Xung đột Nga-Ukraine về đâu sau điện đàm giữa Tổng thống Trump và người đồng cấp Vladimir Putin?

Nhất Phong
Liệu cuộc điện đàm thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Nga Vladimir Putin - sự kiện đang hút sự chú ý đặc biệt của dư luận vào ngày 19/5 có mang lại những kết quả cụ thể, gỡ được nút thắt cho cuộc xung đột Nga-Ukraine?
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Xung đột Nga-Ukraine về đâu sau điện đàm giữa Tổng thống Trump và người đồng cấp Vladimir Putin?
Cuộc điện đàm giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Nga Vladimir Putin được kỳ vọng sẽ diễn ra hôm nay, ngày 19/5. (Nguồn: AFP)

Đây là lần thứ ba trong năm nay hai nhà lãnh đạo đối thoại trực tiếp, nhưng là lần đầu tiên với kỳ vọng rõ ràng hơn: khởi đầu cho việc chấm dứt cuộc xung đột tại Ukraine bằng một thỏa thuận ngừng bắn tạm thời.

Bối cảnh đặc biệt

Thông tin về cuộc điện đàm do chính Tổng thống Trump chia sẻ trên mạng xã hội Truth Social cho biết, ông sẽ "nói chuyện" với ông Putin lúc 10 giờ sáng ngày 19/5 (giờ Mỹ), sau đó sẽ tiếp tục gọi điện cho Tổng thống Ukraine Zelensky và lãnh đạo các nước NATO. Theo ông Trump, nội dung các cuộc điện đàm này là nhằm "chấm dứt cuộc chiến đáng lẽ không bao giờ nên xảy ra" đang khiến hơn 5.000 binh sĩ Nga và Ukraine thiệt mạng mỗi tuần.

Tin liên quan
'Làn sóng' điện đàm ngoại giao sau đề xuất tham gia đàm phán Nga-Ukraine của Tổng thống Trump

Tuyên bố này của ông chủ Nhà Trắng phản ánh rõ chủ trương mà ông đã theo đuổi kể từ khi chưa nhậm chức: giải quyết dứt điểm xung đột Ukraine - Nga bằng một giải pháp chính trị.

Trước đó, Washington đã đề xuất một lệnh ngừng bắn kéo dài 30 ngày, điều mà Kiev đã chấp thuận nhưng chưa có được cái gật đầu từ phía Điện Kremlin. Bởi thế, thách thức giờ đây là trước tiên, Tổng thống Trump phải thuyết phục được Moscow đồng ý với đề xuất này.

Cuộc điện đàm nếu diễn ra giữa Tổng thống Trump và Tổng thống Putin chỉ vài ngày sau vòng đàm phán trực tiếp đầu tiên giữa phái đoàn Nga và Ukraine kể từ năm 2022, tổ chức tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ). Dù hai bên đạt được một thỏa thuận trao đổi tù binh quy mô lớn (1.000 người mỗi bên), nhưng vẫn chưa thống nhất được bất kỳ cam kết nào về việc ngừng giao tranh - điều mà ông Trump đang nỗ lực hướng tới.

Tổng thống Trump từng bày tỏ sẵn sàng tới Istanbul để thúc đẩy đàm phán nếu Tổng thống Putin tham dự. Nhưng nhà lãnh đạo Nga đã không đích thân tới Thổ Nhĩ Kỳ mà chỉ cử một phái đoàn với cơ cấu giống như lần đàm phán năm 2002 do Trợ lý tổng thống, ông Vladimir Medinsky, dẫn đầu. Ngoài ra, phái đoàn còn có Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Alexander Fomin, Thứ trưởng Ngoại giao Mikhail Galuzin và người đứng đầu Tổng cục Tình báo Bộ Tổng tham mưu Lực lượng vũ trang Liên bang Nga Igor Kostyukov. Một phái đoàn mà phía Ukraine cho là "thấp" và "không đủ thẩm quyền".

Theo giới quan sát, các chủ đề được đưa ra trong cuộc điện đàm thượng đỉnh này có thể không chỉ dừng ở vấn đề Ukraine. Ngoài việc yêu cầu ngừng bắn, đặc biệt là chấm dứt các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine, hai nhà lãnh đạo có thể đề cập đến các vấn đề then chốt như lãnh thổ, hỗ trợ quân sự từ phương Tây và cả thương mại song phương - một "con bài chủ chốt" của Tổng thống Donald Trump.

