ bị tổn thương nhất do chi phí tăng cao và thiếu hụt.

Các quốc gia như Somalia, Libya, Lebanon, Ai Cập và Sudan phụ thuộc nhiều vào lúa mì, ngô và dầu hướng dương từ hai nước này.

Ukraine và Nga chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng chủ lực sang các nước đang phát triển dễ bị tổn thương nhất do chi phí tăng cao và thiếu hụt. Các quốc gia như Somalia, Libya, Lebanon, Ai Cập và Sudan phụ thuộc nhiều vào lúa mì, ngô và dầu hướng dương từ hai quốc gia trên

Ông Glauber nói: “Gánh nặng đang được gánh bởi những người rất nghèo. Đó là một cuộc khủng hoảng nhân đạo".

Bên cạnh mối đe dọa về nạn đói, giá lương thực tăng theo chiều hướng "xoắn ốc" còn có nguy cơ gây bất ổn chính trị ở những quốc gia như vậy.

Vị chuyên gia này cho rằng, chính phủ của các nước đang phát triển phải để giá lương thực tăng hoặc trợ cấp chi phí. Nhà nhập khẩu lúa mì hàng đầu thế giới - Ai Cập có thể đủ khả năng chịu chi phí lương thực cao. Nhưng các nước nghèo như Yemen hoặc các nước ở vùng Sừng châu Phi thực sự cần viện trợ nhân đạo.

Nạn đói đang rình rập vùng Sừng châu Phi. Giá các mặt hàng chủ lực như lúa mì và dầu ăn ở một số nước đã tăng hơn gấp đôi.

Các cơ quan của Liên hợp quốc ước tính rằng, hơn 200.000 người ở Somalia phải đối mặt với “nạn đói thảm khốc”, khoảng 18 triệu người Sudan có thể bị đói cấp tính vào tháng 9 và 19 triệu người Yemen đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực trong năm nay.

Giá lúa mì ở một số nước đã tăng tới 750%.

Justus Liku, cố vấn an ninh lương thực của nhóm viện trợ CARE gần đây đã đến thăm Somalia và cho rằng: “Nói chung, mọi thứ đều trở nên đắt đỏ".

Các quốc gia hạn chế xuất khẩu

Trong nhiều tuần, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã cố gắng đảm bảo một thỏa thuận ngăn chặn xuất khẩu ngũ cốc và phân bón của Nga và cho phép Ukraine vận chuyển hàng hóa từ cảng quan trọng Odesa. Nhưng tiến độ diễn ra rất chậm.

Trong khi đó, một lượng lớn ngũ cốc bị mắc kẹt trong các hầm chứa của Ukraine hoặc tại các trang trại của quốc gia này.

Và còn nhiều điều sắp xảy ra, khi vụ thu hoạch lúa mì mùa Đông của Ukraine sắp đến. Điều này sẽ gây thêm căng thẳng cho các cơ sở lưu trữ, ngay cả khi một số cánh đồng có khả năng không thể thu hoạch vì xung đột Nga-Ukraine.

Tổng thống Mỹ Joe Biden đang làm việc với các đối tác châu Âu về kế hoạch xây dựng các hầm chứa tạm thời ở biên giới Ukraine, bao gồm cả với Ba Lan. Tuy nhiên, vấn đề này cần nhiều thời gian.

Theo chỉ số giá lúa mì của FAO, giá lúa mì tăng 45% trong ba tháng đầu năm 2022 so với năm trước. Dầu thực vật đã tăng 41%, trong khi giá đường, thịt, sữa và cá cũng tăng tới hai con số.

Sự gia tăng giá thực phẩm đang thúc đẩy lạm phát nhanh hơn trên toàn thế giới, làm cho hàng hóa đắt hơn và tăng chi phí cho các chủ nhà hàng, những người buộc phải tăng giá.

Một số quốc gia đang phản ứng bằng cách cố gắng bảo vệ nguồn cung cấp trong nước.

Đơn cử như Ấn Độ đã hạn chế xuất khẩu đường và lúa mì. Malaysia tạm dừng xuất khẩu gà sống, điều này khiến Singapore đáng báo động, quốc gia nhập khẩu 1/3 gia cầm từ nước láng giềng.