Về lãnh thổ, đây có thể là nút thắt khó tháo nhất bởi Moscow muốn giữ vững vị trí đã kiểm soát tại Donetsk, Luhansk, Zaporizhzhia và Kherson trong khi Ukraine không sẵn sàng nhân nhượng.

Về hỗ trợ quân sự từ phương Tây, một yêu cầu nhạy cảm từ phía Nga là Mỹ và NATO phải dừng viện trợ vũ khí cho Ukraine, điều mà Washington khó có thể chấp nhận ngay.

Còn về thương mại song phương, cho dù chiến sự chiếm ưu thế, nhưng ông Trump cũng sẽ nhắc đến thương mại trong các tuyên bố gần đây với Moscow, một dấu hiệu cho thấy ông muốn gắn tiến trình hòa bình với lợi ích kinh tế lâu dài.

Phái đoàn Nga, Ukraine gặp trực tiếp tại cung điện Dolmabache, thành phố Istanbul, với các đại diện từ Thổ Nhĩ Kỳ tham gia, ngày 16/5. Ảnh: AP
Phái đoàn Nga, Ukraine gặp trực tiếp tại cung điện Dolmabache, thành phố Istanbul, với các đại diện từ Thổ Nhĩ Kỳ tham gia, ngày 16/5. (Nguồn: AFP)

Những kết quả có thể đạt được

Trong bối cảnh các bên còn nhiều khác biệt lớn, nhiều nhà quan sát cho rằng khó có thể hy vọng mọi thứ có thể giải quyết bằng một cuộc điện đàm. Một số nhà phân tích quốc tế đã phác thảo một số kịch bản có thể mường tượng. Mà một trong kịch bản khả dĩ nhất đó là ngừng bắn một phần.

Trong kịch bản lạc quan này, Nga có thể đồng ý một lệnh ngừng bắn giới hạn về không kích và tấn công bằng UAV, đặc biệt tại các khu vực đông dân cư hoặc hạ tầng năng lượng, như một tín hiệu thiện chí trước các vòng đàm phán tiếp theo.

Thế nhưng, không loại trừ kịch bản bế tắc. Trong trường hợp nếu Tổng thống Putin không đồng thuận với đề xuất của Washington, hoặc yêu cầu với điều kiện quá cao, chiến sự có thể tiếp tục ác liệt, thậm chí mở rộng.

Nhưng với một loạt những động thái gần đây của các bên như chính Tổng thống Putin chủ động đề xuất đàm phán trực tiếp với Ukraine và được cả Mỹ và Ukraine hưởng ứng, thì ít nhiều, cuộc đàm phán do Tổng thống Trump chủ động thông báo, có thể đây sẽ là bước mở đầu cho một tiến trình đàm phán toàn diện, có sự bảo trợ của Mỹ, NATO và các cường quốc trung gian như Thổ Nhĩ Kỳ hoặc Trung Quốc.

Với việc chủ động thúc đẩy điện đàm, Tổng thống Trump đang đặt uy tín cá nhân và vị thế của Mỹ vào bàn cân của tiến trình hòa bình Ukraine. Sau hơn ba năm chiến sự, niềm tin giữa các bên đã bị mài mòn. Mọi nỗ lực trung gian trước đây đều vấp phải rào cản từ lợi ích địa chính trị, sức ép nội bộ và hoài nghi chiến lược. Dẫu vậy, chính việc ông Putin gần đây đề xuất đàm phán trực tiếp với Ukraine - điều được cả Washington và Kiev hưởng ứng - cho thấy một “khe cửa hẹp” đang mở ra.

Liệu Mỹ còn đủ sức gây ảnh hưởng để đưa các bên trở lại bàn đàm phán? Liệu một cuộc điện đàm có thể khởi động lại tiến trình hòa bình? Những câu hỏi đó vẫn đang để ngỏ, nhưng nếu có hy vọng, nó sẽ bắt đầu từ chính những cuộc điện đàm thượng đỉnh như thế này - nơi ngoại giao cao cấp được đặt giữa hòa bình và chiến tranh. Bởi thế, cuộc điện đàm giữa Tổng thống Donald Trump và Tổng thống Vladimir Putin đang được cả thế giới chú ý và hy vọng.

Việt Nam hoan nghênh đề xuất của Tổng thống Nga về nối lại đàm phán trực tiếp với Ukraine

Việt Nam hoan nghênh đề xuất của Tổng thống Nga về nối lại đàm phán trực tiếp với Ukraine

Ngày 12/5, trả lời câu hỏi phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước đề xuất của Tổng thống Nga V. ...