Viện Nghiên cứu chính sách lương thực quốc tế cho rằng, nếu tình trạng thiếu lương thực ngày càng trầm trọng khi xung đột Nga-Ukraine kéo dài có thể dẫn đến nhiều hạn chế xuất khẩu hơn và đẩy giá cả lên cao hơn nữa.

Theo ông Steve Mathews thuộc công ty phân tích và dữ liệu nông nghiệp Gro Intelligence, một mối đe dọa khác là phân bón khan hiếm và đắt đỏ. Đặc biệt, thế giới phải đối mặt với sự thiếu hụt lớn đối với hai trong số các hóa chất chính trong phân bón, đó là kali và phosphat. Trong khi đó, Nga là nhà cung cấp lớn cho hai hóa chất này.

EU: Việc nối lại xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine bằng đường biển là vô cùng quan trọng

EU: Việc nối lại xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine bằng đường biển là vô cùng quan trọng

Ngày 18/6, Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại Joseph Borrell cho biết, ...

Khủng hoảng lương thực: EU vạch ranh giới, Nga đổ tại chính sách của phương Tây

Khủng hoảng lương thực: EU vạch ranh giới, Nga đổ tại chính sách của phương Tây

Ngày 16/6, Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell kêu gọi ...

(theo Aljazeera)

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Xem nhiều

Đọc thêm

Hàn Quốc và Mỹ siết chặt hợp tác, sẵn sàng ứng phó nguy cơ trên không gian

Hàn Quốc và Mỹ siết chặt hợp tác, sẵn sàng ứng phó nguy cơ trên không gian

Hàn Quốc và Mỹ nhất trí tổ chức một cuộc tập trận mô phỏng trên la bàn ứng phó với các mối đe dọa trên không gian vào năm 2025.
Những ‘cú twist’ đối ngoại sẽ tái định hình ‘phong cách Donald Trump’

Những ‘cú twist’ đối ngoại sẽ tái định hình ‘phong cách Donald Trump’

‘Nước Mỹ trên hết’, ‘chia sẻ trách nhiệm’, ‘áp lực tối đa’, ‘cây gậy và củ cà rốt’… sẽ là những cách tiếp cận mới mang ‘thương hiệu’ riêng của ...
Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Thanh Bình: Chuyến công tác của Thủ tướng đã thành công hết sức tốt đẹp, cả đa phương và song phương

Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Thanh Bình: Chuyến công tác của Thủ tướng đã thành công hết sức tốt đẹp, cả đa phương và song phương

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Thanh Bình trả lời về kết quả chuyến công tác tại Trung Quốc từ ngày 5-8/11 của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Chuyên gia hàng đầu: Mặc ông Trump hù dọa, Trung Quốc vẫn tự tin đặt mức tăng trưởng 5% cho năm 2025

Chuyên gia hàng đầu: Mặc ông Trump hù dọa, Trung Quốc vẫn tự tin đặt mức tăng trưởng 5% cho năm 2025

Theo chuyên gia kinh tế nổi tiếng, Bắc Kinh dự kiến ​​sẽ đặt lại mục tiêu tăng trưởng kinh tế ở mức khoảng 5% vào năm 2025 bất chấp lời ...
Trùng Khánh: Vùng biên viễn yên bình, thơ mộng giữa non nước Cao Bằng

Trùng Khánh: Vùng biên viễn yên bình, thơ mộng giữa non nước Cao Bằng

Nắng vàng như mật rải khắp triền núi, làng mạc, cánh đồng ở huyện Trùng Khánh (Cao Bằng) khiến khung cảnh nên thơ, đẹp như tranh vẽ.
Phó Chủ tịch nước thăm chính thức Thụy Điển: Củng cố và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ tốt đẹp giữa hai nước

Phó Chủ tịch nước thăm chính thức Thụy Điển: Củng cố và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ tốt đẹp giữa hai nước