Đàm phán Nga-Ukraine: Cánh cửa mới

Đàm phán Nga-Ukraine: Cánh cửa mới

Những động thái ngoại giao mới nhất đang hé mở cơ hội cho tiến trình đàm phán trực tiếp Nga-Ukraine hướng tới một nền hòa ...

Đàm phán Nga-Ukraine, được và chưa được, kịch bản nào phía trước

Đàm phán Nga-Ukraine, được và chưa được, kịch bản nào phía trước

Sau những cuộc gặp tay đôi, tay ba mang tính trù bị tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, đàm phán Nga và Ukraine kết thúc với ...

Nga nói Washington đang 'dần hiểu' Moscow, Mỹ cùng Ukraine kêu gọi ngừng bắn 30 ngày

Nga nói Washington đang 'dần hiểu' Moscow, Mỹ cùng Ukraine kêu gọi ngừng bắn 30 ngày

Trợ lý cấp cao Điện Kremlin Yuri Ushakov vừa đưa ra nhận định về sự thay đổi trong cách tiếp cận của Mỹ đối với ...

Mỹ bất ngờ 'mở van' cho dòng chảy dầu của Nga

Mỹ bất ngờ 'mở van' cho dòng chảy dầu của Nga

Ngày 15/5, Bộ Tài chính Mỹ cấp giấy phép mới số 124, cho phép nối lại mọi giao dịch từng bị chặn dưới lệnh trừng ...

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Đọc thêm

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 20/6/2025, Lịch vạn niên ngày 20 tháng 6 năm 2025

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 20/6/2025, Lịch vạn niên ngày 20 tháng 6 năm 2025

Lịch âm 20/6. Lịch âm hôm nay 20/6/2025? Âm lịch hôm nay 20/6. Lịch vạn niên 20/6/2025. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 20/6/2025: Tuổi Tỵ tài chính cần minh bạch

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 20/6/2025: Tuổi Tỵ tài chính cần minh bạch

Xem tử vi 20/6 - tử vi 12 con giáp hôm nay 20/6/2025 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Tăng cường tiếng nói của nữ giới trong điều hành báo chí

Tăng cường tiếng nói của nữ giới trong điều hành báo chí

Qua 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam, bóng dáng những người phụ nữ làm báo luôn hiện diện âm thầm, bền bỉ, nhưng chưa thực sự được chú ...
Công tác đối ngoại đảng tiếp tục được triển khai đồng bộ, hiệu quả trên các mặt, đạt nhiều kết quả nổi bật

Công tác đối ngoại đảng tiếp tục được triển khai đồng bộ, hiệu quả trên các mặt, đạt nhiều kết quả nổi bật

Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cường chủ trì cuộc giao ban công tác đối ngoại đảng.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long tham dự phiên khai mạc Diễn đàn kinh tế quốc tế Saint Petersburg lần thứ 28

Phó Thủ tướng Lê Thành Long tham dự phiên khai mạc Diễn đàn kinh tế quốc tế Saint Petersburg lần thứ 28

Phó Thủ tướng Lê Thành Long khẳng định, để vượt qua các thách thức toàn cầu nhằm phát triển bền vững các nước cần phát huy các giá trị chung.
Đại tướng Phan Văn Giang: Sẽ mời một số nước bạn tham gia diễu binh 2/9

Đại tướng Phan Văn Giang: Sẽ mời một số nước bạn tham gia diễu binh 2/9

Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Quốc phòng thông tin trong buổi gặp mặt báo chí nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.
Xung đột Israel-Iran tối 19/6: Chỉ Mỹ mới đủ mạnh để làm một điều, Tehran phát cảnh báo Washington, cáo buộc IAEA 'thông đồng' với đối thủ

Xung đột Israel-Iran tối 19/6: Chỉ Mỹ mới đủ mạnh để làm một điều, Tehran phát cảnh báo Washington, cáo buộc IAEA 'thông đồng' với đối thủ

Giữa lúc xung đột Israel-Iran căng thẳng, Iran cảnh báo Mỹ nếu không ngăn chặn được đồng minh Trung Đông thì hãy đứng ngoài.
Tin thế giới 19/6: Nga lên tiếng về căng thẳng Trung Đông, Phần Lan rút khỏi Công ước Ottawa, New Zealand ngừng viện trợ Quần đảo Cook

Tin thế giới 19/6: Nga lên tiếng về căng thẳng Trung Đông, Phần Lan rút khỏi Công ước Ottawa, New Zealand ngừng viện trợ Quần đảo Cook

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h qua.
Xung đột Israel-Iran chiều 19/6: Tehran nói 'đã chuẩn bị mọi lựa chọn cần thiết', Mỹ lên kế hoạch tấn công, các nước sơ tán công dân gấp

Xung đột Israel-Iran chiều 19/6: Tehran nói 'đã chuẩn bị mọi lựa chọn cần thiết', Mỹ lên kế hoạch tấn công, các nước sơ tán công dân gấp

Iran khẳng định 'đã chuẩn bị mọi lựa chọn cần thiết'. Trong khi đó, Mỹ cũng đang lên kế hoạch tấn công vào các cơ sở hạt nhân của Tehran.
Mỹ điều tàu sân bay USS Ford yểm trợ Trung Đông

Mỹ điều tàu sân bay USS Ford yểm trợ Trung Đông

Mỹ sẽ triển khai nhóm tác chiến tàu sân bay USS Ford tới châu Âu vào tuần tới, có thể ở khu vực phía Đông Địa Trung Hải.
Châu Phi: Tham nhũng khiến toàn lục địa đánh mất 120 tỷ USD mỗi năm, Nam Phi ban bố tình trạng thảm họa toàn quốc

Châu Phi: Tham nhũng khiến toàn lục địa đánh mất 120 tỷ USD mỗi năm, Nam Phi ban bố tình trạng thảm họa toàn quốc

Châu Phi đang đối mặt một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng làm suy yếu nền độc lập kinh tế và tham vọng phát triển của lục địa này.
Mỹ có hàng loạt động thái đáng chú ý giữa đồn đoán chuẩn bị tham chiến xung đột Israel-Iran, quân đội 'lên cót', Tổng thống Trump phân vân

Mỹ có hàng loạt động thái đáng chú ý giữa đồn đoán chuẩn bị tham chiến xung đột Israel-Iran, quân đội 'lên cót', Tổng thống Trump phân vân

Hàng loạt quyết định quan trọng đã được Mỹ liên tục tiến hành trong những giờ qua nhằm ứng phó xung đột Israel-Iran.
Hội nghị thượng đỉnh ASEAN-GCC-Trung Quốc: Chương mới trong hợp tác Nam-Nam toàn cầu

Hội nghị thượng đỉnh ASEAN-GCC-Trung Quốc: Chương mới trong hợp tác Nam-Nam toàn cầu

Hội nghị cấp cao ASEAN-GCC-Trung Quốc chứng minh rằng những khu vực đa dạng có thể tìm được tiếng nói chung để thúc đẩy thương mại công bằng.
Hội nghị thượng đỉnh G7: Vươn mình vượt thách thức

Hội nghị thượng đỉnh G7: Vươn mình vượt thách thức

Hội nghị thượng đỉnh G7 tại Canada là cơ hội để nhóm tái khẳng định vai trò trong bối cảnh thế giới đứng trước hàng loạt thách thức.
Lắng nghe tiếng nói của đại dương

Lắng nghe tiếng nói của đại dương

Liệu Hội nghị Đại dương Liên hợp quốc lần này có thể tạo nên đột phá cần thiết trong nỗ lực bảo vệ 70% diện tích của thế giới?
Bước ngoặt ở Mông Cổ

Bước ngoặt ở Mông Cổ

Lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại Mông Cổ, một Thủ tướng đương chức bị bãi nhiệm theo hình thức bỏ phiếu tín nhiệm.
Mỹ dỡ bỏ trừng phạt Syria: Quyết định tranh cãi nhưng thực dụng

Mỹ dỡ bỏ trừng phạt Syria: Quyết định tranh cãi nhưng thực dụng

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent gần đây đã chính thức công bố quyết định dỡ bỏ các lệnh trừng phạt nhằm vào Syria.
Thủ tướng Campuchia thăm Nhật Bản: Tìm động lực phát triển mới

Thủ tướng Campuchia thăm Nhật Bản: Tìm động lực phát triển mới

Chuyến công du của Thủ tướng Hun Manet tới Nhật Bản mang nhiều hàm ý quan trọng trong chính sách đối ngoại của Campuchia.
So sánh sức mạnh quân sự của hai đối thủ Israel và Iran

So sánh sức mạnh quân sự của hai đối thủ Israel và Iran

Tương quan lực lượng và sức mạnh quân sự của hai bên đang được đặt lên bàn cân để dự đoán đường hướng tiếp theo của cuộc xung đột Israel-Iran.
Cách Israel vô hiệu hóa mưa tên lửa đạn đạo Iran: Không chỉ có Vòm Sắt