Đại sứ Trần Văn Tuấn lời phỏng vấn báo chí về chuyến thăm chính thức Vương quốc Thụy Điển của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân.
Giá cà phê hôm nay 8/11/2024: Giá cà phê bứt phá, robusta tăng 3 con số, thị trường 'gọi tên' một mặt hàng xu hướng và giá tốt

Giá cà phê hôm nay 8/11/2024: Giá cà phê bứt phá, robusta tăng 3 con số, thị trường 'gọi tên' một mặt hàng xu hướng và giá tốt

Giá cà phê hôm nay 8/11/2024: Giá cà phê bứt phá, robusta tăng 3 con số, một mặt hàng xuất khẩu chủ lực và giá tốt của Việt Nam?
Việt Nam-Áo tăng cường hợp tác trong lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật, công nghệ xanh

Việt Nam-Áo tăng cường hợp tác trong lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật, công nghệ xanh

Thứ trưởng Phạm Minh Hà tiếp Đại sứ Áo tại Việt Nam Philipp Agathonos và đoàn doanh nghiệp Áo đến tìm hiểu thị trường Việt Nam và tìm kiếm cơ hội hợp tác.
Giá xăng dầu hôm nay 8/11: Thế giới lấy lại đà tăng; trong nước, giá dầu leo dốc mạnh

Giá xăng dầu hôm nay 8/11: Thế giới lấy lại đà tăng; trong nước, giá dầu leo dốc mạnh

Giá xăng dầu hôm nay 8/11, thị trường hiện đang xem xét các chính sách mà ông Donald Trump có thể đưa ra và thị trường đang phản ứng với triển vọng đó.
Giá heo hơi hôm nay 8/11: Giá ổn định; Dịch tả heo châu Phi lan rộng, người chăn nuôi tìm giải pháp tình thế

Giá heo hơi hôm nay 8/11: Giá ổn định; Dịch tả heo châu Phi lan rộng, người chăn nuôi tìm giải pháp tình thế

Theo ghi nhận, giá heo hơi hôm nay ổn định tại cả ba miền. Hiện tại, cả nước đang giao dịch trong khoảng 58.000-64.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay 8/11/2024: Thị trường gặp áp lực bán ra, giá đồng loạt giảm sốc, giao dịch ảm đạm

Giá tiêu hôm nay 8/11/2024: Thị trường gặp áp lực bán ra, giá đồng loạt giảm sốc, giao dịch ảm đạm

Giá tiêu hôm nay 8/11/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 135.000 – 135.500 đồng/kg.
Chuỗi cung ứng thiết bị bán dẫn toàn cầu: Việt Nam đủ khả năng để vươn lên mạnh mẽ

Chuỗi cung ứng thiết bị bán dẫn toàn cầu: Việt Nam đủ khả năng để vươn lên mạnh mẽ

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư hy vọng Việt Nam sẽ trở thành một đối tác tin cậy trong chuỗi cung ứng sản xuất bán dẫn toàn cầu.
Bất động sản mới nhất: Có hiện tượng đầu cơ ‘thổi giá’, đấu giá đất Hà Nội hạ nhiệt, danh sách 8 dự án tại TPHCM được gỡ vướng pháp lý

Bất động sản mới nhất: Có hiện tượng đầu cơ ‘thổi giá’, đấu giá đất Hà Nội hạ nhiệt, danh sách 8 dự án tại TPHCM được gỡ vướng pháp lý

Thị trường quý III/2024 vẫn xảy ra tình trạng biến động giá cục bộ, đấu giá đất tại Hà Nội hạ nhiệt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Chung cư từ cũ đến mới liên tục tăng giá, thiết lập mặt bằng mới, TPHCM quy định về diện tích tối thiểu được tách thửa

Bất động sản mới nhất: Chung cư từ cũ đến mới liên tục tăng giá, thiết lập mặt bằng mới, TPHCM quy định về diện tích tối thiểu được tách thửa

Giá chung cư tăng mạnh, cục bộ lên tới 40% theo quý, thủ tục chuyển đất trồng hoa màu sang đất thổ cư… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền Vành đai 4 ‘nổi sóng’, Hà Nội đề xuất giá thuê nhà ở xã hội, nguyên tắc đóng góp khi xây lại chung cư