Cách Israel vô hiệu hóa mưa tên lửa đạn đạo Iran: Không chỉ có Vòm Sắt

Xung đột Israe-Iran tiếp tục leo thang, các hệ thống phòng thủ tên lửa của Israel vẫn chứng tỏ được năng lực vượt trội của mình.
Nơi tránh ‘bão’ của người nhập cư Mỹ

Nơi tránh ‘bão’ của người nhập cư Mỹ

Trong bối cảnh chính sách nhập cư ngày càng siết chặt, có những đô thị đã trở thành điểm tựa cho người nhập cư không có giấy tờ hợp pháp tại Mỹ...
Xung đột Nga-Ukraine làm lộ 'gót chân Achilles' của ngành công nghiệp vũ khí phương Tây

Xung đột Nga-Ukraine làm lộ 'gót chân Achilles' của ngành công nghiệp vũ khí phương Tây

Ukraine đang thúc giục phương Tây từ bỏ vũ khí đắt tiền, cao cấp chuyển sang vũ khí sản xuất hàng loạt giá rẻ để đối phó trong xung đột với Nga.
'Quái vật màu bạc' Tu-95 của Nga - Mục tiêu hàng đầu của Ukraine và nỗi ám ảnh của NATO

'Quái vật màu bạc' Tu-95 của Nga - Mục tiêu hàng đầu của Ukraine và nỗi ám ảnh của NATO

Việc Ukraine tấn công phá hủy nhiều máy bay ném bom chiến lược của Nga, gồm cả Tu-95, cho thấy nỗ lực tìm cách tiêu diệt thứ vũ khí NATO dè chừng.
Hệ thống tên lửa không gian: Vòm chắn phòng thủ hay chạy đua vũ trang?

Hệ thống tên lửa không gian: Vòm chắn phòng thủ hay chạy đua vũ trang?

Các kế hoạch lá chắn quốc gia luôn gợi lại câu hỏi cũ: Ranh giới nào giữa phòng thủ chính đáng và chạy đua vũ trang?
Xung đột Israel-Iran: Mỹ đã có thể ngăn chặn từ năm 2003 nếu không bỏ lỡ cơ hội lớn

Xung đột Israel-Iran: Mỹ đã có thể ngăn chặn từ năm 2003 nếu không bỏ lỡ cơ hội lớn

Mỹ đã có cơ hội đạt được một 'thỏa thuận lớn' với Iran như Tổng thống Donald Trump mong muốn từ năm 2003.
Học giả Ấn Độ: Việt Nam điều chỉnh chính sách sinh con trước sức ép nhân khẩu học

Học giả Ấn Độ: Việt Nam điều chỉnh chính sách sinh con trước sức ép nhân khẩu học

Tỷ lệ sinh giảm và dân số già hóa nhanh, Quốc hội Việt Nam bỏ quy định giới hạn số con trong mỗi gia đình - bước chuyển quan trọng trong chính sách dân số.
Xung đột Iran-Israel: Những lựa chọn đau đầu của ông Trump

Xung đột Iran-Israel: Những lựa chọn đau đầu của ông Trump

Khi xung đột Israel-Iran leo thang, ông Trump không thể đứng ngoài nếu không muốn tình hình đi quá xa và ngày càng khó giải quyết.
Ấn Độ và Canada trước cơ hội ‘phá băng’ tại Hội nghị thượng đỉnh G7

Ấn Độ và Canada trước cơ hội ‘phá băng’ tại Hội nghị thượng đỉnh G7

Chuyến thăm Canada của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nhân dịp Hội nghị thượng đỉnh G7 là cơ hội hiếm hoi nối lại tiếp xúc cấp cao sau giai đoạn căng thẳng.
Iran tìm ra đòn bẩy mới 'né' phương Tây: Chậm mà chắc

Iran tìm ra đòn bẩy mới 'né' phương Tây: Chậm mà chắc

Trước sự đình trệ của các cuộc đàm phán hạt nhân với Mỹ, Iran dường như ngày càng cam kết gắn bó hơn với chính sách 'hướng Đông'.
Nhân tố mới trong chính sách của Mỹ ở Trung Đông: 'Thuyền lên, nước lên'

Nhân tố mới trong chính sách của Mỹ ở Trung Đông: 'Thuyền lên, nước lên'

Khi Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ có chính sách 'đảo chiều' với Syria làm dấy lên hy vọng cho Sudan.
Phiên bản di động