Bất động sản mới nhất: Đất nền Vành đai 4 ‘nổi sóng’, Hà Nội đề xuất giá thuê nhà ở xã hội, nguyên tắc đóng góp khi xây lại chung cư

Đất nền Vành đai 4 hút nhà đầu tư, nguyên tắc đóng góp khi xây lại nhà chung cư… là những tin bất động sản mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Giá chung cư Hà Nội liên tục leo đỉnh, không còn căn hộ vừa túi tiền, ngăn ‘cò đất’ thổi giá ở TPHCM

Bất động sản mới nhất: Giá chung cư Hà Nội liên tục leo đỉnh, không còn căn hộ vừa túi tiền, ngăn ‘cò đất’ thổi giá ở TPHCM

Dư thừa căn hộ cao cấp, thiếu nhà ở vừa túi tiền đa số người dân, thủ tục mua bán căn hộ chung cư năm 2024… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Giá chung cư Hà Nội ‘nhảy múa’, khảo sát những dự án điển hình; hoàn tất thương vụ sang tay ‘siêu’ dự án ở TPHCM

Bất động sản mới nhất: Giá chung cư Hà Nội ‘nhảy múa’, khảo sát những dự án điển hình; hoàn tất thương vụ sang tay ‘siêu’ dự án ở TPHCM

Giá chung cư Hà Nội chỉ tăng không giảm, hoàn tất thoái vốn khỏi pháp nhân chủ đầu tư 'siêu' dự án… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Giá nhà cao phi thực tế, đề xuất biện pháp chặn đầu cơ, chung cư dẫn dắt thị trường, thời điểm ấn nút tăng tốc

Bất động sản mới nhất: Giá nhà cao phi thực tế, đề xuất biện pháp chặn đầu cơ, chung cư dẫn dắt thị trường, thời điểm ấn nút tăng tốc

Đề xuất biện pháp hạn chế đầu cơ, mua đi bán lại để kiếm lời, kịch bản thị trường quý IV/2024… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 8/11: USD 'quay xe' sau quyết định của Fed, EUR bật tăng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 8/11: USD 'quay xe' sau quyết định của Fed, EUR bật tăng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 8/11 ghi nhận USD quay đầu giảm khi Fed thực hiện cắt giảm 25 điểm lãi suất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/11: USD tăng phi mã sau kết quả bầu cử Mỹ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/11: USD tăng phi mã sau kết quả bầu cử Mỹ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/11 ghi nhận đồng USD tăng vọt lên mức cao nhất trong 4 tháng.
Kết quả bầu cử Mỹ 2024 tác động mạnh đến thị trường chứng khoán, 11 mã ngành chính của S&P 500 phủ sắc xanh

Kết quả bầu cử Mỹ 2024 tác động mạnh đến thị trường chứng khoán, 11 mã ngành chính của S&P 500 phủ sắc xanh

Ngày 5/11, cổ phiếu Mỹ đã tăng vọt trong ngày cử tri nước này đi bỏ phiếu chính thức cuộc bầu cử Mỹ 2024.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/11: Thị trường tự do tăng 'nóng', USD chờ kết quả bầu cử Mỹ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/11: Thị trường tự do tăng 'nóng', USD chờ kết quả bầu cử Mỹ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/11b ghi nhận đồng USD giảm khi cử tri Mỹ đi bỏ phiếu.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 5/11: USD rớt giá trước 'giờ G' bầu cử Mỹ, trong nước tăng nhẹ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 5/11: USD rớt giá trước 'giờ G' bầu cử Mỹ, trong nước tăng nhẹ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 5/11 ghi nhận đồng USD giảm, khi các nhà đầu tư chờ đợi kết quả cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 4/11: Đồng USD có thể chứng kiến đợt giảm mới sau bầu cử Mỹ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 4/11: Đồng USD có thể chứng kiến đợt giảm mới sau bầu cử Mỹ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 4/11 ghi nhận lợi suất trái phiếu đang tiếp tục hỗ trợ đồng USD duy trì sức mạnh.
Phiên bản di động